Anh hoa công chúa là ai

Lộc Hoa Công Chúa hay còn gọi là Bà Chúa Lộc là một nhân vật lịch sử có thật, đã góp công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nếu có dịp qua khu ngã ba Đồng Lộc sẽ thấy một ngôi đền nằm nép mình dưới chân đồi vô cùng linh thiêng, đó là đền Truông Bát thờ Lộc Hoa Công Chúa. Sự anh linh đức độ khuông phù cho xã tắc giang sơn, Lộc Hoa Công Chúa đã được nhân dân tôn kính phối thờ trong hệ thống thần linh tứ phủ.

Anh hoa công chúa là ai

Lộc Hoa Công Chúa hay còn được gọi là Bà Chúa Lộc là nhân vât lịch sử có thật được biết tới là bà Phạm Thị Thoả – thân mẫu Quan Hoàng Mười, bà là người góp công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – Thanh Hóa. Bà quê ở huyện Đỗ Gia nay thuộc phần đất của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh có chồng tên là Nguyễn Duy Lạc quê ở thôn Xuân Am Mỏ Hạc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Bà sinh hạ được một người con trai đặt tên là Nguyễn Duy Khôi (người được Vua ban quốc tính là Lê Khôi tức Ông Hoàng Mười).

 >>> Xem thêm:Quan Hoàng Mười vị thánh hoàng linh thiêng nhất đất Nghệ An

Bà Phạm Thị Thoả (Bà Chúa Lộc) sống vào thế kỉ XV, một giai đoạn lịch sử biến động của dân tộc Việt Nam: năm 1400 – Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh liền muợn cớ “Phù Trần diệt Hồ” kéo quân sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ nhanh chóng sụp đổ, nhà Minh đặt nền đô hộ lên đất nước ta. Ở Lam Sơn – Thanh Hóa, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa.

Trước tình hình đó, bà Phạm Thị Thỏa đến vùng đất nay thuộc xã Ngọc Sơn chiêu mộ binh lính, khai khẩn đất hoang, tích lũy lương thực, rèn luyện binh khí chờ đợi thời cơ khởi nghĩa đánh quân Minh. Đến những năm 1425 – 1426 nghe theo kế của Nguyễn Chích, Lê Lợi tiến quân về hướng Nam lấy Nghệ Tĩnh nơi đất rộng người đông làm chỗ “lập cước chi địa” tạo đà tiến đánh thành Đông Quan giải phóng đất nước.

Ở Nghệ Tĩnh, nghĩa quân Lam Sơn cùng con trai của bà Phạm Thị Thỏa là Lê Khôi được nhân dân đùm bọc, che chở, đóng góp sức người sức của cho nghĩa quân trong đó có cả bà Phạm Thị Thỏa. Bà cầm quân tiến đánh giặc Minh ở miền Cửa Sót (nay thuộc xã Thạch Kim – Thạch Hà – Hà Tĩnh). Trong lúc mải mê đánh giặc, bà hay hung tin con trai (Nguyễn Duy Khôi tức ông Hoàng Mười) tử trận do bị tướng giặc Minh Thái Phúc chém đứt đầu. Bà Phạm Thị Thỏa bối rối và đau xót vì người con trai duy nhất của mình đã tử trận (tại Lạch Quèn, nay thuộc huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An), tuy vậy bà vẫn không rời quân ngũ.

Thế giặc mạnh, bà Phạm Thị Thỏa cùng viên tướng của nhà Lê tên là Sử Hy Nhan chống cự không nổi đã lui quân về chiến hào tại vùng đất thuộc xã Ngọc Sơn, nơi có một cây cổ thụ rất lớn. Bà cùng nghĩa quân ẩn náu nơi đó để chờ viên tướng trẻ trong lúc thua trận thất lạc. Nhưng chờ mãi bà cũng không thấy Sử Hy Nhan đến nơi đã hẹn. Bỗng một hôm mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm có một ông Hổ lớn ba chân xuất hiện cõng bà chạy thẳng lên hướng núi Đồng Bụt (nay thuộc Truông Bát, Khe Giao) có hai hòn đá lớn ông Hổ đặt bà xuống đấy mà không ăn thịt bà. Ngược lại ông Hổ còn bắt người và thú rừng mang về cho bà ăn thịt, nhưng bà Phạm Thị Thỏa chỉ hái hoa quả ăn qua ngày. Bà trút hơi thở cuối cùng ở Rú Đọi.

