Bài tập môn thống kê dân số có lười giải năm 2024

Đầu tháng 10 vừa qua, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định về việc ban hành hướng dẫn thực hiện Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

Dự tính, từ học kỳ II năm học 2018 - 2019, nhà trường quyết định cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần theo quy định mới. Theo đó, điểm đánh giá quá trình, điểm thi kết thúc học phần sẽ được giảng viên chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân. Đáng chú ý, công thức này chỉ được tính khi điểm kết thúc học phần của SV trên 3.0 điểm, còn nếu dưới 3.0 điểm thì sẽ lấy điểm cuối kỳ làm điểm học phần dù cho điểm quá trình có cao tới đâu.

Ngay sau khi quy định được ban hành, nhiều SV đang theo học tại trường đã bày tỏ sự lo lắng bởi với cách tính này kết quả học kỳ II sắp tới sẽ có rất nhiều người phải học lại vì rớt môn. “Em có thể đạt 8.5 điểm giữa kỳ nhưng cuối kỳ chỉ được 2.5 điểm thì kết quả môn sẽ là 2.5 điểm. Hoặc bạn em giữa kỳ được 9.25 điểm, thi kết thúc môn (cuối kỳ) vì một lý do nào đó chỉ được có 2.75 thì vẫn tính rớt”, Mạnh Khôi, SV năm thứ hai Khoa Điện kỹ thuật lo lắng cho biết.

Giải đáp thắc mắc trên, Ths Phạm Thị Thu Sương, Phó Trưởng phòng Đào tạo của trường cho rằng cách tính điểm học phần vẫn áp dụng theo cách cũ (gồm điểm quá trình cộng điểm thi cuối kỳ chia đôi). Vì vậy, quyết định này chỉ tác động tới những SV có điểm thi cuối kỳ dưới 3.0 điểm. “Mục đích của việc điều chỉnh này nhằm nâng cao hơn chất lượng đào tạo của trường. Thống kê điểm của trường cho thấy có khoảng 1% số SV đạt môn nhưng điểm thi cuối kỳ lại dưới 3.0 điểm. Nếu như quy chế cũ có những SV đạt tới 9.5 điểm quá trình và chỉ cần đạt 1.0 điểm thi cuối kỳ thì vẫn được qua môn, như vậy là không công bằng trong việc dạy và học. Xét về lâu dài, cách tính điểm này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường”.

Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít SV đánh giá, cách tính điểm mới sẽ càng làm SV có thêm động lực để học, tránh tình trạng chủ quan lười học rồi bị điểm kém và bị buộc thôi học. “Nguyên nhân SV bị cảnh báo học vụ và buộc cho thôi học có nhiều lý do. Trong đó phần lớn là do tự ý bỏ học, năng lực trình độ không bảo đảm, có SV ôn thi vào trường khác hoặc vì gia cảnh khó khăn nên mải đi làm mà lơ là việc học. Tuy nhiên, đáng nói là trong đó có tỷ lệ không nhỏ số SV lười học, ham chơi nên đây là động thái quyết liệt để trường chấn chỉnh đầu ra”, bà Thu Sương nhấn mạnh.

Lý giải về quy định mới, PGS, TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, đây là cách tạo áp lực để SV học tập, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học. “Trước đây, trường áp dụng tỷ lệ điểm thành phần 20:80 (điểm giữa kỳ chiếm 20% tỷ lệ điểm tổng kết môn học, điểm cuối kỳ chiếm 80%). Cách tính này khiến SV học hành chủ quan, đối phó bằng cách chỉ tập trung ôn thi một vài ngày cuối kỳ. 5 năm trở lại đây, nhà trường chuyển sang áp dụng cách tính 50:50. Trong đó, 50% điểm giữa kỳ sẽ được chia thành sáu cột điểm với nhiều bài tập lớn, nhỏ, báo cáo, tiểu luận với hy vọng SV sẽ “nạp” đủ lượng kiến thức. Tuy nhiên, khi phân tích dữ liệu qua các năm học gần đây, hội đồng giáo viên nhận thấy cách làm này khiến SV lười ôn tập, thậm chí bỏ thi cuối kỳ. Có những trường hợp điểm giữa kỳ 10.0 điểm, nghiễm nhiên điểm tổng kết môn học các em đã 5.0 điểm, như vậy đã qua môn mà không cần thi cuối kỳ cho nên trường phải siết điểm liệt ở phần thi cuối kỳ. Nghĩa là, dù điểm giữa kỳ là 10.0 điểm thi cuối kỳ dưới 3.0 thì sinh viên vẫn rớt môn và phải học lại”.

