Bài tập luật thương mại hàng hóa và dịch vụ có đáp an

Tuyển tập 25+ đề thi môn Thương mại hàng hóa và dịch vụ được cập nhật liên tục từ năm 2013 đến nay. Thân gửi các bạn tham khảo và mến chúc các bạn học tốt – thi tốt!

Show

TỪ KHÓA: Đề thi Luật, Luật Thương mại

1. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp CLC35

Cập nhật ngày 09/06/2013.

Bài tập luật thương mại hàng hóa và dịch vụ có đáp an

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: Chất lượng cao 35
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Tự luận

Thương nhân sản xuất hàng hóa là Bên giao đại lý bán trong quan hệ đại lý thương mại hay là Nhà cung cấp trong quan hệ hợp đồng phân phối đều có cùng mục đích là tạo lập được một mạng lưới tiêu thụ hàng hóa do mình sản xuất ra. Như vậy, hợp đồng đại lý bán hay hợp đồng phân phối chỉ là các hình thức và phương tiện khác nhau mà Thương nhân sản xuất hàng hóa sử dụng để đạt được cùng mục đích.

Vậy theo anh chị thì Thương nhân sản xuất hàng hóa sẽ cần cân nhắc những yếu tố pháp lý nào để lựa chọn hình thức hợp đồng đại lý bán hay hình thức hợp đồng phân phối.

Lý thuyết

Anh chị hãy trình bày về các điều kiện pháp lý, thời gian và thủ tục hành chính đối với việc thực hiện hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Thương mại 2005.

Bài tập

Theo hợp đồng số HĐ/SX/0505/2013 ngày 27.5.2013, bên A là Cty TNHH A có đặt hàng với bên B là Cty TNHH B sản xuất 1.000 tấm biểu ngữ banner quảng cáo với tổng giá trị hợp đồng là 39.5 triệu đồng, giao hàng đến ngày 27.6.2013 bên A trả cho bên B 4.0 triệu đồng ngay sau khi mẫu Banner được duyệt, còn lại 35.5 triệu đồng trả sau khi giao hàng 05 ngày.

Ngày 08.06.2013 bên B giao trước 300 tấm banner. Do không đúng quy cách, chất liệu, nên hai bên thỏa thuận bên B bồi thường thêm 200 tấm banner và bên A đồng ý nhận tiếp số banner còn lại. Ngày 14.06.2013 bên B giao tiếp 700 tấm banner còn lại. Ngày 16.06.2013 giao 200 tấm banner bồi thường, nhưng số banner này cũng không đạt chất lượng. Ngày 22.06.2013 bên B lại giao tiếp 200 banner nữa.

Do bên A không thanh toán số tiền còn lại sau nhiều lần yêu cầu, nên ngày 31.08.2013 bên B đã khởi kiện bên A ra Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu bên A thanh toán số tiền hàng còn lại và tiền lãi do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật. Bên A cho rằng bên B đã vi phạm hợp đồng nhưng thay vì phạt vi phạm, bên A đã tạo điều kiện cho bên B sản xuất banner bồi thường, điều này thể hiện rõ thiện chí, đạo đức trong kinh doanh của bên A, nên đã đề nghị với bên B được thanh toán 50% giá trị hợp đồng nhưng bên B không đồng ý. Bên B yêu cầu tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa, bên B trình bày 200 tấm banner giao ngày 22.06.2013 là để bồi thường lần 2 theo thỏa thuận của 2 bên. Ngược lại, bên A cho rằng không có thỏa thuận bồi thường lần 2 mà là do bên B tự ý đem đến giao hàng tại kho của bên A. Nhưng bên A cũng thừa nhận là số banner giao sau cùng là đạt yêu cầu và bên A có sử dụng một số tấm banner này.

Câu hỏi:

Căn cứ vào quy định pháp luật và các tình tiết vụ án, anh chị hãy xem xét yêu cầu của bên B có cơ sở để chấp nhận không?./.

Xem thêm đề thi

2. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ

Cập nhật ngày 19/12/2013.

  • Trường ĐH Luật Hà Nội
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Lý thuyết

Nêu sự khác biệt theo quy định của pháp luật thương mại hiện hành khi bên mua thực hiện quyền tạm ngừng thanh toán tiền hàng theo quy định tại Điều 51 Luật thương mại và áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 308 Luật Thương mại trong trường hợp bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng?

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1 – Các bên trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

2 – Thương nhân cung ứng dịch vụ quá cảnh có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa quá cảnh để thanh toán thù lao quá cảnh.

3 – Theo quy định của pháp luật thương mại hiện hành, chỉ có chủ sở hữu của hàng hóa mới được quyền định đoạt hàng hóa.

4 – Bên thuê có quyền trả lại hàng vào bất kỳ thời điểm nào nếu phát hiện hàng hóa cho thuê không phù hợp với hợp đồng.

Bài tập

Cty A mua nguyên liệu (vải tơ tằm) của Cty B để sản xuất hàng quần áo bán cho Cty C. Vải tơ tằm được giao là nguyên liệu được dệt, nhuộm và xử lý theo yêu cầu cụ thể của Cty A. Cty B giao nguyên liệu chậm dẫn đến Cty A giao hàng chậm cho Cty C. Hợp đồng giữa A và C có thỏa thuận phạt vi phạm do giao hàng chậm và C đã yêu cầu A trả tiền phạt vi phạm. Mặt khác, do B chậm giao nguyên liệu nên A phải tạm ngưng hoạt động của dây chuyền may trong khoảng thời gian chậm giao.

Câu hỏi:

1 – Cty A yêu cầu Cty B bồi thường thiệt hại. Hãy xác định phạm vi bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật thương mại hiện hành.

2 – Giả sử để thực hiện hợp đồng với Cty A, Cty B đã ký kết hợp đồng mua nguyên liệu từ Cty K. Tuy nhiên, Cty K đã không giao hàng cho Cty B do sự khan hiếm của vùng nguyên liệu. Cty B có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Cty A không? Giải thích? (Biết rằng: Hàng hóa mà các bên mua bán không có hàng cùng loại có thể thay thế trên thị trường vào thời điểm giao hàng).

3. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp AUF 36

Cập nhật ngày 23/12/2013.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: AUF 36
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1 – Luật Thương mại hiện hành chỉ áp dụng đối với các hoạt động thương mại được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

2 – Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại chưa được xác lập, nếu các bên chưa thỏa thuận xong về giá cả.

3- Thương nhân được phép quyết định thời hạn thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức giảm giá.

4 – Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán hàng hóa mà hàng hóa phải dịch chuyển qua biên giới lãnh thổ Việt Nam.

Lý thuyết

Anh chị hãy so sánh điều kiện và cách thức áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm theo quy định của Luật thương mại năm 2005

Bài tập

Cty TNHH Thương mại dịch vụ (Bên A) là một doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất thức ăn nuôi tôm. DNTN B (Bên B) có trụ sở tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ngày 01.01.2012 bên A và bên B có ký một hợp đồng đại lý độc quyền cho loại thức ăn dành cho tôm sú hiệu Strawbass, theo đó bên A là bên giao đại lý và bên B là bên đại lý. Trong hợp đồng có quy định rõ bên B không được nhận cung cấp phân phối sản phẩm thức ăn nuôi tôm sú cho các doanh nghiệp khác. Ngày 30.04.2013 bên A đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng hợp đồng đại lý cho bên B và hợp đồng trên chấm dứt vào ngày 30.06.2013.

Câu hỏi:

1 – Việc ký hợp đồng có nội dung nêu trên có phù hợp với quy định của Luật Thương mại hiện hành không? Giải thích?