Đến khi Thái tử Nguyên Long con trai của Vương phi thứ ba của Lê Lợi (bà Phạm Thị Ngọc Trần) lên ngôi vua, niên hiệu Lê Thái Tông. Thương xót bà Phạm Thị Thỏa, vua đã cùng đoàn tùy tùng và quân lính tìm đến vùng đất nơi bà tập hợp nghĩa quân có cây cổ thụ lớn (gọi là Miếu Đọi ngày nay). Chờ đợi bà Phạm Thị Thỏa mãi không thấy, nhà Vua tiến vào rừng sâu dưới chân núi Đọi, nơi có hai phiến đá, thì tìm thấy thi thể của bà đã được mối làm mộ. Vua thấy vậy rất thương xót cho một người phụ nữ – một nữ tướng văn võ song toàn đã phò Lê giúp nước. Vua Lê Thái Tông đã lập miếu thờ bà và phong cho bà là Vương Nương Thánh Mẫu Lộc Hoa Công Chúa Thượng đẳng tối linh.

Lại có thơ kể rằng, sau này, khi vua Minh Mạng kinh lý qua đây bằng voi ngựa, quân thần khi đi đến Khe Giao đột nhiên trời tối sầm, mây đen vần vũ, voi ngựa không chịu đi thêm nữa. Vua nhìn lên phía trước mặt, cây cối um tùm rủ xuống ngôi miếu rêu phong, linh khí bay lên từ đấy. Nhà Vua và quân thần cảm thấy trong người ớn lạnh, vội buộc voi ngựa, vào miếu dâng hương tiến lễ vái lạy. Một lúc sau, mây tan, gió lặng, núi rừng trở lại phong quang, nhà Vua và quân thần mới đi lại được. Thấy sự kỳ lạ của ngôi miếu nơi “thâm sơn cùng cốc” về đến triều vua phong cho thần miếu là Vương Nương Thánh Mẫu – Cao Sơn Thần Nữ – Chế Thắng Mã Vàng Lê Mại Đại Vương – Thượng Thượng Thượng Đẳng tối linh thần. Rồi lại lập đền thờ nguy nga ngay trên nền Miếu thiêng và chỉ dụ các thần dân đến tế lễ dâng hương, thờ phụng. Ngôi miếu đó hiện nay chính là đền Truông Bát linh thiêng cho đến ngày nay.

>>> Xem thêm: Sự tích Bà Chúa Vực và đền chúa linh thiêng nhất Phố Hiến

Đền thờ Lộc Hoa Công Chúa

Đền Truông Bát thờ Bà Chúa Lộc tức Lộc Hoa Công Chúa, sau khi được vua Minh Mạng truyền chỉ đã được xây rộng rãi, nguy nga hơn tuy nhiên cho đến những năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngôi đền thờ Vương Nương Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Lộc Hoa Công Chúa bị huỷ hoại và bỏ hoang.

Anh hoa công chúa là ai

Mãi đến năm 2006, từ một cơ duyên đặc biệt đã đưa thầy Ngô Thanh Cẩn một nghệ nhân chầu văn hầu đồng được UNESCO công nhận quê gốc ở Lộc Hà, Hà Tĩnh, nay là đang là thủ nhang của đền đã công đức và vận động quyên góp để xây dựng tôn tạo lại. Đến tháng 2-2008, có hai đơn vị là công ty Cổ phần đầu tư Thành Công (Nghệ An), Công ty TNHH Xuân Hà (Hà Tĩnh) và đạo hữu đã công đức toàn bộ nguyên vật liệu, công sức để xây dựng lại ngôi đền khang trang như hiện nay.

Anh hoa công chúa là ai

Từ chỗ chỉ là một vùng rêu phong hoang lạnh, qua quá trình tôn tạo, đến nay Đền trở nên uy nghi hơn. Giữa thung lũng của 8 ngọn núi trùng trùng điệp điệp là Thượng điện, trung điện, hạ điện nguy nga đồ sộ với những tượng vàng, bàn vàng tôn nghiêm, lộng lẫy. Đường vào đã được đổ bê tông rộng rãi. Đền Bà Chúa Lộc – Truông Bát là kết tinh của vẻ đẹp tâm linh và nét đẹp của cảnh quan hùng vĩ.

Anh hoa công chúa là ai

Trong Đền cũng thờ Mẫu Đệ nhất (Thánh Mẫu Liễu Hạnh), Mẫu Đệ tam (Thoải phủ) nên gọi là Đền thờ Tam phủ và 7 vị khác. Đây là nơi hội tụ của du khách thập phương không chỉ vì tín ngưỡng tâm linh mà còn để chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình

Khánh tiệc Lộc Hoa Công Chúa

Cứ hàng năm, đền Truông Bát tổ chức mở tiệc vào ngày húy kỵ của Lộc Hoa Công Chúa là mùng 7 tháng 4 âm lịch.

Anh hoa công chúa là ai

Để di chuyển đến đền Truông Bát trong dịp này, các con nhang đệ tử có thể di chuyển bằng cách sau.

