Bài tập bảng chữ cái Hiragana

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 23/01/2021, 11:54

Ngày đăng: 23012021, 11:24Ngày đăng: 23012021, 11:10bài giảng online dành cho các bạn mới học bảng chữ cái. ngày một sẽ tập chung vào 3 hàng đầu chữ cái và một số chào hỏi cơ bản. tài liệu có nhiều tranh ví dụ thú vị dẽ học . vidu: STT Ngôi nhà Hồ nước Nhà ga Nghe Rượu Mồ Chân Con bò Quả đào 10 Tóc 11 Mắt 12 Căn Phòng 13 Núi 14 Rau 15 Tuyết 16 Đọc 17 Cá sấu 18 Vườn 19 Nhật Bản 20 Giáo Viên 21 Kiểm tra 22 Cái túi 23 Con khỉ ベトナム語 ひらがな 24 Hoa Anh đào 25 Mây 26 Nắng 27 Nhìn 28 Con chim 29 Thịt gà 30 Cái kéo 31 Gạo 32 Mưa 33 Cây cầu 34 Ngôi 35 Hoa 36 Tàu, thuyền 37 Người 38 Thịt 39 Con chó 40 Con cua 41 Nấm 42 Buổi trưa 43 Tầu điện ngầm 44 Đồng hồ 45 Bạch tuộc 46 Cái bàn 47 Buổi sáng 48 Buổi tối 49 viết 50 Nhìn 日日日日日日日 Nihongo kana nyumon NHẬP MÔN TIẾNG NHẬT NỘI DUNG GIỚI THIỆU VỀ TIẾNG NHẬT GIỚI THIỆU VỀ BẢNG CHỮ CÁI HIRAGANA MỘT SỐ CÂU CHÀO HỎI THƯỜNG NHẬT 4.GIỚI THIỆU VỀ TRANG WEB HOCTIENGNHAT BÀI TẬP VỀ NHÀ VÀ LỊCH HỌC TUẦN SAU TIẾNG NHẬT SƠ CẤP BÀI ĐẦU TIÊN 1.Tìm hiểu loại chữ chức loại chữ tiếng Nhật 2.Tìm hiểu cách đọc bảng chữ 1.Tìm hiểu loại chữ chức loại chữ tiếng Nhật TIẾNG NHẬT CĨ GIỐNG TIẾNG ANH HAY TIẾNG VIỆT KHƠNG ? LỚP HỌC ONLINE JV1 日日日日日日日 Nihongo kana nyumon NHẬP MÔN TIẾNG NHẬT NỘI DUNG KIỂM TRA NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC Ở TUẦN TRƯỚC GIỚI THIỆU BẢN THÂN CƠ BẢN HỌC TIẾP HANG CHỮ CÁI 4.GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂU THƯỜNG DUNG BÀI TẬP VỀ NHÀ VÀ LỊCH HỌC TUẦN SAU KIỂM TRA BÀI CŨ KIỂM TRA BÀI CŨ KIỂM TRA BÀI CŨ KIỂM TRA BÀI CŨ KIỂM TRA BÀI CŨ 2, GIỚI THIỆU BẢN THÂN JIKOSHOUKAI 1,HAJIMEMASHITE Lời chào lần gặp mặt xin chào 2,WATASHI WA…… …desu (TO MOUSHIMASU ) tên ……… 3,… KARA KIMASHITA (

- Xem thêm -

Xem thêm: bài tập chữ cai hiragana ngày 2,

Tiếng Nhật có 3 loại chữ là: Hiragana, Katakana và Kanji tức chữ Hán.
Hiragana và Katakana là chữ biểu âm, mỗi chữ thể hiện 1 âm, còn chữ Hán là chữ biểu ý, mỗi chữ có ý nghĩa nhất định.

Để học thêm tiếng Nhật, bấm vào đây.