2 – Biết rằng tổng số tiền thù lao mà bên đại lý (bên B) nhận được trong suốt thời gian làm đại lý (từ 01.01.2012 đến 30.06.2013) từ bên A là 168.000.000 đ (trong đó số tiền thù lao bên B nhận được cho thời gian làm đại lý từ 01.01.2012 đến 31.12.2012 là 120.000.000đ). Căn cứ vào quy định của luật thương mại hãy xác định số tiền mà bên A phải bồi thường cho bên B khi chấm dứt hợp đồng đại lý.

3 – Việc bồi thường cho bên đại lý khi chấm dứt hợp đồng theo thông báo của bên giao đại lý có phải là việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Thương mại hiện hành hay không? Giải thích.

4. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp DS36A

Cập nhật ngày 23/12/2013.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: DS36A
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Lý thuyết

1 – Nguyên tắc tự do thỏa thuận được thể hiện trong Luật Thương mại 2005 như thế nào?

2 – Anh chị hãy so sánh điều kiện áp dụng và hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài tạm ngưng thực hiện hợp đồng và chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Bài tập

Ngày 24.09.2008 DNTN Như Phát có trụ sở tại quận Thủ Đức TPHCM (Bên A) ký hợp đồng số 09/2008/HĐKT với Cty TNHH Việt Gỗ (Bên B) có trụ sở tại Quận Bình Thạnh TPHCM, theo đó Bên A nhận cung cấp cho Bên B một số lượng gỗ cao su trị giá 180 triệu đồng. Thực hiện hợp đồng, bên A đã cung cấp đầy đủ hàng cho Bên B vào ngày 6.10.2008.

Theo cam kết hợp đồng, Bên B có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ tiền hàng vào ngày 05.12.2008. Nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên B chưa thanh toán tiền hàng cho Bên A mà vào ngày 29.12.2008 gửi công văn cho Bên A đề nghị được trả hết số nợ này theo phương thức trả góp thành 04 đợt như sau: Đợt 1: ngày 05.5.2009 sẽ trả 25% số nợ; Đợt 2: ngày 05.6.2009 sẽ trả 25% số nợ; Đợt 3: ngày 05.7.2009 sẽ trả 25% số nợ; Đợt 4: ngày 05.8.2009 sẽ trả 25% số nợ.

Bên A không đồng ý và khởi kiện bên B vào ngày 16.01.2009, yêu cầu bên B thanh toán một lần toàn bộ tiền hàng là 180 triệu và tiền lãi do chậm thanh toán với lãi suất 1%/tháng tính từ ngày 06/12/2008 đến ngày Tòa án mở phiên xét xử sơ thẩm.

Tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 25.05.2009, bên A yêu cầu Tòa án buộc bên B thanh toán một lần toàn bộ tiền hàng và tiền lãi do chậm thanh toán bằng 1%/tháng trong thời hạn 5 tháng tính từ ngày 06.12.2008 đến ngày 6.5.2009. Bên B xin được trả số nợ vốn làm 4 lần: 15.06.2009 trả 25%, 15.07.2009 trả 25%, 15.08.2009 trả 25%, 15.09.2009 trả 25%, đồng ý trả tiền lãi do chậm thanh toán theo mức do Tòa án quyết định nhưng chỉ tính từ 06.12.2008 đến ngày bên A nộp đơn khởi kiện tại tòa là 16.01.2009.

Câu hỏi:

Anh chị hãy phân tích tình trạng pháp lý của sự việc trên. Cho biết: lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường vào thời điểm Tòa án mở phiên xét xử sơ thẩm là 22%/năm./.

5. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp QTL 36

Cập nhật ngày 29/12/2013.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: QTL 36
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1 – Luật Thương mại hiện hành chỉ áp dụng đối với các hoạt động thương mại được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

2 – Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại chưa được xác lập, nếu các bên chưa thỏa thuận xong về giá cả.

3- Thương nhân được phép quyết định thời hạn thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức giảm giá.

4 – Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán hàng hóa mà hàng hóa phải dịch chuyển qua biên giới lãnh thổ Việt Nam.

Lý thuyết

Anh chị hãy so sánh điều kiện và cách thức áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm theo quy định của Luật thương mại năm 2005.

Bài tập

Cty A là chủ sở hữu của một trang trại nuôi gia súc. Trong đợt dịch lở mồm long móng, mặc dù gia súc trong trang trại này không bị dịch nhưng do không giải quyết được việc tiêu thụ nên Cty A đã quyết định cho CTCP B thuê toàn bộ trang trại nói trên để khai thác vì Cty B có cơ sở chế biến gia súc và kho chứa hàng đông lạnh có trữ lượng lớn. Qua đợt dịch, Cty A quyết định không kinh doanh trang trại này nữa mà bán toàn bộ trang trại cho Cty C. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, công ty C đến tiếp quản đàn gia súc. Do hợp đồng thuê trang trại vẫn còn hiệu lực nên Cty B không đồng ý giao trang trại và đàn gia súc cho Cty C.

Câu hỏi:

1 – Việc làm trên của Cty B có đúng theo quy định của Luật thương mại hiện hành không? Tại sao?

2 – Biết rằng kể từ khi trang trại được công ty B thuê cho đến khi trang trại được bán cho Cty C, đàn heo được nuôi trong trang trại được bán cho Cty C, đàn heo được nuôi trong trang trại đã phát triển từ 22.000 con lên đến 25.000 con. Hỏi ái sẽ là chủ sở hữu đối với 3.000 con heo mới được sinh ra nói trên./.

6. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp DS37

Cập nhật ngày 19/06/2014.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: DS37
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1 – Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm như thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

2 – Sở giao dịch hàng hóa là nơi giao dịch của tất cả các hàng hóa được phép lưu thông.

3 – Đại lý bán hàng là bên chịu rủi ro đối với hàng hóa do bên giao đại lý giao trong thời gian hàng hóa chịu sự quản lý của mình.

4 – Mọi thương nhân đều được phép kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Lý thuyết

Hãy phân tích những quy định của Luật Thương mại hiện hành có mục đích bảo vệ quyền lợi của bên thuê hàng hóa.

Bài tập

Cty X ký hợp đồng mua của Cty Y 50.000.000 lít dầu DO, hàng được vận chuyển từ cảng Australia về đến cảng TPHCM. Trong hợp đồng có thỏa thuận “để xác định chất lượng hàng hóa có phù hợp với hợp đồng hay không dựa vào chứng thư giám định của một thương nhân giám định tại cảng đến do bên mua thuê”.

Khi hàng đến cảng TPHCM, Cty X thuê một thương nhân giám định tại TPHCM tiến hành giám định thì kết quả giám định cho thấy dầu DO có chất lượng không phù hợp với hợp đồng vì bị lẫn nhiều tạp chất trong đó có nước. Tuy nhiên, theo chứng thư giám định của thương nhân tại cảng đi thì lô hàng này có chất lượng đúng như thỏa thuận trong hợp đồng.

Hỏi:

1 – Hai chứng thư giám định nói trên có giá trị pháp lý đối với Cty X và Cty Y không? Tại sao?

2 – Trường hợp cả hai chứng thư giám định của thương nhân giám định tại cảng đi và chứng thư giám định của thương nhân giám định tại cảng đến đều có giá trị pháp lý đối với Cty X và Cty Y và hai kết quả giám định này đều phản ánh đúng tình trạng thực tế của hàng hóa trước khi xếp lên tàu cũng như khi bốc xuống tàu thì ai là người chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa này? Giải thích./.

7. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp DS37

Cập nhật ngày 19/06/2014.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: DS37
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1 – Bên bán không chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau khi đã giao hàng cho bên mua tại một địa điểm giao hàng được xác định theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

2 – Bên cung cấp dịch vụ quá cảnh không có quyền định đoạt hàng hóa quá cảnh ngay cả trong trường hợp bên thuê dịch vụ vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

3 – Bên mua phải thanh toán số hàng thừa theo giá thỏa thuận trong hợp đồng nếu nhận số hàng thừa đó.

