Ăn lá sâm có tác dụng gì

Cây sương sâm thường được dùng bồi bổ, tăng cường sức đề kháng và làm mát. Không những vậy, lá sương sâm còn là loại thảo dược chữa bệnh được nhiều người sử dụng với mục đích bảo vệ gan, dạ dày và ngăn ngừa táo bón. Vậy lá sương sâm là gì? Lá sương sâm có tác dụng gì? Công dụng của lá sương sâm đối với sức khỏe? Để có thể tìm hiểu chi tiết hơn về lá sương sâm, ta hãy cũng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu về loại dược liệu này nhé!

Trước khi tìm hiểu lá sương sâm có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm cây sương sâm nhé.

Hình ảnh lá sương sâm:

Ăn lá sâm có tác dụng gì
Lá sương sâm có tác dụng gì?

Sương sâm thuộc họ enispermaceae, có tên khoa học là Tiliacora triandra và có nhiều tên gọi khác như lá mối, sâm sâm, dây xanh leo, xanh sam,…

Sương sâm là loại cây bụi thấp, thuộc dạng dây leo, chúng thường bò hoặc bám vào bờ tường, bờ rào hoặc chúng sống bám vào các cây khác để phát triển. Cây sông lâu năm, thân mảnh, nhẵn, thân cây có thể sinh trưởng thành nhiều cây mới.

Lá có hình tim, có màu xanh lục, bề mặt lá dai, nhẵn và không xẻ thùy. Trên lá có 3 gân chính, gân con thành mạng, có cuống lá ngắn.

Hoa mọc thành chùm thưa, hoa nhỏ và có màu trắng, quả mọc thành từng chùm hình trái xoan, nhỏ bằng hạt tiêu, khi chín quả có màu đỏ, vàng hoặc tím. Rễ sương sâm thuộc dạng rễ cọc cắm sâu vào đất, rễ có tính mát và có sức sống mạnh mẽ.

Cây sương sâm có mấy loại?

Lá sương sâm có 2 loại và hình dáng bên ngoài của 2 loại này cũng khác nhau.

Sương sâm lông:

  • Lá có lông tơ, không nhẵn
  • Thạch được làm từ sương sâm lông day và mịn
  • Được phát hiện chỉ yếu ở rừng, ít được trồng trong vườn nhà
  • Quả sương sâm lông thường có màu đỏ hoặc màu vàng

Sương sâm trơn:

  • Lá không có lông tơ và nhẵn bóng
  • Thạch sương sâm trơn thường ít day bằng sương sâm lông
  • Cây được trồng nhiều ở các tỉnh khu vực miền tây
  • Quả thường có màu tím

Khu vực phân bố

Sương sâm là loài thực vật có hoa, dược liệu mọc hoang trong tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Campuchia.

Ở nước ta, chúng rất dễ tìm, cây chủ yếu trồng nhiều ở vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Vì Việt Nam được xem là vùng đất giàu dinh dưỡng phù hợp cho cây sương sâm sinh trưởng và phát triển.

Cây sương sâm sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có môi trường ánh sáng từ 70 – 80% và có độ ẩm 65 – 80%. Cây được trồng hoặc chúng mọc tự nhiên len lỏi ở các khu rừng mưa.

Thu hái và chế biến – Lá sương sâm có tác dụng gì

Người ta thường hái lá sương sâm để nấu thạch, lá sương sâm được thu hái quanh năm. Các bộ phận rễ, thân hoặc lá đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Cây sương sâm sinh trưởng rất nhanh, chỉ 3 – 4 tháng là có thể lấy lá. Tuy nhiên, khi thu hoạch nên chọn lá đã già có màu xanh lục đậm, vì lá già sẽ có giàu hoạt tính hơn lá non. Còn thân và rễ cây sương sâm chỉ nên thu hoạch đối với những cây đã được trồng lâu năm sẽ có tác dụng tốt hơn đối với cây vừa mới trồng.

Dược liệu sương sâm sau khi hái về được phơi khô bảo quản dùng dần.

Thành phần hóa học

Sương sâm hay sâm vò trong lá tươi có chứa hàm lượng pectin cao lên đến 15,87%, bên cạnh đó, còn có vitamin C, protein, cellulose, đường khử và nước. Trong y dược, pectin là chất xơ hòa tan có tác dụng chữa bệnh đường ruột và làm giảm cholesterol trong máu.

Trong rễ cây sương sâm có curin, alcaloid tetrandrin, magnoflorin, isochondrodendri, linacin,… Có hoạt tính chống sốt rét, hạ huyết áp nhẹ, ức chế hệ miễn dịch, giãn cơ và chống viêm.

Tác dụng dược lý

Trong đông y lá sương sâm có tác dụng gì?

Sương sâm là dược liệu có vị đắng, tính mát, hơi độc nên ở Việt Nam rễ sương sâm có tác dụng chữa đau họng, đau bụng, đau lưng, đau dạ dày, đau răng, tiêu chảy, kiết lỵ, các bệnh về gan, bệnh trĩ, tổn thương do té ngã.

Ở Campuchia, người ta lấy lá và thân vò lấy chất nhầy cho đường vào ăn. Lá và rễ sương sâm được chế biến thành thuốc hạ nhiệt.