  • Hiragana
  • Katakana
  • Chữ Hán

  • #1

    Bạn hãy thử hỏi địa điểm

  • #2

    Bạn hãy thử tự giới thiệu về mình

  • #3

    Bạn hãy thử nói về nơi xuất thân của mình

  • #4

    Bạn hãy thử nói sẽ làm gì ở Nhật Bản

  • #5

    Hãy thử nói bạn đã học bằng cách nào

  • #6

    Bạn hãy thử xác nhận đích đến

  • #7

    Thử đề nghị

  • #8

    Thử giới thiệu bạn bè hoặc người nhà

  • #9

    Thử hỏi tên của một đồ vật

  • #10

    Thử hỏi giá tiền

Bảng chữ cái Hiragana (chữ mềm) là bảng chữ cái cơ bản trong tiếng Nhật. Việc thuộc lòng bảng Hiragana là việc đầu tiên mà người bắt đầu học tiếng Nhật phải làm để chuẩn bị tốt cho việc học lên cao.
Hiragana bao gồm 46 chữ cái cơ bản, cùng với các dạng biến thể của nó bao gồm: Âm đục, Âm ghép, Âm ngắt và Trường âm. Hãy cùng Akira chinh phục bảng chữ cái Hiragana chỉ với 5 ngày nhé!

  • 1. Ngày 1, 2 – Học 46 chữ cái Hiragana cơ bản
    • 1.1. Cách học 46 chữ cái Hiragana cơ bản
    • 1.2. Các điểm cần lưu ý
  • 2. Ngày 3 – Học âm đục, âm bán đục và âm ghép
    • 2.1. Âm đục, âm bán đục
    • 2.2. Âm ghép
  • 3. Ngày 4 – Học âm ngắt và trường âm
    • 3.1. Âm ngắt
    • 3.2. Trường âm
  • 4. Ngày 5 – Luyện tập

1. Ngày 1, 2 – Học 46 chữ cái Hiragana cơ bản

1.1. Cách học 46 chữ cái Hiragana cơ bản

Bảng chữ cái Hiragana được tạo thành bởi các nét uốn lượn và mềm mại nên còn có cách gọi khác là bảng chữ mềm. Về phát âm, các âm trong tiếng Nhật được xây dựng nên từ 5 nguyên âm cơ bản: a, i, u, e, o và một âm mũi /n/.

a

i

u

e

o

ka

ki

ku

ke

ko

sa

shi

su

se

so

ta

chi

tsu

te

to

na

ni

nu

ne

no

ha

hi

fu

he

ho

ma

mi

mu

me

mo

ya

yu

yo

ra

ri

ru

re

ro

wa

wo

n

Chúng ta sẽ học bảng chữ cái Hiragana theo từng hàng ngang với các bước như sau:
     • Bước 1: Ghi nhớ mặt chữ. Hãy liên tưởng hình dáng các chữ cái thành các sự vật xung quanh mình để dễ nhớ hơn.
     • Bước 2: Kết hợp vừa nhìn chữ cái, vừa nghe audio phát âm của chữ và nhại lại theo. Hãy nghe và nhắc lại thật nhiều lần cho đến khi bạn phát âm giống hệt như audio.
     • Bước 3: Chỉ tay vào chữ cái và tự đọc to. Song song với việc kiểm tra xem bạn đã nhớ đúng cách đọc chữ cái chưa thì cần kiểm tra cả cách phát âm của bạn có chuẩn không. Cách dễ nhất là tự ghi âm lại phần mình đọc và so sánh nó với bản audio.
     • Bước 4: Tập viết từng chữ cái đúng thứ tự các nét. Viết đi viết lại nhiều lần để mặt chữ in sâu vào tâm trí bạn.
     • Bước 5: Ôn tập lại thường xuyên bằng Flashcard. Bạn có thể tự tạo các tấm thẻ nhỏ, một mặt ghi chữ cái Hiragana, mặt còn lại ghi cách đọc của chữ cái đó. Mang bộ Flashcard này theo bên mình và ôn tập bất cứ khi nào rảnh rỗi là cách tuyệt vời để nhớ lâu hơn.