4 – Chế tài phạt vi phạm chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận.

Lý thuyết

Khuyến mại dưới hình thức “Mua một tặng một” là hình thức khuyến mại nào trong số các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 Luật thương mại? Thương nhân phải tuân theo những quy định gì và phải thực hiện những thủ tục pháp lý nào nếu muốn thực hiện khuyến mại theo hình thức này?

Bài tập

Ngày 15.03.2013, thương nhân A và thương nhân B(đều có trụ sở tại TPHCM) đã giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó các bên thỏa thuận A phải giao hàng vào ngày 31.03.2013, B phải thanh toán tiền hàng chậm nhất vào ngày 07.04.2013. Đến ngày giao hàng A không thực hiện được việc giao hàng do không nhận được hàng từ thương nhân C. B đã chuẩn bị kho bãi và các điều kiện để tiếp nhận hàng hóa nhưng không được hàng nên vào ngày 06.04.2013 đã gửi công văn cho A thông báo ngừng thanh toán tiền hàng. Tiếp đó, ngày 07.04.2013, B có công văn gửi A yêu cầu giao hàng chậm nhất đến 15.04.2013. Ngày 08.04.2013 A có công văn gửi B hứa sẽ cố gắng giao hàng chậm nhất vào ngày 29.04.2013. B không trả lời công văn này. Do nhu cầu về sản xuất, ngày 20/04/2013 B đã mua hàng hóa tương tự từ thương nhân D. Vào ngày 26.04.2013 C giao hàng cho A. Vào ngày 28.04.2013 A thực hiện giao số hàng đó cho B nhưng B không nhận.

Ngày 01.07.2013 A khởi kiện B yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng mức chênh lệch giữa giá thỏa thuận với B và giá bán thực tế mà A đã bán số hàng hóa đó cho thương nhân E do B không nhận hàng.

B phản tố yêu cầu A bồi thường thiệt hại do phải mua hàng từ thương nhân D với giá cao hơn giá hợp đồng với A.

Anh chị hãy căn cứ vào quy định của Luật Thương mại 2005 để giải quyết sự việc trên.

8. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp HS37

Cập nhật ngày 20/06/2014.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: HS37
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1 – Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng dịch vụ trong hoạt động thương mại được xem là chưa được giao kết, nếu các bên chưa thỏa thuận được về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

2 – Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn đại diện, nếu bên đại diện thương nhân đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đó sẽ mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng.

3 – Tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa đều có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

4 – Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật.

Lý thuyết

Anh chị hãy so sánh hoạt động đại lý mua bán hàng hóa và hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại 2005.

Bài tập

Ngày 12.03.2008, hộ kinh doanh T ký hợp đồng mua bán vật tư với CTCP Xây dựng H, theo đó bên mua thanh toán chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận hàng. Các bên thỏa thuận “bên mua chịu phạt 3%/tháng trên tổng giá trị thanh toán chậm”. Thực hiện hợp đồng, hộ kinh doanh T đã giao hàng và cung cấp đầy đủ các hóa đơn chứng từ cho bên mua nhưng bên mua không thanh toán theo thỏa thuận. Căn cứ theo quy định của pháp luật thương mại hiện hành, anh chị hãy xác định trách nhiệm của bên mua trong hợp đồng, biết rằng tính đến thời điểm bên bán yêu cầu thanh toán nợ, bên mua đã chậm thanh toán tiền hàng cho bên bán 6 tháng, kể từ ngày bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

9. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp QT37

Cập nhật ngày 23/06/2014.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: QT37
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1 – Bên thuê có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa cho thuê không phù hợp với hợp đồng.

2 – Trong hình thức đại lý độc quyền, bên đại lý không được làm đại lý đối với hàng hóa cùng loại của thương nhân khác.

3 – Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài được phép trực tiếp thực hiện việc trưng bày, giới thiệu hàng hóa cho thương nhân nước ngoài ở Việt Nam.

Lý thuyết

Anh chị hãy trình bày các khác biệt cơ bản của hợp đồng cung ứng dịch vụ và hợp đồng mua bán hàng hóa và cho biết ý nghĩa của việc xác định một quan hệ hợp đồng là hợp đồng cung ứng dịch vụ hay hợp đồng mua bán hàng hóa.

Bài tập

Ngày 15.03.2014 thương nhân T và thương nhân H giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên thỏa thuận ngày 30.03.2014, T phải giao hàng và ngày 01.04.2014, H phải thanh toán tiền hàng. Đến hạn giao hàng, do sự kiện bất khả kháng nên T không thực hiện việc giao hàng. H đã chuẩn bị kho bãi và các điều kiện để tiếp nhận hàng hóa nhưng không được nhận hàng nên đã thông báo ngừng thanh toán tiền hàng. Ngày 01.05.2014, H đề nghị T giao hàng nhưng T không thực hiện được và trả lời sẽ cố gắng giao hàng vào ngày 01.06.2014. Do nhu cầu sản xuất, ngày 25.05.2014, H đã mua hàng của một thương nhân khác. Ngày 01.06.2014, T giao hàng và yêu cầu H thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Căn cứ vào quy định của pháp luật thương mại hiện hành, xác định yêu cầu của thương nhân T đối với thương nhân H có phù hợp với quy định của pháp luật không? Giải thích.

10. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp QTL 37

Cập nhật ngày 29/06/2014.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: QTL37
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1 – Bên đại lý có toàn quyền quyết định đối với giá bán đối với hàng hóa mà mình làm đại lý.

2 – Bên vi phạm trong hợp đồng thương mại chỉ có quyền phạt vi phạm tối đa là 8% giá trị hợp đồng.

3 – Trong hợp đồng quyền chọn, bên mua quyền có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng quyền chọn.

4 – Hợp đồng vay vốn giữa cty A với ngân hàng thương mại B tại Việt Nam là hợp đồng thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại hiện hành.

Lý thuyết

Hãy phân tích các điểm khác biệt giữa dịch vụ logistics và dịch vụ quá cảnh hàng hóa theo quy định của Luật thương mại hiện hành.

Bài tập

Hãy nhận xét và đưa ra hướng giải quyết đối với các tình huống sau đây căn cứ vào các quy định của Luật Thương mại hiện hành:

1 – Để thăm dò thị trường Việt Nam, Cty A (Quốc tịch Hàn Quốc) đã ủy quyền cho văn phòng đại diện của mình tại TPHCM thực hiện một chương trình xúc tiến thương mại theo hình thức tặng hàng mẫu cho khách hàng dùng thử. Văn phòng đại diện này đã ký hợp đồng thuê Cty TNHH TM-DV B có trụ sở tại TPHCM thực hiện chương trình nêu trên tại hệ thống siêu thị Lotte Mart trên địa bàn TPHCM.

2 – Cty X ký hợp đồng mua của Cty Y một lô hàng hóa mỹ phẩm, theo hợp đồng Cty X sẽ ứng trước cho Cty Y 30% giá trị lô hàng trong vòng 10 ngày sau khi hợp đồng được ký kết, phần giá trị còn lại sẽ được thanh toán sau khi Cty Y giao hàng. Cty X đã không ứng trước cho Cty Y khoản tiền nói trên theo thỏa thuận trong hợp đồng, Cty Y đã không thực hiện việc giao hàng theo thời hạn thỏa thuận.

11. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp Thương mại 37

Cập nhật ngày 19/12/2014.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: TM37
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1 – Đối tượng của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn chỉ bao gồm những hàng hóa hữu hình thuộc danh mục hàng hóa được phép giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa.

2 – Đối với hoạt động nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Công thương.

