Bài học rút ra từ Sự tích cây vú sữa

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ. Một lần, bị mẹ mắng, cậu giận mẹ bỏ đi. Cậu la cà, dạo chơi khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không lo lắng biết cậu ở đâu nên rất buồn. Bà ngày ngày mẹ ngồi ở bậc cửa ngóng con trở về. 

Bài học rút ra từ Sự tích cây vú sữa

Thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu mất. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

- Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bảo vệ mình, về với mẹ thôi.

Cậu vội tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu gục xuống, ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Bài học rút ra từ Sự tích cây vú sữa

Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa be bé trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to mọng rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to, câu thốt lên:

-  Chát quá!

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cậu thốt lên:

-  Cứng quá!

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẻ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Bài học rút ra từ Sự tích cây vú sữa

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. 

Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về đứa con thân yêu.

Bài học rút ra từ Sự tích cây vú sữa

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

Xem video truyện cổ tích cây vú sữa

Bài học rút ra từ truyện cổ tích cây vú sữa

- Khi bố mẹ còn sống, hãy làm bố mẹ vui, tự hào vì các con. Đừng để đến lúc bố mẹ mất rồi mới nhận ra sai lầm, ân hận thì đã quá muộn.

- Cha mẹ dù có trách mắng thế nào cũng chỉ mong điều tốt cho con cái. Với con cái, bố mẹ luôn bao dung, yêu thương, che chở dù con cái sai lầm gì.

- Đạo làm con phải đặt chữ “hiếu” lên trên hết, nếu không hiếu thảo với bố mẹ thì khó được mọi người tôn trọng, và thành công trong cuộc sống.

- Nếu chúng ta có thất bại hay thành công thì gia đình luôn là nơi luôn giang rộng vòng tay đón chúng ta trở về, yêu đương và trở che. 

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Câu chuyện kể về một câu bé mất cha, chỉ còn hai mẹ con sống bao bọc lẫn nhau. Vì chỉ còn mỗi đứa con nên người mẹ hết mực thương yêu và bao học, chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ.

Bạn đang xem: ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa

Bài sự tích cây vú sữa đã để lại cho người đọc một sự cảm thương và xúc động dâng trào. Chỉ vì một hành động nhỏ, không vừa lòng của cậu bé mà đã khiến cậu mất đi người mẹ mãi mãi, không còn bên cạnh để chăm sóc mình. Dù mẹ đã mất và biến thành trái vú sữa, Người mẹ vẫn âu yếm con với một sự yêu thương vô bờ bến. Từ đó ta mới rút ra được, dù người mẹ có làm mình như thế nào, có đối xử mình như thế nào, mẹ vẫn mãi mãi là mẹ của mình, người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng mình cho đến tận nay.

  • 11:33 04/11/2021
  • Xếp hạng 4.0/5 với 16 phiếu bầu

Từ bao đời nay tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng mà chúng ta luôn trân trọng. Tình mẹ đẹp đẽ nhưng cũng rất giản dị, chân lý này lại được khẳng định qua ý nghĩa truyện Sự tích cây vú sữa. Đó là tấm lòng thương yêu con không vụ lợi, không tính toán thiệt hơn, nguyện cho đi tất cả chỉ mong sao con có một cuộc sống hạnh phúc.

Bài học rút ra từ Sự tích cây vú sữa

Ý nghĩa truyện Sự tích cây vú sữa

Bài học về lòng hiếu thảo với đấng sinh thành

Lòng hiếu thảo là phẩm chất cao đẹp của con người, là thước đo nhân phẩm và giá trị. Tình mẹ luôn thiêng liêng và cao cả, nhưng đồng thời cũng quá hiển nhiên và đơn giản dễ khiến người ta quên đi sự có mặt của nó.

Câu chuyện Sự tích cây vú sữa này cho ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Hãy đối  xử tốt với cha mẹ khi họ còn sống đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn.

Cha mẹ dù có những cách dạy con khác nhau nhưng tất cả đều mong những gì tốt đẹp nhất đến với con cái. Dù là xưa hay nay thì lòng hiếu thảo vẫn luôn được đặt lên đầu. Muốn cuộc sống hạnh phúc thì bạn cũng cần phải có một trái tim biết yêu thương và quan tâm người khác

Tình mẹ thật bao la và vĩ đãi, trong câu chuyện cho dù khi biến thành một cái cây, người mẹ vẫn luôn muốn chở che cho đứa con của mình. Câu chuyện ca ngợi sự hiếu thảo của người con, đồng thời cũng phê phán thái độ của người con trong câu chuyện. Khi mẹ còn sống người con đã đối xử tệ bạc với mẹ của mình và chỉ nhận ra điều đó khi đã quá muộn.


Cuộc sống thực tế cũng có rất nhiều trường hợp đối xử bất hiếu với cha mẹ, đó là những hành động cần phải lên án. Cha mẹ là món quà tuyệt nhất mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi người, và hiếu thảo là bổn phận của những đứa con.