  • Vị trí: Đền Trông Bát nằm ở thôn 1 Khe Giao, xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Muốn đến dâng lễ nơi cửa Chúa Bà thì từ thành phố Hà Nội bạn có thể đi bằng xe khách hay xe dịch vụ hoặc di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Tuy nhiên vì quãng đường di chuyển quá xa, lên tới gần 400km mất thời gian khoảng 7 tiếng nên tốt nhất sử dụng xe dịch vụ hoặc xe khách sẽ tốt hơn cả. Thông thường xuất phát từ bến xe Nước Ngầm và bắt xe đi thành phố Hà Tĩnh. Để tiện cho việc cúng lễ tại đền, chúng ta nên đón xe đi từ tối để đến sáng sớm hôm sau đặt chân đến đền là vừa (có thể đón xe chạy lúc 20h00 tối hoặc muộn hơn, thì khi đến đền sẽ là khoảng 3h30 – 4h sáng, lưu ý phải xuống bến xe Hà Tĩnh và bắt xe khoảng 14km thì mới đến được đền Truông Bát).

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Rất nhiều người tin vào thế giới tâm linh và mong muốn làm sao để mình có thể tránh được những điều đáng tiếc có thể xảy ra trong cuộc sống, trong công việc hay vấn đề công danh tài lộc.

Và có nhiều thầy tứ phủ phán về căn số của mình như có căn với Quan lớn này, căn cô, căn cậu rồi phải đăng đàn làm lễ trình đồng mở phủ, tự mình gây ra khó khăn cho mình và hao tốn nhiều tiền của.

Người ta cho rằng có rất nhiều cách để biết được căn số của mình, ví dụ như được các ngài báo mộng, được các vị thánh ốp đồng khi tham gia lễ trình đồng, hay rất say mê về một giá đồng nào đó.

Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể biết được vị Thánh bản mệnh của mình, thì ngày hôm nay Kênh Tử Vi đã sưu tâm được một số phương pháp xác định vị thánh bản mệnh để mọi người có thể tham khảo nhé

Thánh Bản mệnh là ai ?

Thánh Bản mệnh là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ – Đấng Tối cao trong đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo. Người tu đạo sẽ phải tìm cho mình vị Thánh này để làm đối tượng chiêm nghiệm, hoặc thờ cúng, học tập, đồng thời nhiếp hoá thân mình vào vị Thánh đó, họ sẽ là đối tượng thờ cúng suốt đời. Một khi đã truy tầm và lựa chọn thì không nên thay đổi vị Thánh đó.

Lưu ý rằng: Không có Thánh Bản mệnh là Đức Quốc Mẫu Tối Cao, các Thánh đế hay các Thánh Mẫu. Vì Đức Quốc Mẫu ở ngôi Vô thượng,

Người là đích đến chứ không phải là Thánh dẫn dắt, Thánh đế (4 vị được trình bày ở sau) thường trực cai quản Vũ trụ một cách tổng quan nên không dẫn dắt, Thánh Mẫu (4 vị được trình bày sau) là hiện thân của Quốc Mẫu – Ngôi Vô thượng.

Người nào mà tu hành và chiêm nghiệm theo các vị Thánh bản mệnh, căn mạng, căn số đó sẽ mau chóng thành tựu, phúc quả, tăng trí tuệ, mạnh khoẻ sống lâu, thành công sự nghiệp, tiêu trừ oan trái, đau khổ, bệnh tật, tai nạn hay nghiệp chướng.

Hãy nhớ là tu nhận theo vị Thánh bản mệnh nào cũng đều có công đức và thành công đặc thù khác nhau, nhưng tựu chung là an lạc và hạnh phúc, trí tuệ khai thông, thân thể kiện khương.

Ba điều căn bản trong đời sống tu đạo – Thánh bản mệnh:

1.Quan thầy: (hay còn gọi là Đồng Thầy) Thầy là căn bản của mọi sự truyền thụ, những kiến thức tu hành, những phương pháp hành trì đều dựa trên Quan thầy – Đồng thầy làm cơ sở. Bằng năng lực tâm linh của mình, sự gia hộ về Thánh phép của Quan thầy với người tu đạo đó chính là điều kiện cơ bản trong tu hành Thánh đạo.

2.Thánh Bản mệnh: Là căn bản của các thành công. Tất cả mọi thành công, thành tựu trong đời sống lẫn tu đạo nếu không chiêm nghiệm theo Thánh Bản mệnh thì sẽ không bao giờ đạt được.

3.Thần Hộ mệnh: là người bảo vệ căn bản, thường là các nữ thần, thần hộ mệnh luôn luôn bên cạnh giúp đỡ bảo vệ người tu hành một cách thuận lợi.