3 – Các bên trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Lý thuyết

Phân tích các yếu tố pháp lý mà một thương nhân sản xuất hàng hóa cần cân nhắc khi lựa chọn hình thức hợp đồng đại lý bán hàng hay hợp đồng phân phối để tạo lập một mạng lưới tiêu thụ hàng hóa thông qua các thương nhân độc lập.

Bài tập

Ngày 02.07.2013 cty A (Việt Nam) và Cty B (Hoa Kỳ) giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo đó Cty A bán cho Cty B lô hàng đá ốp lát Granite, chất lượng theo mẫu đã được đồng ý của đại diện bên mua; bên mua nghiệm thu hàng hóa trước khi cho nạp hàng vào Container tại nhà máy bên bán; bên mua đặt cọc trước 10% giá trị lô hàng, phần còn lại sẽ thanh toán đủ 100% giá trị thực tế của lô hàng trước khi cho nạp hàng vào Container, giao hàng trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được tiền đặt cọc, quy cách đóng gói được hướng dẫn bởi bên mua. Các bên thỏa thuận luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng là pháp luật Việt Nam.

Ngày 05.07.2013, Cty B đặt cọc theo hợp đồng, Cty B đã chỉ định bà C là người đại diện của bên mua thực hiện việc kiểm tra hàng và hướng dẫn quy cách đóng gói. Ngày 15.07.2013 bà C trực tiếp đến nơi đóng gói hàng và phát hiện một số tấm đã Granite bị rỗ bề mặt nên đã yêu cầu Cty A ngừng việc giao hàng để đánh bóng lại số đá này. Ngày 28.07.2013 sau khi Cty A đã thực hiện việc khắc phục này, Cty B thanh toán tiếp 30% giá trị tiền hàng và yêu cầu đóng 8 tấm đã này vào 1 pallet, khi nào đóng xong thì thông báo với bà C để nghiệm thu hàng. Từ ngày 30.07.2013 bà C không nhận được thông báo nào của Cty A đề nghị bà C ra nghiệm thu hàng mà đến 03.08.2013 mới nhận được thông báo của Cty A là hàng đã được làm thủ tục để xuất sang Hoa Kỳ cho người nhận là Cty B vào ngày 01.08.2013.

Cty A yêu cầu Cty B phải thanh toán số tiền còn nợ. Cty B không chấp nhận vì cho rằng việc Cty A tự ý xuất hàng không có sự đồng ý của đại diện của bên mua là vi phạm hợp đồng, đồng thời yêu cầu cty A phải thanh toán lại tiền mua hàng đã nhận.

Câu hỏi:

Căn cứ vào quy định của pháp luật thương mại hiện hành, anh chị hãy giải quyết vụ việc tranh chấp trên./.

Xem thêm đề thi:

12. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp AUF 38

Cập nhật ngày 15/06/2015.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: AUF 38
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1 – Các bên trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

2 – Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại chưa được xác lập, nếu các bên chưa thỏa thuận xong về giá cả.

3 – Trong hình thức đại lý độc quyền, bên đại lý không được làm đại lý đối với hàng hóa cùng loại của thương nhân khác.

Lý thuyết

Hãy so sánh điều kiện áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại và điều kiện áp dụng tập quán thương mại trong nước.

Bài tập

Ngày 15.03.2014 thương nhân B và thương nhân M giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên thỏa thuận ngày 30.03.2014, B phải giao hàng và ngày 01.04.2014, M phải thanh toán tiền hàng.

Đến hạn giao hàng, do sự kiện bất khả kháng nên B không thực hiện việc giao hàng. M đã chuẩn bị kho bãi và các điều kiện để tiếp nhận hàng hóa nhưng không được nhận hàng nên đã thông báo ngừng thanh toán tiền hàng.

Ngày 01.05.2014, M đề nghị B giao hàng nhưng B không thực hiện được và trả lời sẽ cố gắng giao hàng vào ngày 01.06.2014.

Do nhu cầu sản xuất, ngày 25.05.2014, M đã mua hàng của một thương nhân khác. Ngày 01.06.2014, B giao hàng và yêu cầu M thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Căn cứ vào quy định của pháp luật thương mại hiện hành, xác định yêu cầu của thương nhân B đối với thương nhân M có phù hợp với quy định của pháp luật không? Giải thích./.

13. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp Chất lượng cao 38A

Cập nhật ngày 19/06/2015.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: CLC38A
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Lý thuyết

1 – Anh chị hãy nêu và giải thích sự khác biệt giữa các quy định của BLDS 2005 về địa điểm giao tài sản đối với hợp đồng mua bán tài sản và quy định của Luật Thương mại 2005 về địa điểm giao hàng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa.

2 – Anh chị hãy trình bày về sự khác biệt cơ bản giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cho thuê hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại  2005 và các vấn đề pháp lý  phát sinh từ hoặc liên quan đến sự khác biệt đó.

Bài tập

Sự việc: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ký ngày 30.06.2014 giữa Cty B (bên bán) và Cty M (bên mua), cả hai đều có trụ sở tại TPHCM, các bên thỏa thuận Cty B giao 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc cho Cty M vào ngày 15.07.2014 với giá 12.5 triệu đồng/tấn, thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ ngày giao hàng.

Hàng được giao đúng thỏa thuận vào ngày 15.07.2014. Đến ngày 16.07.2014 qua điện thoại, Cty M đề nghị Cty B giao tiếp 5 tấn thép cùng loại, chậm nhất đến ngày 20.07.2014 cà Cty M sẽ thanh toán ngay cho cả hai lần giao hàng. Nhưng trong cuộc điện thoại đó hai bên không đề cập đến giá cả.

Ngay sau khi giao thêm 5 tấn thép cùng loại vào ngày 20.07.2014, Cty B yêu cầu Cty M thanh toán giá 5 tấn thép giao đợt sau với giá 13.0 triệu/tấn với lý do giá thép cuộn tấm cán nòng xuất xứ Hàn quốc trung bình trên thị trường vào ngày 20.07.2014 là 13.0 triệu đồng/tấn. Cụ thể:

10 tấn x 12.500.000 đồng = 125.000.000 đồng

+

5 tấn x 13.000.000 đồng = 65.000.000 đồng

Tổng cộng: 190.000.000 đồng

Cty M chỉ chấp nhận trả tiền cho 5 tấn thép giao ngày 20.7.2014 với giá thép giao ngày 15.07.2014 là 12.5 triệu đồng/tấn do cty M chỉ đặt thêm số lượng còn giá cả thì còn phải theo như đã thỏa thuận đối với 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc giao trước đó. Do vậy, Cty M chỉ phải thanh toán tổng cộng số tiền 187.500.000 đồng, còn Cty B phải tự chịu rủi ro do biến động giá cả thị trường, mặt khác, Cty B cũng có thể hưởng lợi nếu giá cả thị trường ngày 20/07/2014 sụt giảm. Trái lại cty B cho rằng trường hợp hai bên không thỏa thuận giá cả thì áp dụng giá thị trường.

Câu hỏi:

Anh chị hãy nêu ý kiến và lập luận ý kiến giải quyết bất đồng nêu trên giữa Cty B và Cty M.

14. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp Chất lượng cao 38C

Cập nhật ngày 11/02/2015.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: CLC38C
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Lý thuyết

1 – Anh chị hãy trình bày so sánh về điều kiện áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại và điều kiện áp dụng tập quán thương mại trong nước.

2 – Anh chị hãy trình bày về tính ưu việt trong khả năng thực hiện đúng hợp đồng (giao hàng đúng số lượng, chất lượng, thanh toán) của phương thức mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa so với mua bán hàng hóa theo phương thức truyền thống.