Biết cách quý trọng những gì đang cóNguồn truyện tại truyencotich.fun

Có nhiều khi chúng ta chỉ mải mê về những thứ xa xăm, những điều thuộc về tương lai mà quên đi cuộc sống chỉ thực sự diễn ra ở hiện tại. Có rất nhiều người không biết rằng những thứ mình đang có lại là mơ ước của bao người. Điển hình là cậu bé trong câu chuyện, cậu không biết yêu thương mẹ khi mẹ còn sống, chỉ đến khi thiếu vắng mẹ cảm thấy bế tắc trong cuộc sống cậu mới nhớ đến những ngày tháng có mẹ trong quá khứ. Lẽ ra cậu được hưởng tình yêu thương trọn vẹn nhất, nhưng lại từ bỏ để theo đuổi cuộc sống cậu cho là tự do, mà không biết rằng cậu đang từ bỏ những giá trị cao quý nhất.

Ý nghĩa truyện Sự tích cây vú sữa khuyên chúng ta hãy yêu thương ngay khi có thể, trân quý hiện tại và những gì chúng ta đang có, hãy nói những lời yêu thương, hãy hành động vì những người thân yêu của mình. Nhất là khi bố mẹ đang ngày một gài đi theo năm tháng, bao nhiêu thời gian cũng không đủ, vì vậy, hãy bắt đầu sớm một chút, và ta sẽ yêu thương bố mẹ nhiều hơn một chút.

Câu chuyện ngoài việc giải thích sự ra đời của cây vú sữa còn nhắc nhở chúng ta phải biết hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương mọi người trước khi quá muộn.

>> Xem thêm những câu chuyện cổ tích đặc sắc cho bé tại kho tàng truyện cổ tích Việt Nam!

 

Câu hỏi : Ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa?

Lời giải :

Lòng hiếu thảo là phẩm chất cao đẹp của con người, là thước đo nhân phẩm và giá trị. Tình mẹ luôn thiêng liêng và cao cả, nhưng đồng thời cũng quá hiển nhiên và đơn giản dễ khiến người ta quên đi sự có mặt của nó.

Câu chuyện Sự tích cây vú sữa này cho ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Hãy đối xử tốt với cha mẹ khi họ còn sống đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn.

Cha mẹ dù có những cách dạy con khác nhau nhưng tất cả đều mong những gì tốt đẹp nhất đến với con cái. Dù là xưa hay nay thì lòng hiếu thảo vẫn luôn được đặt lên đầu. Muốn cuộc sống hạnh phúc thì bạn cũng cần phải có một trái tim biết yêu thương và quan tâm người khác

Tình mẹ thật bao la và vĩ đãi, trong câu chuyện cho dù khi biến thành một cái cây, người mẹ vẫn luôn muốn chở che cho đứa con của mình. Câu chuyệnca ngợi sự hiếu thảo của người con, đồng thời cũng phê phán thái độ của người con trong câu chuyện. Khi mẹ còn sốngngười con đã đối xử tệ bạc với mẹ của mình và chỉ nhận ra điều đó khi đã quá muộn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về câu chuyện sự tích cây vú sữa nhé !

1. Sự tích cây vú sữa - Truyện cổ tích thế tục Việt Nam

Chuyện kể về cậu bé ham chơi bỏ nhà đi khiến cho mẹ buồn bã mất đi. Khi cậu trở về quanh sân nhà chỉ còn lại một cái cây với loại quả cho dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. Sau đó được mọi người gọi là cây vú sữa.

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ. Một lần, bị mẹ mắng, cậu giận mẹ bỏ đi. Cậu la cà, dạo chơi khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không lo lắng biết cậu ở đâu nên rất buồn. Bà ngày ngày mẹ ngồi ở bậc cửa ngóng con trở về.

Thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu mất. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

- Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bảo vệ mình, về với mẹ thôi.

Cậu vội tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu gục xuống, ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa be bé trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to mọng rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to, câu thốt lên:

- Chát quá!

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cậu thốt lên:

- Cứng quá!

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẻ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ

Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về đứa con thân yêu.

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên làCây Vú Sữa.

2. Bài học

Qua câu chuyện sự tích cây vú sữa này chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Đó cũng là ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt đến cho mọi người. Khi ba mẹ còn sống hãy có hiếu, đối xử tốt với ba mẹ. Đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn.

Cho dù cha mẹ như nào thì cũng là mong những điều tốt đẹp nhất đến cho con cái. Dù thời xưa hay thời nay thì lòng hiếu thảo vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu như không có một trái tim yêu thương rộng lớn thì làm sao có được cuộc sống hạnh phúc.

Chữ hiếu chính là nền tảng đạo lý của con người, nếu người nào không hiếu thảo với cha mẹ thì ngoài xã hội cũng không phải là người tử tế. Hiếu với cha mẹ không chỉ giữ được lòng kính mến mà còn làm cha mẹ vui lòng.

Hiếu thảo là một nền tảng của sự yêu thương, cho dù thành công hay thất bại thì gia đình vẫn là nơi mà chúng ta có thể trở về trước những khó khăn trên đường đời. Hiếu thảo với cha mẹ là một trong những bài học quý báu cũng như ý nghĩa sự tích câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt.
Vậy chúng ta hãy yêu thương cha mẹ ngay còn có thể, không làm cha mẹ buồn để không phải hối hận khi họ đã ra đi mãi mãi…