Bài tập 1. cảm nhận của em về truyện thạch sanh:lí do:

Câu 2: Hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh


Thạch Sanh là nhân vật được dân gian gửi gắm một cách trọn vẹn và đầy đủ những quan niệm của nhân dân ta về cái thiện, cái ác, về lòng yêu chuộng hòa bình. Chàng vốn là con của Ngọc Hoàng được đưa xuống đầu thai làm con trong gia đình đôi vợ chồng nghèo hiếm muộn. Khi vừa sinh ra chàng đã phải sống mồ côi dưới gốc đa, đốn củi kiếm cơm qua ngày. Chàng được các thiên thần xuống chỉ dạy võ nghệ và các phép thần thông. Như vậy, qua xuất thân ta thấy Thạch Sanh hiện lên là một người lao động có cuộc sống nghèo khổ nhưng chăm chỉ, hiền lành, lương thiện. Thạch Sanh phải trải qua bao thử thách hiểm nguy, bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ chằn tinh. Rồi Lí Thông lừa cứu công chúa và chôn vùi chàng dưới hang sâu, ở đây chàng đã cứu được con trai vua Thủy Tề và được tặng một chiếc đàn thần. Lí Thông – người anh em kết nghĩa đã nhẫn tâm đẩy chàng tới ngục tối, nhưng nhờ đàn thần chàng đã tự giải cứu mình, không chỉ vậy còn lật tẩy bộ mặt xảo quyệt của mẹ con Lý Thông, giúp công chúa lấy lại được tiếng nói. Tiếng đàn chính là ánh sáng của công lý, là lời hóa giải cho mọi oan ức của Thạch Sanh và cuối cùng chàng đã nên duyên với công chúa. Những thử thách ngày càng khó khăn nhưng cũng là dịp để nhân vật bộc lộ tính cách của mìn, việc làm và hành động của Thạch Sanh đã bộc lộ chàng là con người có sức mạnh phi thường, thật thà, sẵn sàng xả thân vì người khác, đấu tranh vì chính nghĩa mà không màng lợi ích của bản thân. Không những vậy chàng còn là con người bao dung, nhân hậu, khoan dung khi tha thức cho mẹ con Lí Thông. Kết thúc có hậu như phần thưởng to lớn, đền đáp xứng đáng cho bao hi sinh của chàng. Đó cũng là ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống công bằng, tốt đẹp: Cái xấu, cái ác sẽ bị trừng trị và hạnh phúc sẽ đến với những con người lương thiện. Thạch Sanh là nhân vật kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta: hiền lành, lương thiện, tốt bụng, dũng  cảm và yêu chuộng hòa bình. Qua truyện Thạch Sanh, nhân dân ta cũng gửi gắm lời dạy ý nghĩa về quan niệm “ở hiền gặp lành”,  hãy sống hướng thiện và yêu thương bằng trái tim chân thành, bạn nhận được những điều tốt đẹp nhất từ cuộc đời ban tặng.

Câu chuyện đẹp là câu chuyện có nhân vật ấn tượng, tình tiết truyện cuốn hút, giàu ý nghĩa. Và Thạch Sanh chính là câu chuyện tuyệt vời sống mãi cùng thời gian, nhận vật Thạch Sanh sẽ là nhân vật huyền thoại trong lòng bao người.

Bài tập 1. cảm nhận của em về truyện thạch sanh:lí do:

Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh

Trong thế giới truyện cổ tích có rất nhiều câu chuyện hay, thú vị mà em đã từng được nghe kể hay đọc qua, nhưng với em Thạch Sanh vẫn mãi là câu chuyện giản dị nhưng để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhận vật Thạch Sanh là hình tượng làm nổi bật câu chuyện và cũng là lý do khiến em yêu thích câu chuyện này.

Truyện cổ tích quen thuộc này đã phát họa, tạo hình rất thành công nhân vật Thạch Sanh, ở chàng vừa có chút gì đó chân phương, giản dị trong hình tượng của người con trai tuy nghèo khó nhưng tiềm ẩn bên trong là một bóng dáng của người anh hùng sẵn sàng giúp đỡ mọi người quanh mình. Thạch Sanh vốn không may mắn sinh ra trong một gia đình nghèo khó lại mồ côi cha mẹ từ nhỏ, chàng phải tự lập sớm nhưng luôn cố gắng, chăm chỉ. Ở Thạch Sanh luôn cho ta thấy cậu là một người tài giỏi, có ý chí nhưng không tự đắt, luôn sẵn sàng đối mặt với mọi hiểm nguy để giúp đỡ mọi người, nhân hậu.