Tìm Thánh bản mệnh cho 12 con giáp:

Có nhiều phương pháp để có thể tìm cho mình được vị Thánh bản mệnh của mình. 

1.Nhờ Quan Thầy (Đồng Thầy) tìm giúp:

Điều quan trọng nhất đối với một người có Căn mệnh Tứ phủ là lựa chọn hay tìm đúng cho mình một vị Thánh bản mệnh cố định căn bản nhất. Tất nhiên, các vị Thánh khác trong Công đồng Đình thần Tam tứ phủ vẫn được coi trọng và cũng có vị trí trong tâm linh của người tu đạo cũng như các Tín đồ.

Thánh bản mệnh có thể do chính bản thân Tín đồ đó lựa chọn, nhưng đa phần đều nhờ các Quan Thầy (Đồng Thầy) lựa chọn và quyết định.

Người theo Thánh đạo phải xác định được căn duyên của mình, phải xác định được Thánh bản mệnh (căn gì) của mình để làm đối tượng chiêm nghiệm và học tập Thánh ý. Thánh Bản mệnh sẽ là cầu nối cho chúng ta đi lên với Đức Quốc Mẫu,

Cho nên lựa chọn Thánh Bản mệnh đúng với nghiệp căn của mình là một điều vô cùng quan trọng. Điều này liên quan tới sự nghiệp tu đạo của cả đời người, nó là điều tiên quyết dẫn tới kết quả tu hành của bản thân.

Nguyên tắc tìm Thánh bản mệnh là tìm sao cho vị ấy phù hợp với căn duyên, với nghiệp mệnh của mình nhất, tuân theo Thánh ý của vị Thánh bản mệnh sẽ làm cho bản thân thấm nhuần đức tin và đạt được địa vị Thánh quả giống như bản thân vị Thánh ấy và tất nhiên khi đạt được địa vị đó sẽ trở nên gần Đức Quốc Mẫu hơn.

Một vị Quan Thầy (Đồng Thầy) có nhiều công đức và quyền năng. Do tu tập và chiêm nghiệm Thánh ý của đức Mẹ Tối Cao, do thành tựu tu trì theo Thánh bản mệnh của chính Quan Thầy đó cùng với sự nỗ lực tinh tấn của chính họ. Chính vì thế Quan Thầy (Đồng Thầy) có thể thấy được căn duyên của chúng ta, có thể nhìn được nghiệp mệnh của người tu đạo phù hợp với vị Thánh bản mệnh nào đó. 

Quan Thầy có thể thấy được kiếp trước, quá khứ tu hành của của đệ tử, khi xưa hầu hạ ai? Được phụng cận vị nào? Nếu thấy được điều đó thì hiện tại Quan thầy sẽ hướng dẫn người đó tiếp tục hành trì và nương theo vị Thánh đó mà tu hành, lễ bái Quốc Mẫu.

Thầy còn căn cứ vào ước nguyện, sở nguyện, nguyện vọng của Đệ tử mà lựa chọn cho họ một vị Thánh Bản mệnh. Thầy là người có con mắt Thánh nhãn có thể thấy được nguyện vọng của Đệ tử hoặc Thầy cũng có thể là nơi Đệ tử tỏ ý phù trợ, giúp đỡ cho ý nguyện của bản thân Tín đồ được thành tựu.

Ví dụ như Đệ tử mong cầu giải oan khiên, Thầy cần lựa chọn cho họ vị Thánh đã được Đức Quốc Mẫu hoá giải oan khiên và vinh hiển nhờ Thánh hoá, hoặc giả có Đệ tử cầu công danh, chức tước thì nên lựa chọn các vị Thánh thủ hộ về tài lộc, công danh…

Thầy còn căn cứ vào tính cách, cá tính, phong  cách của Đệ tử mà lựa chọn nữa. Ví dụ như Đệ tử tính cách nóng nảy, nên lựa chọn cho Đệ tử các căn mệnh Thánh giá có tính cách nóng này và hùng dũng. Qua cái nhìn rằng, bản thân vị Thánh ấy dù có nóng nảy cũng phải tuân phụng và chịu nhiếp hoá vào Thánh đạo, nhiếp hoá vào sự an bình nơi đức Mẹ nên họ dần dần sẽ điều phục được tính nóng nảy của mình…

2.Phương pháp tự xác định vị Thánh bản mệnh theo 12 con giáp

Đây cũng chỉ là một biện pháp để xem xét nhưng đa phần cần có sự trợ giúp của Quan thầy. Nhưng chẳng may sinh vào thời đạo đức suy đồi, thầy bà dở dang thì phương pháp này có thể tạm thời chấp nhận được.

