9 bảo vật quốc gia của thanh hóa năm 2024

Kiếm ngắn núi Nưa được tìm thấy ở chân núi Nưa, thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi Triệu Thị Trinh dựng cờ khởi nghĩa, nay còn di tích đền thờ bà, đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Các nhà khảo cổ khẳng định, dưới lòng đất này có một di tích văn hóa Đông Sơn, tương đương với thời vị nữ anh hùng dấy binh chống quân xâm lược Đông Ngô.

Trống đồng Cẩm Giang

9 bảo vật quốc gia của thanh hóa năm 2024

Trống đồng Cẩm Giang

Còn có tên gọi khác là "Trống Vịt". Đây là một tên gọi dân dã, nhưng ít nhiều phản ánh tính độc đáo và khác biệt của trống này trong phức hợp trống đồng Việt Nam nói chung và trống đồng Đông Sơn nói riêng. Trống có đường kính mặt 73 cm, đường kính chân 73 cm, cao 41 cm, nặng 60 kg. Giữa mặt trống có ngôi sao 16 cánh, tiếp đến là 9 vòng hoa văn. Vòng 1, 2, 3 và 9 trang trí hoa văn ô trám lồng. Vòng 4 là hình chim lạc đang bay ngược chiều kim đồng hồ. Vòng 5 là hoa văn hình người cách điệu (đây là vòng hoa văn lớn nhất, mang tính chất chủ đạo trên mặt trống). Vòng 6, hình ảnh chim lạc được tái hiện, nhưng với một biến thể hiện thực hơn so với vòng 4. Các vòng 7, 8 là hoa văn hình học vòng tròn đồng tâm, tam giác lồng, răng lược.

Đặc biệt, rìa mặt trống có 4 khối tượng vịt (uyên ương), được diễn tả khá thực và sinh động, có hướng vận hành ngược chiều kim đồng hồ. Tính độc đáo mang giá trị bảo vật quốc gia chủ yếu nằm ở các khối tượng này.

9 bảo vật quốc gia của thanh hóa năm 2024

9 bảo vật quốc gia của thanh hóa năm 2024

Hoa văn độc đáo trên mặt trống đồng

Tang trống và lưng trống dường như đều lặp lại những vòng hoa văn trên mặt, với các băng hình người hóa trang lông chim, vòng tròn đồng tâm chấm giữa, hình ô trám lồng. Đó là những hoa văn đặc trưng trên đồ đồng Đông Sơn, là một trong những căn cứ, cùng với kiểu dáng của nó, để có thể xếp trống Cẩm Giang thuộc loại I Heger nhóm Cl, có niên đại cách ngày khoảng 2.000 năm, nằm trong giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn.

Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng Thanh Hóa, cho biết đây là một trong những bảo tàng có số lượng trống đồng nhiều nhất nước, Thanh Hóa cũng là một địa phương, cùng với Hà Nội có đền thờ thần Trống đồng (Đồng cổ) nổi tiếng, với rất nhiều huyền tích và lịch sử quyện lại với nhau. Thanh Hóa cũng là địa phương có cả làng nghề đúc đồng, còn lưu truyền lại cho hậu thế bảo tồn và phát huy cho đến tận bây giờ.

Vạc đồng Cẩm Thủy

Đây là bảo vật cuối cùng được trưng bày tại Bảo tàng Thanh Hóa. Vạc được đúc bằng đồng, có đường kính mặt 134,4 cm; đường kính đáy 115 cm; chiều cao 79,8 cm. Vạc hình trụ, miệng hơi loe, thành miệng vát cao, đáy cong lòng chảo. Vạc gắn 6 quai to hình chữ U, trang trí vặn thừng. Bên trong thành miệng tạo gờ, trang trí hoa 5 cánh. Trên thành miệng vạc là hoa văn dây lá và hai dòng minh văn chữ Hán đối xứng: "Cẩm Thủy huyện Khâm sai Chính Thống lĩnh Quận công tạo/Nhâm Thân niên, thập nhất nguyệt, nhị thập bát nhật chú". Nội dung minh văn khẳng định, Chính thống lĩnh Khâm sai, tước Quận công huyện Cẩm Thủy cho đúc chiếc vạc này ngày 28 tháng 11 năm Nhâm Thân và cũng là người sở hữu chiếc vạc này.

9 bảo vật quốc gia của thanh hóa năm 2024

Vạc đồng Cẩm Thủy

Qua hoa văn trang trí, chữ Hán về năm tính theo can chi, có thể suy luận rằng, vạc đồng Cẩm Thủy được đúc vào năm 1752, khoảng giữa thế kỷ XVIII, thời Lê mạt.

Ông Trịnh Đình Dương cho biết, vạc là biểu tượng quyền lực của nhà vua, chỉ có vua, chúa mới được phép cho đúc, nhưng chiếc vạc lớn này lại của Quận công, quan Khâm sai ở huyện Cẩm Thủy. Đó là một hiện tượng khá đặc biệt trong lai lịch của chiếc vạc này. "Vào thời Lê Trung Hưng, các quan lang ở vùng Mường, các quan lại của triều đình cử lên vùng biên viễn trấn giữ, được chính quyền Trung ương rất cưng chiều và ưu đãi. Vị quan Khâm sai quê Cẩm Thủy, sở hữu chiếc vạc lớn nêu trên, hẳn nằm trong sự cho phép của triều đình đối với vùng biên viễn"- ông Dương chia sẻ.

Để phát huy hiệu quả việc tuyên truyền, quảng bá, tạo hiệu ứng thu hút được nhiều hơn nữa sự quan tâm của công chúng đến với Bảo tàng Thanh Hóa, hiện đơn vị này đang từng bước cải tạo, chỉnh trang diện mạo khu vực khuôn viên trưng bày ngoài trời, đảm bảo cảnh quan, công năng phù hợp hoạt động tuyên truyền; thường xuyên phối hợp với các đơn vị, cơ sở sản xuất thủ công truyền thống để có thể đưa hình ảnh, phiên bản của bảo vật quốc gia làm sản phẩm quà lưu niệm...

9 bảo vật quốc gia của thanh hóa năm 2024

Khuôn viên Bảo tàng Thanh Hóa

"Để đáp ứng yêu cầu thực tại, bên cạnh hoạt động bảo quản, trưng bày phục vụ công chúng, Bảo tàng Thanh Hóa sẽ tiếp tục tranh thủ các chuyên gia ở trong và ngoài tỉnh, xây dựng thêm hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận bảo một số hiện vật có giá trị tại bảo tàng là bảo vật quốc gia vào những năm tiếp theo"- ông Dương nói.