Bài tập

Theo hợp đồng số HĐ/SX/0505/2013 ngày 27.5.2013, bên A là Cty TNHH A có đặt hàng với bên B là Cty TNHH B sản xuất 1.000 tấm biểu ngữ banner quảng cáo với tổng giá trị hợp đồng là 39.5 triệu đồng, giao hàng đến ngày 27.6.2013 bên A trả cho bên B 4.0 triệu đồng ngay sau khi mẫu Banner được duyệt, còn lại 35.5 triệu đồng trả sau khi giao hàng 05 ngày.

Ngày 08.06.2013 bên B giao trước 300 tấm banner. Do không đúng quy cách, chất liệu, nên hai bên thỏa thuận bên B bồi thường thêm 200 tấm banner và bên A đồng ý nhận tiếp số banner còn lại. Ngày 14.06.2013 bên B giao tiếp 700 tấm banner còn lại. Ngày 16.06.2013 giao 200 tấm banner bồi thường, nhưng số banner này cũng không đạt chất lượng. Ngày 22.06.2013 bên B lại giao tiếp 200 banner nữa.

Do bên A không thanh toán số tiền còn lại sau nhiều lần yêu cầu, nên ngày 31.08.2013 bên B đã khởi kiện bên A ra Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu bên A thanh toán số tiền hàng còn lại và tiền lãi do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật. Bên A cho rằng bên B đã vi phạm hợp đồng nhưng thay vì phạt vi phạm, bên A đã tạo điều kiện cho bên B sản xuất banner bồi thường, điều này thể hiện rõ thiện chí, đạo đức trong kinh doanh của bên A, nên đã đề nghị với bên B được thanh toán 50% giá trị hợp đồng nhưng bên B không đồng ý. Bên B yêu cầu tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa, bên B trình bày 200 tấm banner giao ngày 22.06.2013 là để bồi thường lần 2 theo thỏa thuận của 2 bên. Ngược lại, bên A cho rằng không có thỏa thuận bồi thường lần 2 mà là do bên B tự ý đem đến giao hàng tại kho của bên A. Nhưng bên A cũng thừa nhận là số banner giao sau cùng là đạt yêu cầu và bên A có sử dụng một số tấm banner này.

Câu hỏi:

Căn cứ vào quy định pháp luật và các tình tiết vụ án, anh chị hãy xem xét yêu cầu của bên B có cơ sở để chấp nhận không?

15. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp TM – DS – QT 38B

Cập nhật ngày 21/12/2015.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: TM – DS – QT 38B
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1 – Ủy thác mua bán hàng hóa là một ví dụ cụ thể về hoạt động đại diện cho thương nhân.

2 – Giảm giá bán 50% khi mua hai sản phẩm chính là hình thức khuyến mại mua 1 tặng 1.

3 – Theo pháp luật thương mại Việt Nam chỉ có quy định về đấu giá hàng hóa chứ không có quy định về đấu giá dịch vụ.

4 – Trong mọi trường hợp, bên bị vi phạm trong hợp đồng thương mại chỉ có quyền phạt vi phạm tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.

Lý thuyết

So sánh hoạt động nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại theo quy định của Luật thương mại 2005.

Bài tập

Cty TNHH Đenta Sài gòn (Đenta Sài gòn) có ký hợp đồng với chủ DNTN Trường Minh Nghĩa (Trường Minh Nghĩa) về việc thuê tài sản là máy cẩu  hiệu Kota với trị giá hợp đồng là 120.000.000 đồng, thỏa thuận mỗi tháng thanh toán 30.000.000 đồng.

Quá trình thực hiện hợp đồng, Đenta Sài gòn chỉ thanh toán tháng đầu 30.000.000 đồng, sau đó ngưng thanh toán tiền thuê mặc dù vẫn sử dụng tài sản đã thuê. Ngày 15.11.2013 hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng, Đenta Sài gòn xác nhận còn nợ Trường Minh Nghĩa 90.000.000 đồng và cam kết sẽ thanh toán cho nguyên đơn trong vòng 10 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thanh toán. Do Đenta Sài gòn vi phạm nghĩa vụ không thanh toán tiền thuê tài sản nêu trên, vì vậy Trường Minh Nghĩa yêu cầu thu hồi nay số tiền nợ của hợp đồng và tiền lãi chậm trả từ tháng 11.2013 đến khi xét xử sơ thẩm là 13 tháng với mức lãi suất là 1,03%/tháng. Đenta Sài gòn yêu cầu được trả dần số nợ trong hợp đồng mỗi tháng là 20.000.000 đồng và không đồng ý chịu lãi chậm trả vì trong hợp đồng không thỏa thuận điều khoản tính lãi và chưa nhận được Hóa đơn GTGT. Nguyên nhân do trả chậm là vì chưa nhận được tiền thanh toán từ công trình xây dựng thuộc Tổng Cty xây dựng số 19.

Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, hãy đưa ra hướng giải quyết cho vụ việc trên.

16. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp Thương mại 39

Cập nhật ngày 17/12/2015.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: Thương mại 39
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Lý thuyết

Phân tích mối quan hệ giữa bên giao dịch đại diện và bên đại diện trong hoạt động đại diện thương nhân và mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Qua đó cho biết sự khác biệt cơ bản giữa hai hoạt động thương mại này.

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích tại sao?

1 – Rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua khi quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua.

2 – Đến hạn thực hiện hợp đồng đối với hợp đồng kỳ hạn trên sở giao dịch hàng hóa, bên không có hàng để giao có quyền thực hiện hợp đồng bằng cách thanh toán khoản chênh lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá niêm yết trên sở giao dịch hàng hóa tại thời điểm thực hiện hợp đồng.

3 – Bên đại lý có quyền quyết định giá bán đối với hàng hóa mà mình làm đại lý.

Bài tập

Cty TNHH A (sau đây gọi là A) là cty chuyên sản xuất nước rửa chén có trụ sở tại khu công nghiệp Singapore tỉnh Bình Dương. Cty TNHH B là cty dịch vụ quảng cáo, có trụ sở tại TP HCM (sau đây gọi là B).

Ngày 15.09.2015 giữa A và B có ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo số 01, với nội dung Bên B sẽ cung cấp dịch vụ quảng cáo cho sản phẩm nước rửa chén X mới nhất của bên A (được sản xuất trên dây chuyền công nghệ mới do bên A mới mua về). Công việc bên B là quảng cáo về mặt hàng trên theo đúng các quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra vi phạm, giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán được 2 bên nêu rõ trong hợp đồng số 01 trên.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên A có cung cấp cho bên B một số thông số cơ bản về máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất sản phẩm là loại tốt nhất trên thị trường hiện nay so với loại công nghệ sản xuất cũ, nên khẳng định chất lượng sản phẩm cũng là loại tốt nhất.

Dựa trên cơ sở đó, bên B thực hiện việc quảng cáo thực nghiệm so sánh với 1 loại nước rửa chén khác trên thị trường và đã bị cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý vi phạm.

Trong trường hợp này, B lo lắng không biết quảng cáo trên của mình có vi phạm quy định của pháp luật hay không vì thật sự chất lượng sản phẩm nước rửa chén X đó khi đem ra thực nghiệm là tốt hơn nhiều so với chất lượng của các sản phẩm cùng loại chứ B không quảng cáo gì sai sự thật? B cũng lo lắng khi cho rằng khi B tiến hành quảng cáo thực nghiệm thì A cũng biết trước về kế hoạch quảng cáo, cũng có người đại diện ở chương trình quảng cáo thực nghiệm nhưng không phản đối gì. Do đó, trách nhiệm ở đây phải là trách nhiệm liên đới nếu có sai phạm.

Bên A thì lại cho rằng, do trong nội dung của thỏa thuận đã ghi rõ: “bên B là quảng cáo về mặt hàng trên theo đúng các quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra vi phạm”. Vì vậy bên A hoàn toàn không có trách nhiệm gì trong vấn đề trên.