Để dễ hình dung các bước học này, chúng ta cùng xem thử 1 ví dụ cụ thể nhé!
Hàng đầu tiên của bảng chữ cái Hiragana – Hàng A gồm các chữ cái あ、い、う、え、お
Bước 1: Ghi nhớ mặt chữ: Khi nhìn vào các chữ cái này, bạn thấy nó giống những gì? Dưới đây là một vài gợi ý Akira dành cho bạn.

Với chữ あ (a) ta có thể thấy nó trông giống như một cây kiếm đâm vào con cá.

Với chữ い (i) ta thấy 2 nét của nó trông giống 2 con sâu.

Bước 2: Lắng nghe phần phát âm và nhại lại. Chú ý: Với chữ う (u) ta sẽ phát âm ở giữa [u] và [ư], khi phát âm thì tròn môi.
Bước 3: Chỉ tay vào chữ cái và đọc to.
Bước 4: Tập viết từng chữ đúng thứ tự các nét. Luyện viết mỗi chữ ít nhất 2 dòng.

(Nguồn: nhk.org.jp)

Bước 5: Ôn tập thường xuyên bằng Flashcard.

1.2. Các điểm cần lưu ý

Về cách phát âm:
Hai chữ し (shi) và つ (tsu) có cách phát âm đặc biệt:
Với chữ し (shi), khi phát âm ta khép hai răng lại và bật hơi.
Với chữ つ (tsu) khi phát âm thì khép hai răng lại, đưa lưỡi chạm vào hàm trên và bật hơi ra, chú ý tránh nhầm với chữ す (su) nhé!

Chữ ふ (fu): Mặc dù được phiên âm là fu nhưng lại nằm trong hàng ha. Để phát âm chính xác hãy thử tưởng tượng như mình đang thổi nến, khẩu hình như đọc chữ “hu” nhưng phát âm là “fu” nhé.

Hàng や ゆ よ (ya – yu – yo): Có một số bạn có xu hướng phát âm thành da du do theo kiểu tiếng Việt. Nhưng thực chất cách đọc các chữ này giống như đọc nhanh của [i-a] [i-u] và [i-o].

Về cách đọc, viết:
Các cặp chữ sau thường gây nhầm lẫn cho người mới bắt đọc học khi đọc, viết:「あ」và「お」; 「い」và「り」;「き」và「さ」;「ぬ」và「め」;「ね」「れ」và「わ」. Vì vậy, hãy luyện tập các chữ này thật nhiều nhé.

2. Ngày 3 – Học âm đục, âm bán đục và âm ghép

2.1. Âm đục, âm bán đục

Từ những chữ cái cơ bản, người Nhật đã mở rộng bảng chữ cái của mình bằng cách thêm dấu vào một số hàng. Cụ thể:
Âm đục: Thêm dấu「〃」(gọi là tenten) vào phía trên bên phải các chữ cái hàng KA, SA, TA và HA.
Âm bán đục: Thêm dấu「○」(gọi là maru) vào phía trên bên phải các chữ cái của hàng HA.

ga

gi

gu

ge

go

za

ji

zu

ze

zo

da

ji

zu

de

do

ba

bi

bu

be

bo

pa

pi

pu

pe

po

Cần lưu ý: Chữ ぢ (ji) và づ (zu) có cách phát âm giống hệt じ (ji) và ず (zu), tuy nhiên trong tiếng Nhật, từ vựng có chứa các chữ này không nhiều. Chủ yếu sử dụng じ (ji) và ず (zu).

2.2. Âm ghép

Các chữ cái thuộc cột I (trừ い) đi kèm với các chữ や、ゆ、よ được viết nhỏ lại sẽ tạo thành âm ghép.