Mọi chuyện bắt đầu khi chàng gặp Lý Thông, vốn hiền lành, tin người nên chàng vui mừng, cảm động vì có người nhận làm anh em kết nghĩa. Thạch Sanh không chút nghi ngờ, thắc mắc điều gì mà liền nhận lời ngay. Ở Thạch Sanh toát lên một vẻ đẹp sâu sắc, đáng trân quý hơn rất nhiều khi được xây dựng một cách chân thật, vô tư, tình nghĩa. Ngược lại nổi bật hơn nhân vật ích kỉ, xấu xa là Lý Thông, một người ích kỉ một đời sống chỉ luôn ganh ghét và mưu kế để lừa gạt, thành quả từ người khác luôn nhận về mình. Nhiều lần Thạch Sanh bị Lý Thông lừa gạt đẩy vào nơi nguy hiểm, chổ chết nhưng chàng vẫn đấu tranh và bảo toàn bản thân mình. Qua đó mới thấy Thạch Sanh là một chàng trai khỏe mạnh, thấy cái ác là diệt trừ mà không màng đến hiểm nguy đối với bản thân của mình, vì người khác, lợi ích của mình luôn đặt sau lợi ích của mọi người.

Sau nhiều lần chiến đấu với nguy hiểm, lần đầu giết con chằn tinh rồi sau đó là con Đại bàng cứu công chúa và con trai vua Thủy Tề cho thấy chàng quả là một người quả cảm, ngoan cường và mưu trí, thông minh khi lần theo dấu vết của đại bàng để tìm nơi ở cuả nó. Chàng sau nhiều lần bị Lý Thông vu oan nhưng cũng không chứng minh có thể thấy được con người luôn tin vào nhân quả, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác  và rồi bóng tối sẽ bị lu mờ đi bởi ánh sáng lan tỏa. Trong bất kì hoàn cảnh, dù nguy cấp, ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân mình thì Thạch Sanh vẫn luôn đặt con người lên trên hết, bỏ qua bản thân mình vì mọi người. Chàng sau nhiều lần lập công nhưng không hệ nhận công lao đền đáp, với chàng điều đó là chuyện tốt nên làm nên đã từ chối nhận vàng bạc từ vua Thủy Tề. Mọi thứ đến với Lý Thông chàng đều cho qua nhanh chóng mà không trách móc, trả thù, mọi sự oán trách, trừng phạt lẽ ra dành cho mẹ con Lý Thông nhưng chàng không làm thế mà cho họ trở về hoàn lương, làm ăn. Và sau tất car thì cái ác cũng bị trời trừng phạt bằng cách sấm sét đánh chết mẹ con họ, qua dó cho thấy cái ác rồi sẽ bị trời trừng phạt. Ngoài ra nhờ có tiếng đàn của Thạch Sanh mà hóa giải chiến tranh, làm cho bọn giặc vì thế mất tinh thần chiến đấu đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân.

Vẻ đẹp con người Việt Nam được xây dựng qua câu chuyện cũng chính là hình tượng điển hình của nhân vật Thạch Sanh. Qua câu chuyện em vô cùng yêu quý chàng và tin rằng mọi cái ác trên đời đều bị trừng phạt chỉ là sớm hay muộn.  

Qua việc tham khảo bài cảm nhận về truyện cổ tích Thạch Sanh các em sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về nội dung, ý nghĩa câu chuyện đồng thời có thêm những gợi ý hay về hướng khai thác, cảm thụ một tác phẩm.


Đề bài: Trình bày Cảm nhận về truyện cổ tích Thạch Sanh

Bài mẫu Cảm nhận về truyện cổ tích Thạch Sanh

Bài làm

Truyện cổ tích này rất phổ biến ở nước ta, đã được đặt thành thơ. Có một truyện Nôm khuyết danh cũng có tên là truyện Thạch Sanh. Thạch Sanh là một dũng sĩ, có nhiều đức tính tốt và có hành động anh hùng. Rất nhiều sự việc đã diễn ra trong cuộc đời chàng.

Trước hết, Thạch Sanh bị Lý Thông lừa, thay hắn nộp mạng cho Xà Tinh. Chàng đã giết được Xà Tinh, chặt được đầu nó nhưng lại bị Lý Thông lừa xuống hang sâu. Xuống hang, chàng đánh nhau với Đại bàng, một con chim dữ đã thành tinh. Cuối cùng chàng giết được Đại bàng, cứu được công chúa.