Thực ra, đạo Mẫu không có tư tưởng về 12 con giáp, và Giáo lý cũng không đề cập đến lý số. Nhưng để nương theo thế tục tuỳ nghi thì phương pháp có nhắc tới các phương vị theo thiên can và địa chi như cách gọi tuổi của dân gian vẫn gọi.

Dưới đây là danh sách các tuổi cùng Thánh Bản mệnh phù hợp với căn mạng của của từng tuổi, các Tiên nữ Thủ mệnh (Thần Hộ mệnh) và các Tư quân coi sóc tội phúc.

Canh Tý: Chầu Đệ Tam Thuỷ Cung, Đệ Nhị Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Mai Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, Lý Tư quân coi tội phúc.

Nhâm Tý: Đệ ngũ Hoàng Thái tử Vương quan, Cô Bẩy Kim Giao, Cô Bơ Thác Hàn, nam thủ mệnh Mai Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, Hạnh Tư quân coi tội phúc.

Giáp Tý: Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Hoàng Thái Tử Vương quan. Nam thủ mệnh Mai Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hồng hoa công chúa, Đoài Tư quân coi tội phúc.

Bính Tý: Chúa Bán Thiên, Đệ nhị Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Mai Hoa công , nữ thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, Vương Tư quân coi tội phúc

Mậu Tý: Cô Bơ Hàn Sơn, Ngũ vị Hoàng tử (Hoàng Cả, Đôi, Bơ, Bẩy, Mười), nam thủ mệnh Mai Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, Hộ Tư quân kiểm soát tội phúc

Ất Sửu: Đệ Ngũ Hoàng Thái Tử Vương Quan Tuần Tranh, Chầu bà Đệ tứ, Nam thủ mệnh Hồng hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Điền Tư quân coi tội phúc.

Đinh Sửu: Chầu Bà đệ tứ, Quan Hoàng Lục, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Diệu Tư quân kiểm soát

Kỷ Sửu: Đệ Tứ Khâm sai Thánh chầu, Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, Cô Sáu Lục cung, nam thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Đồng Tư quân coi tội phúc

Tân Sửu: Quan Hoàng Bơ, Chầu Đệ Tứ Khâm Sai, Chầu đệ nhất Thượng thiên, nam thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Cáo Tư quân coi tội phúc.

Quý Sửu: Thập nhị Tiên nàng Sơn Trang, Chúa Bán Thiên, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Thân Tư quân coi tội phúc

Bính Dần: Quan Hoàng Bở Thuỷ cung, Chúa Bán Thiên, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hoàng hoa công chúa, Mã Tư quân coi tội phúc

Mậu Dần: Chầu bà Đệ tam, Tứ vị quan hoàng (Cả, Bơ, Bẩy, Mười), nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, Na Tư quân coi tội phúc.

Canh Dần: Chầu đệ Tứ Khâm sai, Ngũ Vị Hoàng Tử, Đệ Tam Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, Trạch Tư quân coi tội phúc

Nhâm Dần: Quan Hoàng 5, Đệ tam Hoàng Thái tử Vương quan, Chầu Năm Suối Lân, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, Diệu Tư quân coi tội phúc

Giáp Dần: Quan Hoàng Bơ, Chầu đệ Tứ Khâm sai, Cậu Bơ Thuỷ cung, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, Đỗ Tư quân quản cai tội phúc

Đinh Mão: Chầu bà Đệ nhị Thượng Ngàn, Chúa Bán Thiên, nam thủ mệnh Quế hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế hoa công chúa, Hứa Tư quân coi tội phúc

Kỷ Mão: Đệ Tam Hoàng Thái Tử Vương Quan, Quan Hoàng Lục, Quan Hoàng Cửu, nam thủ mệnh Quế Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Tống Tư quân coi tội phúc

Tân Mão: Chầu Bé Bắc Lệ, Đệ ngũ Hoàng Thái Tử Vương quan, Tứ phủ Thánh Cô ( Cô Cả, Đôi, Bơ, Chín, Bé ), nam thủ mệnh Quế Hoa Công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Trương Tư quân kiểm soát tội phúc

Quý Mão: Chầu Đệ tứ Khâm sai, Quan Hoàng Bơ, Tam Toà Chúa Bói, nam thủ mệnh Quý Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quý Hoa công chúa, Huyền Tư quân cân đong tội phúc.