きゃ

kya

きゅ

kyu

きょ

kyo

しゃ

sha

しゅ

shu

しょ

sho

ちゃ

cha

ちゅ

chu

ちょ

cho

にゃ

nya

にゅ

nyu

にょ

nyo

ひゃ

hya

ひゅ

hyu

ひょ

hyo

みゃ

mya

みゅ

myu

みょ

myo

りゃ

rya

りゅ

ryu

りょ

ryo

ぎゃ

gya

ぎゅ

gyu

ぎょ

gyo

じゃ

ja

じゅ

ju

じょ

jo

びゃ

bya

びゅ

byu

びょ

byo

ぴゃ

pya

ぴゅ

pyu

ぴょ

pyo

Cần lưu ý: Với các chữ しゃ (sha)、しゅ (shu)、しょ (sho)、ちゃ (cha)、ちゅ (chu)、ちょ (cho)、じゃ (ja)、じゅ (ju)、じょ (jo) khi phát âm sẽ phải bật hơi.

3. Ngày 4 – Học âm ngắt và trường âm

3.1. Âm ngắt

Âm ngắt là các âm khi phát âm sẽ có khoảng ngắt, được biểu thị bằng chữ 「つ」được viết nhỏ lại thành 「っ」. Khi đó, ta sẽ gấp đôi phụ âm đằng sau nó.
Theo dõi các ví dụ sau để dễ hình dung hơn nhé.
いっかい:/ikkai/
いっぷん:/ippun/
いっしょに:/isshoni/
きって:/kitte/

3.2. Trường âm

Trường âm là những nguyên âm được phát âm kéo dài ra, có độ dài gấp đôi các nguyên âm  [あ] [い] [う] [え] [お] bình thường.
Ví dụ:

Các nguyên tắc trường âm
     • Hàng A có trường âm là あ. Vd: おかあさん
     • Hàng I có trường âm là い. Vd: おじいさん
     • Hàng U có trường âm là う. Vd: ゆうびんきょく
     • Hàng E có trường âm là え hoặc い (đa số là い). Vd: とけい,  おねえさん
     • Hàng O có trường âm là お hoặc う (đa số là う). Ví dụ: おおきい,  おとうさん

Cần lưu ý: Thêm trường âm sẽ làm thay đổi ý nghĩa của từ. Vì vậy, cần chú ý luyện phát âm cho đúng ngay từ đầu để tránh gây hiểu sai và dùng sai khi luyện giao tiếp tiếng Nhật sau này.
Vd: おばさん /obasan/: cô, bác gái   khác với   おばあさん /obaasan/: bà

4. Ngày 5 – Luyện tập

Sau khi đã học tất tần tật về bảng chữ cái Hiragana, ngày cuối cùng sẽ là lúc chúng ta ôn tập lại tổng quát những gì đã học.
Akira gợi ý cho bạn các game vui nhộn dưới đây để bạn vừa có thể tự kiểm tra, vừa thư giãn sau 4 ngày học căng thẳng nhé.

# Game 1
Điền chữ còn thiếu vào bảng sau:

# Game 2
Hãy nối các chữ cái Hiragana theo thứ tự từ あ đến ん để được một hình vẽ hoàn chỉnh. (Nguồn: happylilac.net)

Ngoài ra, các bạn có thể luyện tập thêm với giáo trình Kana nyuumon. Đây là cuốn sách Nhập môn cho người mới bắt đầu, cuốn sách có phần luyện viết, đọc từ, bài tập liên quan đến 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana.

Sau 5 ngày, bạn đã có thể đọc được chữ cái Hiragana rồi chứ? Dù hiện tại tốc độ đọc của bạn còn chậm nhưng cũng đừng nóng vội, hãy chuyển sang học bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana luôn nhé! Chữ Hiragana xuất hiện ở khắp các phần học sau này nên bạn có thể vừa học các kiến thức mới, vừa ôn tập Hiragana.
Chúc các bạn tìm được cách học tiếng Nhật vui vẻ và hiệu quả!

Chủ đề