Theo ông Dũng, trường cũng đã cân nhắc nhiều phương án, trong đó có nghĩ tới hình thức chia điểm quá trình 20-30%, điểm cuối kỳ 80% như một vài trường khác đang áp dụng. “Nếu như vậy, điểm giữa kỳ chiếm tỷ lệ quá ít, lại không khuyến khích SV có thói quen học tập hằng ngày. Nếu các em chịu học thì không việc gì phải sợ cách tính điểm này”, thầy Dũng nhấn mạnh.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu là phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, giáo dục các em thành con người toàn diện.

Vì thế, đòi hỏi giáo viên không chỉ thay đổi phương pháp và hình thức dạy học theo lối mòn mà còn phải đổi mới cả việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em theo hướng tích cực.

Bài tập môn thống kê dân số có lười giải năm 2024

Đề cương các môn học của học sinh lớp 6 (Ảnh tác giả)

Sẽ không còn việc đánh giá học sinh học được cái gì mà chuyển dần sang việc các em đã vận dụng được những gì sau khi đã học.

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy hiện nay, kiểm tra đánh giá năng lực học tập của các em vẫn đang theo vết mòn cũ. Đó là việc, đa phần học sinh đều trông chờ vào đề cương thầy cô giáo soạn sẵn rồi học thuộc, hoặc luyện giải một cách nhuần nhuyễn các dạng bài cho trước để khi vào kiểm tra chỉ cần tái hiện lại là xong.

Quyền năng của đề cương ôn tập

Đề cương đã trở thành bảo bối, là “phao cứu sinh” không chỉ cho nhiều học sinh mà còn cho rất nhiều thầy cô giáo.

Vì thế, cứ vào mùa kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm học, giáo viên đều phải xây dựng đề cương ôn tập, nhiều thầy cô còn giải sẵn đề cương để học sinh chỉ mỗi việc học thuộc. Có thể nói, đề cương ôn tập đã mang đến khá nhiều điều lợi cho cả học sinh và cho chính giáo viên.

a/ Đề cương giúp giáo viên đạt chỉ tiêu chất lượng

Vào đầu năm học, nhiều trường học đã giao chỉ tiêu chất lượng môn học đến từng giáo viên.

Bậc tiểu học thì tỉ lệ học sinh hoàn thành môn học gần như luôn ở mức 99% trở lên.

Bậc trung học cơ sở thì tuỳ từng môn để áp chỉ tiêu. Với những môn học thuộc bài như Sử, Địa, Giáo dục công dân…chỉ tiêu đạt được cũng luôn ở mức 90% trở lên.

Một số môn học khó hơn như Anh văn, Toán, Lý Hoá…chỉ tiêu môn học cũng phải đạt từ 85% trở lên.

Nhiều thầy cô giáo chia sẻ, để đánh giá chất lượng thẳng tay sẽ rất khó đạt được chỉ tiêu đã giao. Bởi, không ít học sinh hiện rất lười học.

Để các em tự xâu chuỗi các kiến thức đã học, tự ôn luyện thì vô cùng khó. Vì thế, giáo viên luôn phải làm thay điều này, với mục đích đạt được chỉ tiêu chất lượng đã giao.

Dù cả học kỳ các em có học lơ là kiểu nào đến lúc thi kiểm tra học kỳ, chỉ cần học thuộc đề cương, làm các dạng bài trong đề cương, thậm chí là quay copy từ đề cương trót lọt thì những bài kiểm tra cũng sẽ đạt được kết quả như mong đợi.

b/ Đề cương giúp giáo viên lùa học sinh về lớp học thêm

Có giáo viên xây dựng đề cương và giao cho học sinh tự luyện. Cũng có những giáo viên đã giải sẵn đề cương để học sinh chỉ việc học thuộc.