Ất Mão: Đệ ngũ Hoàng Thái tử Vương quan, Cậu Đôi Thượng Ngàn, Chầu đệ Tứ Khâm sai, nam thủ mệnh Quế Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Liễu Tư quân kiểm soát tội phúc

Mậu Thìn: Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, Chầu bà Đệ tam, 5 quan Hoàng (Cả, Đôi, Bơ, Bẩy, Mười), nam thủ mệnh Lộc hoa công chúa, nữ thủ mệnh Lộc hoa công chúa, Mã Tư quân coi tội phúc

Canh Thìn: Đệ Ngũ Hoàng Thái Tử Vương quan, Đệ Tam Thánh Chầu, nam thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, Tống Tư quân coi tội phúc

Nhâm Thìn: Quan Hoàng 5, Ngũ vị Hoàng Tử (Hoàng Cả, Đôi, Bơ, Bẩy, Mười), Cậu Bơ Thuỷ Cung, nam thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, Triệu Tư quân coi tội phúc

Giáp Thìn: Tam Toà Chúa Bói, Chầu Đệ Nhất thượng thiên, Đệ Ngũ Hoàng thái tử Vương quan, nam thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, Trọng Tư quân coi tội phúc

Bính Thìn: Chúa Bán Thiên, Quan Hoàng Năm, Quan Hoàng Lục, nam thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, Kiền Tư quân quản cai tội phúc

Kỷ Tỵ: Ngũ vị Tôn ông, Chầu Ba Thuỷ Cung, nam thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Cao Tư quân kiểm tra tội phúc

Tân Tỵ: Ngũ vị Hoàng Thái Tử Vương Quan, Đệ tứ Thánh chầu, Cô bé Thượng Ngàn, nam thủ mệnh Hồng Hoa công , nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Cao Tư quân coi tội phúc

Quý Tỵ: Quan Hoàng Cả, Hoàng Cửu Cờn Môn, Đệ tam Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Hồng hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch hoa công chúa, Lương Tư quân coi soát tội phúc

Ất Tỵ: Chầu đệ Tứ Khâm sai, Đệ nhất Hoàng thái tử Vương quan, Cô Tám Đồi Chè, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Triệu Tư quân cân đo tội phúc

Đinh Tỵ: Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên, Chầu Đệ Tứ Khâm Sai, Đệ nhất Hoàng Thái Tử Vương quan, Đệ ngũ Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Dương Tư quân quản cai tội phúc

Canh Ngọ: Đệ Nhất Hoàng Thái tử Vương quan, Chầu Cửu Sòng Sơn, Quan Hoàng Cả, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Phương Hoa công chúa, Lý Tư quân coi tội phúc

Nhâm Ngọ: Hoàng Bơ Thuỷ Cung, Cô cả Hoàng Thiên, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Phương Hoa công chúa, Bài Tư quân coi tội phúc

Giáp Ngọ: Ngũ vị Hoàng tử (Hoàng Cả, Đôi, Bơ, Bẩy, Mười), Đệ tứ Hoàng thái tử Vương quan, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, Ngọ Tư quân coi tội phúc

Bính Ngọ: Chầu Đệ  tứ Khâm sai, Đệ nhị Hoàng thái tử Vương quan, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Phương Hoa công chúa, Tái Tư quân kiểm soát tội phúc

Mậu Ngọ: Ngũ Vị Tôn Quan, Chầu Đệ tứ Khâm Sai, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Phương Hoa công chúa, Hoàng Tư quân kiểm soát tội phúc

Tân Mùi: Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đệ Tứ Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, An Tư quân kiểm tra tội phúc

Quý Mùi: Ngũ vị Hoàng tử (Hoàng Cả, Đôi, Bơ, Bẩy, Mười), Cô Đôi thượng ngàn, nam thủ mệnh Hồng Hoa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa, Châu Tư quân coi tội phúc

Ất Mùi: Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, Cô Bé Suối Ngang, nam thủ mệnh Hồng hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Hoàng Tư quân coi tội phúc

Đinh Mùi: Quan Hoàng Bơ, Quan Hoàng Tư, Tứ phủ Chầu Bà (Chầu Nhất, Nhị, Tam, Tứ), Cô Sáu Lục cung, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Châu Tư quân quản cai tội phúc

Kỷ Mùi: Chầu Năm Suối Lân, Cô Sáu Lục Cung, Quan Hoàng Đôi, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Hạ Tư quân coi tội phúc

Nhâm Thân: Đệ Tam Hoàng Thái  tử Vương quan, Hắc Hổ đại tướng, nam thủ mệnh Hằng Nga công chúa, nữ thủ mệnh Sơn Nga công chúa, Phổ Tư quân coi tội phúc

Giáp Thân: Chầu 9 Sòng Sơn, Đệ Nhất Thánh Chầu, Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, nam thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Sơn Nga công chúa, Lã Tư quân kiểm soát tội phúc

Bính Thân: Quan Hoàng Đôi, Đệ ngũ Hoàng Thái Tử Vương quan, Bạch Hổ thần tướng, nam thủ mệnh Sơn Nga công chúa, nữ thủ mệnh Hằng Nga công chúa, Phó Tư quân coi tội phúc