Yêu cầu:

1 – Việc quảng cáo trên của cty TNHH B có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì tại sao lại vi phạm và hình thức xử lý theo quy định hiện hành?

2 – Trách nhiệm của 2 bên nếu việc quảng cáo trên là vi phạm quy định của pháp luật?

17. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp CLC37B

Cập nhật ngày 19/12/2015.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: CLC37B
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Lý thuyết

Phân biệt hành vi chuyển giao quyền thương mại và cấp lại quyền thương mại của bên nhận quyền theo quy định của pháp luật thương mại hiện hành.

Bài tập 1

Ngày 12/3/2008, hộ kinh doanh T ký kết hợp đồng mua bán vật tư với Công ty CP Xây dựng H, tổng giá trị hợp đồng là 480 triệu, theo đó bên mua thanh toán chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận hàng. Các bên thỏa thuận “bên mua chịu phạt 3%/tháng trên tổng giá trị thanh toán chậm, vi phạm hợp đồng”.

Thực hiện hợp đồng, hộ kinh doanh T đã giao hàng và cung cấp đầy đủ các hóa đơn chứng từ cho bên mua nhưng bên mua không thanh toán theo thỏa thuận.

Căn cứ theo quy định của pháp luật thương mại hiện hành, anh chị hãy xác định trách nhiệm của bên mua trong hợp đồng, biết rằng tính đến thời điểm bên bán yêu cầu thanh toán nợ, bên mua đã chậm thanh toán hàng cho bên bán 6 tháng, kể từ ngày bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Bài tập 2

Công ty D và công ty S ký kết hợp đồng may gia công ngày 14/10/2010. Theo đó, Công ty D gia công 7660 cái áo cho công ty S, đơn giá 15.000 đồng/áo. Công ty S có nghĩa vụ cung cấp cho Công ty D nguyên phụ liệu. Các bên thỏa thuận hàng thành phẩm sẽ được giao tại kho của công ty S ngày 30/10/2010 và công ty D chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng thành phẩm khi hàng chưa xuất ra khỏi xưởng của Công ty D. Về thời hạn thanh toán, Công ty S thanh toán tiền gia công cho Công ty D không quá 30 ngày sau khi nhận hàng thành phẩm.

Thực hiện hợp đồng, ngày 30/10/2010, Công ty D đã giao đủ số lượng và đúng thời hạn hàng hóa. Ngày 05/11/2010, các bên lập biên bản thanh lý hợp đồng. Đến ngày 27/11/2010. Công ty S đã thanh toán một phần tiền hàng, số còn lại chưa thanh toán. Theo Công ty S, biên bản thanh lý lập ngày 05/11/2010 chỉ xác nhận Công ty D giao đủ số lượng, chứ không đề cập đến vấn đề chất lượng. Ngày 04/12/2010, Công ty S đã gửi công văn cho công ty D phản ánh việc hàng may bị lỗi về kỹ thuật và mời Công ty D đến để giải quyết với số hàng này nhưng Công ty D không đến.

Ngày 12/5/2011, Công ty D khởi kiện Công ty S ra Tòa buộc Công ty S trả số tiền  còn nợ và tiễn lãi chậm thanh toán tính từ ngày 30/10/2010 đến ngày xét xử.

Công ty S không chấp nhận thanh toán tiếp khoản tiền còn lại vì Công ty D đã không bảo đảm chất lượng của hàng hóa và cũng không hợp tác để giải quyết số hàng không đạt chất lượng. Theo Công ty S, Công ty D phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với số áo bị hư hỏng.

Yêu cầu: Trình bày ý kiến về việc giải quyết tranh chấp trên.

18. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp CLC QTL K38

Cập nhật ngày 01/06/2016.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: DS37
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)
  • GV ra đề: PGS TS Phan Huy Hồng

Lý thuyết

1 – Anh chị hãy trình bày về các trường hợp Luật Thương mại 2005 được áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên hợp đồng.

2 – Anh chị hãy trình bày hiểu biết của mình về vấn đề chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đang cho thuê trong thời hạn cho thuê theo Luật Thương mại 2005.

Bài tập

Sự việc: Ngày 24/9/2009 DNTN Như Phát có trụ sở tại Quận Thủ Đức TPHCM (Bên A) ký hợp đồng số 09/2008/HĐKT với Công ty TNHH Việt Gỗ có trụ sở tại Quận Bình Thạnh TPHCM (Bên B), theo đó Bên A nhận cung cấp cho Bên B một số lượng gỗ cao su trị giá 180 triệu đồng. Thực hiện hợp đồng, Bên A đã cung cấp đầy đủ hàng cho Bên B vào ngày 6/10/2008.

Theo cam kết hợp đồng, Bên B có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ tiền hàng vào ngày 5/12/2008. Nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên B chưa thanh toán tiền hàng cho Bên A, mà vào ngày 29/12/2008 gửi công văn cho bên A đề nghị được trả hết số nợ này theo phương thức trả góp thành 4 đợt như sau: Đợt 01: ngày 05/05/2009 sẽ trả 25% số nợ; Đợt 2: ngày 05/6/2009 sẽ trả 25% số nợ; Đợt 3: ngày 05/7/2009 sẽ trả 25% số nợ; Đợt 4: ngày 05/8/2009 sẽ trả 25% số nợ còn lại.

Bên A không đồng ý và khởi kiện bên B vào ngày 16/01/2009, yêu cầu bên B thanh toán một lần toàn bộ tiền hàng là 180 triệu đồng và tiền lãi do chậm thanh toán với lãi suất 1%/tháng tính từ ngày 06/12/2008 đến ngày tòa án mở phiên xét xử sơ thẩm.

Tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 25/5/2009, Bên A yêu cầu Tòa án buộc bên B thanh toán toàn bộ tiền hàng và tiền lãi do chậm thanh toán bằng 1%/tháng trong thời hạn 5 tháng tính từ ngày 06/12/2008 đến ngày 06/5/2009. Bên B xin được trả số nợ vốn làm 4 lần: 15/6/2009 trả 25%; 15/7/2009 trả 25%; 15/8/2009 trả 25%; 15/9/2009 trả 25%; đồng ý trả tiền lãi do chậm thanh toán theo mức do tòa án quyết định nhưng chỉ tính từ 06/12/2008 đến ngày bên A nộp đơn khởi kiện tại tòa là 16/01/2009.

Câu hỏi:

Anh chị hãy trình bày ý kiến về việc giải quyết tranh chấp trên. Cho biết: lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường vào thời điểm tòa án mở phiên xét xử sơ thẩm là 22%/năm.

19. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp CJL khóa 38

Cập nhật ngày 27/12/2016.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: CJL khóa 38
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)
  • GV ra đề: PGS TS Phan Huy Hồng

Lý thuyết

1 – Anh chị hãy trình bày sự khác biệt giữa điều kiện áp dụng tập quán thương mại trong nước và tập quán thương mại quốc tế.

2 – Anh chị hãy trình bày so sánh quy định về phạt vi phạm của Luật Thương mại năm 2005 và quy định về phạt vi phạm đối với vi phạm hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2015.

Bài tập

Sự việc: Ngày 12/3/2008, Hộ kinh doanh T và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng H (sau đây: Công ty H) ký kết hợp đồng mua bán thiết bị điện. Theo đó, công ty H mua hàng để thi công công trình Nhà máy xi măng Cam Ranh với giá trị hợp đồng là 40.275.000 đồng; các hàng hóa mua bán theo hợp đồng và phát sinh ngoài giá trị hợp đồng ban đầu, bên mua thanh toán cho bên bán chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận “Công ty H chịu phạt 3% tháng trên tổng giá trị thanh toán chậm, vi phạm hợp đồng”.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, tính đến hết tháng 03/2009, Hộ kinh doanh T đã tổng hợp và xác định số tiền mua hàng mà Công ty H còn nợ là 48.425.506 đồng.