Lập công nhưng chàng phải ở lại dưới hang vì Lý Thông đã lấp cửa hang không cho chàng lên. Chàng lùng sục chỗ ở của Đại bàng và cứu được thái tử con vua Thuỷ tề. Ở đây, Thạch Sanh lại bắt được con cáo đã thành tinh. Chàng được vua Thuỷ tế đưa về cõi trần, lại được tặng một chiếc đàn làm kỉ niệm. Mặc dù suốt thời gian nghèo khổ, thiếu thốn, Thạch Sanh vẫn là một người tốt, diệt được rắn độc, trừ được chim dữ, khuất phục được cáo ngạo ngược, giải thoát cho hai người - một công chúa, một thái tử - nhưng chàng không nhận sự đền ơn, không lấy vàng bạc, không ham chức tước. Vẫn là một con người bình thường, chuyên làm việc nghĩa, dù đạt nhiều thành tích huy hoàng, chàng vẫn bình dị, trong sáng.

Lý Thông là một con người gian ác. Hắn lừa Thạch Sanh nộp mang thay hắn. Thạch Sanh giết được yêu quái. Hắn tìm cách đánh lừa, nhờ chàng đi cứu công chúa. Hắn lại táng tận lương tâm, định chôn sống chàng và đưa công chúa về để lên ngôi phò mã. Ít người tàn ác đến như thế. Nhưng khi tội ác của hắn đã rõ, Thạch Sanh vẫn rộng lòng tha thứ cho hắn. Có điều người tha nhưng trời không tha. Sét đã đánh chết hắn, còn bắt hắn hoá thành bọ hung, suốt đời rúc trong đống phân.

Công chúa Quỳnh Nga cũng là một nhân vật đẹp. Nàng bị Đại bàng bắt giữ, rồi được Thạnh Sanh cứu. Nàng hẹn kết duyên với Thạch Sanh, nhưng đã bị Lý Thông lừa gạt. Không thể nói ra được câu chuyện với ai, vì nếu nói cũng chẳng ai tin. Lý Thông có bao nhiêu thế lực, bao nhiêu kẻ hầu người hạ, chỉ sẽ nói tốt cho Lý Thông. Nhà vua chỉ có thấy Lý Thông đưa được con mình về chứ có thấy Thạch Sanh đâu. Sự đau đớn và bất bình của công chúa đã khiến cho nàng thành con người câm. Nàng từ chối không chịu theo Lý Thông, cũng là để giữ mối tình cảm của mình trong im lặng. Câm, thực ra là sự chung thuỷ không diễn đạt được bằng lời. Nàng chỉ nói khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh. Truyện dân gian đã có cách thể hiện tình duyên thật kì diệu. Tiếng đàn là bằng chứng của hai tấm lòng cảm thông. Tiếng đàn khơi gợi tình yêu chân thành say đắm. Tiếng đàn làm cho người câm biết nói. Tiếng đàn làm rõ được trắng đen. Tiếng đàn là tiếng tơ lòng mà cũng là tiếng nói của chân lí. Tiếng đàn lại có một sức mạnh thần kì hơn nữa. Khi quân ngoại xâm kéo đến, Thạch Sanh đã dạo đàn lên. Tiếng đàn làm cho giặc khủng khiếp, thấy được gây sự đánh nhau là vô ích. Chúng xin đầu hàng. Tiếng đàn hoá thành một lợi khí dẹp mọi nguy nan. Đó là tiếng đàn địch vận. Thạch Sanh biết dùng âm nhạc để chinh phục lòng người. Anh còn có một phép lạ: chỉ nấu một niêu cơm mà bọn giặc đông hàng vạn người, ăn mãi không hết.

Niêu cơm Thạch Sanh tượng trưng cho của cải vô tận của nước nhà. Tiếng đàn Thạch Sanh và niêu cơm Thạch Sanh là hai vật quý có ý nghĩa tiêu biểu cho tinh thần hoà bình, cho khả năng vô tận của con người và đất nước Việt Nam. Thạch Sanh là một chàng dũng sĩ tiêu biểu cho dân tộc ta. Người Việt Nam yêu mến Thạch Sanh vì chàng hào hiệp cứu khốn phò nguy. Gặp chuyện bất bình, thay bọn người lay bọn quỷ làm hại đồng bào là Thạch Sanh xông vào tiêu diệt, không tính toán và không ham của cải, không cầu danh lợi, làm ơn không cần báo đáp và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ xấu, dù bọn xấu ấy chỉ một mực làm hại mình. Chàng còn tiêu biểu cho nguyện vọng yêu hòa bình, yêu tự do của dân tộc, và còn chứng minh cho sự bền bỉ, cho sự thịnh cường của đất nước. Hình ảnh Thạch Sanh với chúng ta luôn luôn hấp dẫn.

GS. Vũ Ngọc Khánh (Bình giảng Thơ ca - Truyện cổ dân gian)

--------------HẾT---------------

Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 6 phần bài Thạch Sanh là một nội dung quan trọng các em cần chú ý Soạn bài Thạch Sanh đầy đủ.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Sọ Dừa nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Sọ Dừa SGK Ngữ Văn lớp 6.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-truyen-co-tich-thach-sanh-39344n.aspx