Mậu Thân: Đệ ngũ Hoàng Thái tử Vương quan, Cô Năm Suối Lân, nam thủ mệnh Hằng Nga công chúa, nữ thủ mệnh Sơn Nga công chúa, Tống Tư quân coi sổ tội phúc

Canh Thân: Chầu Tám Bát Nàn, Cô Chín Sòng Sơn, nam thủ mệnh Hằng Nga công chúa, nữ thủ mệnh Sơn Nga công chúa, Tống Tư quân coi tội phúc

Quý Dậu: Chầu bà Đệ tứ, Ngũ vị Tôn ông, nam thủ mệnh Thượng Thiên công chúa, nữ thủ mệnh Thuỷ Tiên Công chúa, Thành Tư quân kiểm soát tội phúc

Ất Dậu: Chầu Lục cung nương, Đệ Tam Thuỷ cung Thánh Chầu, Cô Bơ Hàn Sơn, nam thủ mệnh Thượng Thiên công chúa, nữ thủ mệnh Thuỷ Tiên công chúa, An Tư quân coi tội phúc

Đinh Dậu: Tiên Chúa Thác Bờ, Đệ Tam Chúa Mường Cao Mại chúa tiên, Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, Hoàng Bẩy Bảo Hà, nam thủ mệnh Thượng Thiên công chúa, nữ thủ mệnh Thuỷ Tiên công chúa, Phó Tư quân kiểm soát tội phúc

Kỷ Dậu: Quan Hoàng Bơ, Chầu Lục Cung Nương, Đệ Nhất Thánh cô, Đệ nhất Hoàng Thái tử Vương quan, nam thủ mệnh Thượng Thiên công chúa, nữ thủ mệnh Thuỷ Tiên công chúa, Hoàng Tư quân cai quản tội phúc

Tân Dậu: Chầu Bé Bắc Lệ, Quan Hoàng Mười Nghệ An, nam thủ mệnh Thượng Thiên công chúa, nữ thủ mệnh Thuỷ Tiên công chúa, Nhâm Tư quân coi tội phúc.

Giáp Tuất: Hoàng Bơ Thuỷ Cung, Tam vị quan lớn ( Giám sát, Bơ Phủ, Tuần Tranh ), nam thủ mệnh Tố Hoa công , nữ thủ mệnh Thanh Hoa công chúa, Quyền Tư quân kiểm soát tội phúc

Bính Tuất: Thập Nhị Tiên Nàng Sơn trang, Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, Bạch Hổ thần tướng, nam thủ mệnh Tố Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Thanh Hoa công chúa, Cổ Tư quân kiểm soát tội phúc

Mậu Tuất: Đệ Thất Hoàng Thái tử Động Đình Vương quan, Đệ Tam Hoàng Thái Tử vương quan, nam thủ mệnh Tố Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Thanh Hoa công chúa, Dục Tư quân coi tội phúc

Canh Tuất: Đệ nhị Hoàng thái tử Vương quan, Bạch Hổ Thần tướng, Cô Đôi Thượng Ngàn, nam thủ mệnh Tố Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Thạch Hoa công chúa, Tân Tư quân coi tội phúc

Nhâm Tuất: Chầu Mười Đồng Mỏ, Chầu Bơ Thuỷ Cung, Hoàng Bảy Bảo Hà, Cậu Bơ Thoải, nam thủ mệnh Tố Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Thanh Hoa công chúa, Cổ Tư quân kiểm soát tội phúc

Ất Hợi: Hoàng Bơ Thuỷ Cung, Chầu đệ Tứ Khâm sai, Thập nhị Tiên Nàng Sơn Trang, nam thủ mệnh Bảo Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Châu Hoa công chúa, Thành Tư quân coi tội phúc

Đinh Hợi: Ngũ vị Hoàng Thái Tử Vương quan, Đệ Cửu Sòng Sơn Thánh Chầu, Hội đồng Hoàng Quận (Thánh cậu), Chầu Đệ Tứ Khâm Sai. Nam thủ mệnh Bảo Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Châu Hoa công chúa, Bốc Tư quân kiểm soát tội phúc

Kỷ Hợi: Chầu Cửu Sòng Sơn, Ngũ vị Hoàng tử, Chầu đệ nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Hoàng thái tử Vương quan, Nam thủ mệnh Bảo Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Châu Hoa công chúa, Bốc Tư quân coi tội phúc

Tân Hợi: Quan Hoàng Bơ, Thập Nhị Tiên Nàng Sơn Trang, Tứ Phủ Thánh Cô (Cô Cả, Đôi, Bơ, Chín), nam thủ mệnh Bảo Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Châu Hoa công chúa, Thập Tư quân coi tội phúc

Quý Hợi: Hưng Đạo Đại Vương, Quan Hoàng Chín Cờn Môn, Cô Bé Bắc Lệ, nam thủ mệnh Bảo Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Châu Hoa công chúa, Cổ Tư quân kiểm soát tội phúc

Những điều lưu ý với những người tu đạo

Người theo đạo cần phải biết uy lực của vị Thánh Bản mệnh thiên về lĩnh vực nào rồi từ đó tuỳ vào nhu cầu chính đáng của bản thân lựa chọn Thánh Bản mệnh cho riêng mình để có thể thâu nhiếp và chuyển hoá.