Ngày 01/4/2009, Hộ kinh doanh T gửi bản đối chiếu công nợ và thư đề nghị thanh toán đối với số tiền mua hàng còn thiếu là 48.425.506 đồng cho Công ty H. Trong bản đối chiếu công nợ có thể hiện nội dung “Sau 30 ngày kể từ ngày gửi bưu điện đến quý khách hàng mà cửa hàng chúng tôi chưa được nhận lại bản xác nhận và phản hồi của quý khách hàng bằng văn bản thì số nợ tại bản xác nhận này là cơ sở pháp lý ghi nhận công nợ giữa hai bên”. Bản đối chiếu công nợ và thư yêu cầu thanh toán nợ Hộ kinh doanh T đã gửi theo đường chuyển phát lại và có thể hiện giấy báo phát là các loại giấy tờ nêu trên và Công ty H đã ký nhận. Tuy nhiên, Công ty H không có văn bản trả lời cho Hộ kinh doanh T.

Sau nhiều lần tiếp theo gọi điện và gửi thư đến bên mua yêu cầu thanh toán nợ nhưng bên mua không thanh toán, ngày 01/9/2009 chủ hộ kinh doanh T đã khởi kiện buộc công ty H:

1 – Thanh toán số tiền nợ mua hàng đến tháng 04/2009 là 48.425.506 đồng.

2 – Buộc Công ty H trả tiền phạt vi phạm hợp đồng với mức lãi 3%/tháng theo thỏa thuận của các bên từ ngày 01/5/2009 cho đến ngày bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Cụ thể: tiền lãi mỗi tháng là 48.428.506 đồng x 3%=1.452.765 đồng.

Yêu cầu:

Anh chị hãy trình bày ý kiến về việc giải quyết tranh chấp trên; biết rằng Tòa án có thẩm quyền mở phiên xét xử sơ thẩm vào ngày 30/11/2009./.

20. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp Dân sự 40B

Cập nhật ngày 08/07/2017.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: DS40B
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Theo quy định của Luật thương mại 2005, một bên không có quyền áp dụng chế tài trong thương mại trước khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bên kia.

2 – Trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng trong mọi trường hợp mà việc mất khoản nợ này do việc giao trả hàng chậm của mình.

3 – Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý bán hàng phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa sau khi đã kiểm tra và nhận hàng từ bên đại lý.

4 – Lãi suất phát sinh do bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn là 20%/năm của khoản tiền chậm trả.

Bài tập 1

Ngày 15/12/2015, Công ty A (Bên A) ký hợp đồng bán cho Công ty B (Bên B) xe nâng, thanh toán 20% tiền hàng khi ký hợp đồng, 80% còn lại thanh toán trong vòng 45 ngày sau khi nhận hàng. Bên B đã nhận hàng nhưng chỉ mới thanh toán 20% tiền hàng với giải thích Bên B chỉ là người nhập khẩu ủy thác cho Công ty C (Bên C) và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về việc thanh toán cho Bên A. Sau nhiều lần đòi nợ không thành, ngày 03/3/2016, các bên đã đàm phán và ký bản thỏa thuận ba bên (gồm Bên A, Bên B và Bên C) với nội dung: Bên C chịu trách nhiệm thanh toán số tiền còn nợ và lãi chậm thanh toán cho Bên A; Trường hợp Bên C yêu cầu chuyển tiền cho Bên A thì Bên B sẽ trợ giúp trong các thủ tục chuyển tiền. Đến hết thời hạn nợ được xác định theo bản thỏa thuận ngày 03/3/2016 mà vẫn không nhận được tiền thanh toán. Bên A khởi kiện yêu cầu Bên B với tư cách là bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa trả số tiền nợ trên.

Yêu cầu: Căn cứ quy định của pháp luật thương mại hiện hành, anh chị hãy trình bày ý kiến về việc giải quyết các tranh chấp trên.

Bài tập 2

Công ty A ký hợp đồng bán cho Công ty B một lô hàng hải sản, giao hàng tại kho của Công ty B. Thực hiện hợp đồng, Công ty A đã tổ chức việc vận chuyển và giao hàng đến kho của Công ty B nhưng trên đường vận chuyển, do gặp bão nên hàng hóa bị hư hỏng và khi được chuyển đến kho của Công ty B đã trễ 15 ngày. Công ty B đã từ chối thanh toán và yêu cầu Công ty A phải thay thế hàng hóa khác cho mình, đồng thời bồi thường thiệt hại do việc giao hàng chậm trễ.

Yêu cầu: Căn cứ pháp luật thương mại hiện hành, anh chị hãy xác định trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nói trên./.

21. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp Quốc tế 41

Cập nhật ngày 29/12/2017.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: QT41
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (6 điểm)

1 – Chuyển giao quyền thương mại là việc bên nhận quyền chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời vẫn thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.

2 – Trong mọi trường hợp, theo quy định của Luật Thương mại 2005, nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.

3 – Bên giao đại lý có nghĩa vụ trực tiếp chịu trách nhiệm trước bên thứ ba về hành vi vi phạm hợp đồng của bên đại lý trong mọi trường hợp mà việc vi phạm hợp đồng do chất lượng hàng hóa không đảm bảo theo quy định.

4 – Theo Luật Thương mại 2005, lỗi không phải là yếu tố bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

5 – Theo quy định của Luật thương mại 2005, một bên không có quyền áp dụng chế tài trong thương mại trước khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bên kia.

6 – Trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng trong mọi trường hợp mà việc mất khoản nợ này do việc giao trả hàng chậm của mình.

Bài tập

Ngày 05/02/2016, Công ty A (Bên A) đã ký hợp đồng bán sơn cho Công ty B (Bên B) với giá và số lượng hàng giao theo đợt qua Fax của Bên B. Thực hiện hợp đồng, Bên A đã giao hàng theo yêu cầu của bên B và xuất hóa đơn giá theo thỏa thuận. Bên B cũng đã thanh toán đủ cho Bên A trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày Bên A xuất hóa đơn. Từ ngày 01/03/2016, Bên A bắt đầu tăng giá các mặt hàng nhưng không ký văn bản phụ lục hợp đồng mà chỉ thông báo qua điện thoại, đồng thời giá cả từng loại được ghi cụ thể trong hóa đơn khi xuất hàng. Bên B vẫn tiếp tục đặt hàng và nhận hàng cùng với hóa đơn ghi theo đơn giá mới nhưng không có ý kiến gì. Tuy nhiên sau đó, Bên B không đồng ý thanh toán tiền hàng cho các đợt hàng giao từ 01/03/2016 vì cho rằng Bên A tự ý tăng giá sơn so với hợp đồng ban đầu và Bên B vẫn đặt hàng do không để ý số tiền ghi trong hóa đơn. Do thương lượng không thành, ngày 10/02/2017, Bên A khởi kiện Bên B ra Tòa, yêu cầu Bên B thanh toán tiền hàng còn thiếu và tiền lãi do chậm thanh toán với mức lãi suất là 20%/năm của khoản tiền chậm trả.

Yêu cầu: Anh chị hãy giải quyết vụ việc trên. Cho biết: lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường vào thời điểm mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là 24%/năm./.

22. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp Chất lượng cao 40B

Cập nhật ngày 06/01/2018.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: CLC40B
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)
  • GV ra đề: PGS TS Phan Huy Hồng

Tự luận

Nguồn luật nào được áp dụng đối với các quan hệ hợp đồng sau đây? Giải thích tại sao?

1 – Bệnh viện công lập T ký kết hợp đồng với Công ty CP Y, theo đó T ủy thác cho Y nhập khẩu một thiết bị y tế công nghệ cao từ nước D; trong hợp đồng T và Y không thỏa thuận về luật áp dụng.