Với một số môn học, việc giải đề cương còn dễ nên nhiều em có thể tự làm, những học sinh khác sẽ mượn đề cương bạn làm rồi photo làm tài liệu cho mình.

Riêng những môn làm bài tập như Anh, văn, Toán, Lý, Hóa…buộc nhiều học sinh phải cần đến sự giúp đỡ của giáo viên.

Trên lớp học chính khoá, do phải hoàn thành kiến thức học tập để kịp thời gian kiểm tra nên hầu như không còn thời gian để giải đề. Giáo viên vẫn thường giải đề cương và ôn luyện các dạng bài sẽ có trong đề kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm ở lớp học thêm.

Thế là, để có được một đề cương ôn tập hoàn chỉnh, học sinh sẽ nô nức kéo đến những lớp học thêm của thầy cô giáo mình. Những học sinh này được gọi bằng cái tên “học sinh học thêm thời vụ”.

Đề cương một môn học, ít nhất cũng có vài chục bài tập, giáo viên sẽ hướng dẫn luôn cách giải chi tiết. Học sinh chỉ việc học thuộc cách làm một cách nhuần nhuyễn. Khi vào kiểm tra, sẽ có những bài tập cũng y chang những dạng ấy, các em sẽ chẳng mất công suy nghĩ mà chỉ cần thay số liệu vào là xong.

Không ít giáo viên từng khẳng định: “Không có đề cương, sẽ có nhiều học sinh không thể hoàn thành nội dung môn học theo quy định và sẽ có nhiều giáo viên không thể hoàn thành chỉ tiêu môn học đã giao”.

Chương trình mới, mục tiêu giáo dục mới nhưng cách kiểm tra đánh giá vẫn cũ?

Việc giáo viên soạn sẵn và giải sẵn đề cương ôn tập cho học sinh đang tạo ra tính ỉ lại, lười học cho các em.

Vì có sẵn đề cương, nhiều em không cần học, không cần ghi nhớ bài cũng như không cần ôn luyện hằng ngày. Chỉ đến khi gần thời điểm kiểm tra và chờ đề cương của thầy cô mới bắt đầu căn cứ vào đó để học.

Nhưng không phải em nào cũng học thuộc đề cương. Không ít em, đã lợi dụng thầy cô canh kiểm tra dễ dãi để photo nhỏ đề cương mang vào phòng để quay bài.

Một giáo viên dạy Sử trường trung học cơ sở chia sẻ với người viết: “Chấm bài thi phát hiện khá nhiều em đạt điểm tuyệt đối nhưng những học sinh này ngày thường gần như chẳng bao giờ thuộc bài.

Tôi lên lớp đã gọi vài em lên kiểm tra thử thì các em khai rằng mình mang đề cương vào phòng gặp giáo viên coi thi dễ nên quay y chang bản chính”.

Nói rồi giáo viên này cho biết: “Do thầy cô cũng vì chỉ tiêu môn học được giao nên dù biết thế cũng chẳng làm lớn chuyện ra làm gì”.

Chương trình mới đề cao cách dạy học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, giúp các em thực hiện tốt kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… để dần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của các em.

Tuy nhiên, người giáo viên vẫn đang bị áp lực khá lớn từ những chỉ tiêu và thành tích nên việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn chưa được thay đổi theo hướng tích cực.

Thầy cô vẫn đang là người mải miết làm hết mọi việc từ “gieo hạt, gặt hái, nấu ăn và dọn sẵn ra bàn” mà học sinh chỉ mỗi một việc ngồi xuống bàn để ăn.

Do đó, dù chương trình mới với mục tiêu mới thì vẫn sẽ khó tiếp cận được việc đánh giá học sinh đã vận dụng được những gì sau khi học như giáo dục vẫn đang kỳ vọng.