Ví dụ: người có căn cơ muốn trừ tà diệt quỷ thì nhận Chầu bà Đệ tứ làm Thánh Bản mệnh, người có căn nguyên ước muốn chữa bệnh cứu người, hoặc cứu chữa cho chính bản thân thì có thể nhận Cô Sáu Lục cung làm Thánh Bản mệnh cho mình, người có khả năng tiên tri, bốc phệ, bói toán có thể nhận Chúa Nguyệt Hồ làm Thánh Bản mệnh.

Ngoài ra trong hệ thống Thánh Tứ phủ của đạo Mẫu còn vô số các vị Thánh phù ích về chính trị, công danh, tiền tài, và đôi khi có cả những nghành nghề cụ thể. Người tu hành theo Thánh đạo đọc hết cuốn sách này sẽ nắm bắt được vị Thánh ấy công năng ra sao có gần gũi và phù hợp với sở nguyện cũng như công việc của chúng ta hay không.

Mọi Thánh giá đều bình đẳng tuy ở các hàng khác nhau nhưng không phân biệt cao thấp, tất cả các Thánh giá đều là tôi tớ và con cháu của đức Quốc Mẫu. Thế nên, không phân biệt căn này cao hơn căn kia, tôi có địa vị cao hơn anh vì tôi căn chúa anh căn cậu như thế là sai lầm.

Có sự khác nhau giữa các Thánh đức về Thánh vị đó là họ có cách hành trì phụng cần khác nhau, cũng như thế tuỳ sở nghi công trạng về mặt Thiên Thánh chức được Mẫu truyền trao cho Thánh vị cao thấp khác nhau.

Các chư Thánh Ngài đều là những đấng có quyền năng và phù ích cho Quốc Mẫu, không ai là không công chính cả, không ai là không uy phép cả.

 Luôn nhớ Thánh Bản mệnh là biểu hiện của Đức Quốc Mẫu tuỳ nghi khuyến hoá, nên nương tựa vào Thánh vị nhưng lại hướng về Quốc Mẫu vì Đức Quốc Mẫu mới là đại cục của các thành tựu, là thành tựu viên mãn vô thượng.

Dân gian có câu “ngự bóng nào cao bóng ấy” không có nghĩa là ta có căn nào thì với ta Thánh giá ấy sẽ cao hơn về Thánh vị so với các giá khác. Như trên đã nói, chư vị Thánh đức đều bình đẳng và đáng được tuyên dương học tập, nhưng người có căn nào thì tu hành theo Thánh đức của vị đó sẽ sớm thành công hơn, chính vì lẽ đó mới có câu nói trên , cao ở đây là để chỉ cái căn bản tu hành cho từng cá nhân Thanh đồng hay Tín đồ đó.

Nên nhớ, mọi khó khăn trong quá trình tu hành Thánh đạo mà các điều kiện nội tại cũng như ngoại cảnh sinh ra đều là những thử thách mà Quốc Mẫu đặt ra cho Đệ tử tu hành, nên sự kiên trì cũng là một phần vô cùng quan trọng của chìa khoá thành công.

Khi làm một việc gì đó nếu toàn tâm toàn ý thì mới đạt được thành công cao nhất, chớ có chần chừ, do dự vì như thế sẽ dễ hỏng việc. Người có căn mệnh cũng thế, chuyên tâm tu hành với Quốc Mẫu và Thánh Bản mệnh của mình thì sẽ là cả một ruộng phúc làm vui lòng toàn bộ Công đồng Tứ phủ, chuyên tâm thành tựu với một vị Thánh Bản mệnh sẽ làm vui lòng đức Quốc Mẫu và cũng làm hoan hỉ toàn bộ Đình thần.

Chú trọng vào một vị Thánh là chú trọng đến toàn bộ Thánh thần. Cho nên chỉ cẩn chọn một vị Thánh hợp nhất với mình để nhiếp theo.

Nhớ là khi chọn phải chọn Thánh đức hợp duyên với mình nhất, Thánh mà tiền kiếp mình từ tu hành và theo hầu vị đó, họ có cảm giác gần gũi, tin cậy, yêu thích, đồng cảm.Thánh Bản mệnh là đối tượng tu hành suốt đời, có thể sang tận hậu kiếp nên không thể tuỳ tiện thay đổi.