2 – Công ty TNHH A có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty B có trụ sở tại Singapore, theo đó A bán cho B 100 tấn cà phê nhân Robusta, giao hàng theo điều kiện “FOB cảng Cát Lái TP. Hồ Chí Minh, Incoterms 2010”, trong trường hợp A và B không thỏa thuận về luật áp dụng.

Lý thuyết

Trong quan hệ ủy thác mua hàng theo Luật Thương mại 2005, bên nhận ủy thác nhân dân chính mình mua hàng từ bên thứ ba cho bên ủy thác căn cứ các thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác. Vậy, bên ủy thác cần ràng buộc bên nhận ủy thác bằng điều khoản nào để đảm bảo quyền lợi của mình trong trường hợp hàng hóa do bên thứ ba giao có khiếm khuyết ẩn tì nên đưa vào sử dụng mới phát hiện được khiếm khuyết đo. Giải thích tại sao? (3 điểm)

Bài tập

Doanh nghiệp tư nhân A làm đại lý bán hàng cho Công ty CP Bánh kẹo B. Tháng 01/2017, để chuẩn bị hàng tết, A đã yêu cầu B giao một số lô hàng bánh kẹo trị giá 300 triệu đồng theo giá giao đại lý. Nhưng chỉ vài ngày sau khi B giao hàng, cửa hàng của A bị hỏa hoạn thiêu rụi cùng toàn bộ số hàng vừa nhập về. Nguyên nhân hỏa hoạn được xác định là do chập điện ở căn nhà kế bên gây cháy và lan sang cửa hàng của A. A phải tạm dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh và không thanh toán cho B giá trị tiền hàng. B yêu cầu A thanh toán giá trị lô hàng theo thỏa thuận hợp đồng là trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận hàng. Tuy nhiên, trong hợp đồng không có bất cứ thỏa thuận nào có thể áp dụng để xử lý tình huống này. Do A phải tạm dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh tại địa điểm cửa hàng bị cháy, nên B đã thông báo cho A về việc đình chỉ thực hiện hợp đồng, mặc dù A dự kiến sẽ thuê tạm nhà gần đó để mở lại cửa hàng sau Tết.

Hỏi:

1 – Trong trường hợp nêu trên A có phải thanh toán tiền hàng cho B hay không? Giải thích tại sao?

2 – B có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng trong trường hợp này hay không? Giải thích tại sao?./.

23. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp Văn bằng 2

Cập nhật ngày 07/01/2019.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: VB2
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (5 điểm)

1 – Theo quy định của Luật Thương mại, một bên không có quyền áp dụng chế tài trong thương mại trước khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bên kia.

2 – Trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng trong mọi trường hợp mà việc mất khoản nợ này do việc giao trả hàng chậm của mình.

3 – Một cá nhân được thực hiện hoạt động giám định với tư cách giám định viên nếu đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, Điều 259 Luật Thương mại.

4 – Trong thời hạn cho thuê hàng hóa, bên cho thuê chỉ được bán hàng hóa đang cho thuê cho bên thứ ba nếu được sự đồng ý của bên thuê.

5 – Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở mức toàn bộ trách nhiệm của thương nhân này không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa.

Bài tập

Ngày 01/4/2018, Công ty A và Công ty B thỏa thuận Công ty A tiến hành giới thiệu sản phẩm của Công ty B cho AS Import Inc (Hoa Kỳ) và hỗ trợ thủ tục để sản phẩm của Công ty B đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định. Thỏa thuận của các bên không xác định thời hạn thực hiện và giá cả, do vậy Công ty B đã gửi mail yêu cầu Công ty A xác định giá và thời hạn nhưng Công ty A không có văn bản trả lời cho Công ty B. Sau đó, Công ty A đã thực hiện nhiều hành vi để giới thiệu sản phẩm của Công ty B cho Công ty AS Import. Tuy nhiên, sau các thỏa thuận và đàm phán, Công ty B đã ký hợp đồng bán hàng cho AS Corporation (Công ty mẹ của AS Import Inc). Công ty A yêu cầu Công ty B trả thù lao nhưng không được chấp nhận với lý do: (1) Thỏa thuận giữa các bên không xác định giá và thời hạn, dù Công ty B đã yêu cầu nhưng Công ty A không phản hồi, như vậy được hiểu là Công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng nên yêu cầu thanh toán thù lao là không có cơ sở; và (ii) Công ty B ký hợp đồng bán hàng cho AS Corporation chứ không phải là AS Import Inc (đối tác mà Công ty A đã giới thiệu). Công ty A đã khởi kiện yêu cầu Công ty B trả thù lao và yêu cầu Công ty B chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa với AS Corporation, nếu tiếp tục mua bán thì phải trả phí theo thỏa thuận. (5 điểm)

Yêu cầu: Căn cứ quy định của pháp luật thương mại hiện hành, anh chị hãy trình bày ý kiến về việc giải quyết tranh chấp trên./.

24. Đề thi môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ lớp Dân sự – Thương mại – Quốc tế 42A

Cập nhật ngày 17/06/2019.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: DS-TM-QT42A
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • (Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL)

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (5 điểm)

1 – Bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải bồi thường toàn bộ tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

2 – Thương nhân nước ngoài không được phép trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại cho hàng hóa của mình tại Việt Nam.

3 – Các bên trong hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa có thể thỏa thuận chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên đại lý kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao cho bên đại lý.

4 – Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

5 – Các bên trong hợp đồng có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên.

Bài tập

Ngày 01/12/2018, Công ty A có trụ sở tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh giao kết hợp đồng số 08/2018/HĐKT với Công ty B, theo đó các bên thỏa thuận A bán 1.000 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc cho Công ty B với giá là 15.000.000 đồng/tấn.

“ – Thời hạn giao hàng: Trong 10 ngày tính từ ngày 01/12/2018 đến hết ngày 20/12/2018.

          – Thanh toán trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận hàng. B thanh toán cho A bằng phương thức chuyển khoản vào tài khoản của A”.

          Đến hết ngày 20/12/2018, Công ty A chỉ giao được cho Công ty B 800 tấn thép cuộn do thị trường khan hiếm. Ngày 21/12/2018, Công ty A gửi thư cho Công ty B đề nghị Công ty B gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng đến ngày 30/12/2018 và Công ty B gửi thư lại đồng ý với đề nghị trên. Tuy nhiên, vào ngày 25/12/2018, Công ty B đã gửi công văn (i) Yêu cầu công ty A trả tiền phạt vi phạm do vi phạm nghĩa vụ giao hàng không đúng thời hạn và số lượng; (ii) Thông báo do nhu cầu cần hàng hóa để giao cho khách hàng nên B đã mua 200 tấn thép còn thiếu từ Công ty C nên A không cần giao 200 tấn thép còn lại nữa.

Công ty A không đồng ý vì cho rằng việc Công ty B cho gia hạn là đồng nghĩa với việc chấp nhận việc chậm giao hàng cho Công ty A. Đồng thời, Công ty A cho rằng Công ty B vi phạm nghĩa vụ thanh toán đối với 800 tấn thép cuộn đã nhận, yêu cầu Công ty B thanh toán và trả lãi do chậm thanh toán với mức lãi suất là 15%/năm đối với khoản tiền chậm trả.

Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, anh chị hãy giải quyết tranh chấp nêu trên. Biết rằng lãi suất nợ quá hạn trung nình trên thị trường tại thời điểm mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là 18%/năm./.

CHUYÊN MỤC GIẢI NGHIỆP MÙA THI: Nếu bạn có đề thi muốn chia sẻ hãy gửi cho chúng tôi qua email: để chia sẻ cho các bạn học viên khóa sau nhé! Trân trọng!