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sương sâm chữa tiêu chảy, trướng bụng, đầy hơi, hạ sốt, bệnh đường tiết niệu

Ở Indonesia, dùng rễ sương sâm chữa ho, đau ngực, sót, đau dạ dày, mụn mủ, bệnh ngoài da, đau ruột, bệnh lao phổi.

Ở Trung Quốc, rễ dạng thân được dùng chữa loét dạ dày, viêm dạ dày, rắn độc cắn, hàng tá tràng, viêm khớp do phong thấp, sốt rét, mụn nhọt sưng lở.

Trong y học hiện đại lá sương sâm có tác dụng gì?

Giảm đau – Lá sương sâm có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu cho thấy, lá sương sâm có tác dụng giảm đau một cách tự nhiên, trong trường hợp bị bong gân hoặc các vấn đề khác.

Điều hòa huyết áp

Đối với những người trên 30 tuổi hoặc những người có tiền sử về bệnh huyết áp như huyết áp cao hoặc huyết áp thấp nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để được điều chỉnh kịp thời. Nhờ vào các hợp chất tự nhiên trong lá sương sâm có tác dụng giúp kiểm soát huyết áp tốt.

Ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển

Với hàm lượng flavonoid dồi dào trong lá sương sâm có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư. Hoạt chất flavonoidlà hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bên cạnh đó chúng còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn ngừa và đảo ngược sự mất cân bằng oxy hóa và giúp hấp thụ vitamin C.

Chống oxy hóa

Theo nghiên cứu dịch lá sương sâm có khả năng chống oxy hóa mạnh, đồng thời người ta phát hiện chất phenolic đóng vai trò chử đạo.

Ổn định lượng đường

Dược liệu này được xem là tin tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu cao sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thận, tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tim, đột quỵ.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Axit uric chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout và các bệnh lý khác. Theo một số nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ lá sương sâm có khả năng ổn định nồng độ axit uric trong máu, do đó lá sương sâm có tác dụng giúp phòng và điều trị bệnh gout.

 Lá sương sâm có tác dụng gì?

  • Tiểu khó
  • Đau bụng, khó tiêu
  • Cao huyết áp
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thủy đậu
  • Táo bón
  • Bệnh trĩ
  • Thanh nhiệt, giải độc
  • Đau dạ dày
  • Viêm dạ dày, loét dạ dày
  • Đau răng
  • Bệnh gout
  • Viêm khớp
  • Giảm cân
  • Đau cơ xương khớp

Những bài thuốc chữa bệnh từ lá sương sâm

Chữa bệnh thủy đậu

Chuẩn bị sương sâm, rễ tục đoạn, rễ cây phục sinh, lá bồ công anh mỗi loại dược liệu 12g, 8g hoài sơn và 6g hoa mộc miên. Lấy tất cả dược liệu đem tán nhỏ rồi đem phơi khô. Sau đó, lấy dược liệu đã được phơi đem sắc uống ngày 2 lần. Người mắc bệnh thủy đậu uống liên tục 3 – 4 lần, khi đó các nốt mọng nước sẽ giảm dần.

Chữa bệnh tiểu đường – Lá sương sâm có tác dụng gì?

Chuẩn bị 60g lá sương sâm, 45g lá rung rúc và 30g lá rau đắng. Lấy tất cả dược liệu ngâm với nước muối loãng, rồi cho vào nồi nấu. Đổ nước ngập dược liệu và đun sôi 10 – 15 phút ở lửa lớn. Uống thay nước lọc hàng ngày, do sương sâm có tác dụng hạ axit trong cơ thể. Bên cạnh đó, cơ thể được kích thích tăng cường tiết hormone insulin để không cản trở quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng.

Chữa đau bụng, khó tiêu

Lấy lá sương sâm khô đem tán thành bột, gừng và hạt tiêu xay thành bột. Đem 3 nguyên liệu chia thành tỷ lệ chuẩn 4:5:6, rồi cho thêm mật ong tạo độ kết dính rồi vo thành viên cỡ hạt đỗ đen rồi bảo quản trong hộp kín. Ngày uống 2 viên, chia làm 2 lần uống sáng và tối, kiên trì uống trong 2 – 3 tuần. Bên trong cây thành phần cây sương sâm có khả năng thúc đẩy của hệ tiêu hóa, nhờ đó người bệnh gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, khó tiêu đều thuyên giảm.

Chữa cao huyết áp, đau cơ xương khớp

Lấy 30 – 60g lá sương sâm rửa sạch rồi vò làm thạch sương sâm ăn hoặc cũng có thể sắc uống.

Chữa tiểu tiện khó – Lá sương sâm có tác dụng gì?

Lấy 50g sương sâm rửa sạch, giã hoặc vò nát, rồi đem đun sôi, để nguội, vắt lấy nước. Chờ nước đông lại rồi uống và mỗi ngày dùng 40 – 100g lá tươi.

Những lưu ý khi sử dụng cây sương sâm chữa bệnh

Do sương sâm có tính mát nên nếu ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy, do đó không nên ăn quá 2 ly sương sâm mỗi ngày.

Thạch sương sâm nên làm tại nhà sẽ đảm bảo an toàn hơn sương sâm bán ngoài chợ.

Lá sương sâm vào mùa  mưa thường không có nhiều chất như mùa khô, do đó phải vò nhiều lá để thạch có thể đông lại hoàn toàn.