Bài tập môn thực hành văn bản tiếng Việt

Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên. Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy (Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải)

Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager (IDM), Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình  


Chỉ xem 5 trang đầu, hãy download Miễn Phí về để xem toàn bộ

Đây là một bài luận mẫu về đè tài Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn- Đại Học Quốc Gia Hà Nội. đây là một tài liệu hữu ích cho mọi người tham khảo nhé.nội dung tài liệu gồm: Tên đề tài: Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn- Đại Học Quốc Gia Hà Nội 1. Đặt vấn đề. A, Tính thời sự của việc nghiên cứu đề tài ( tình hình nghiên cứu ). B, Lý do chọn đề tài C, Dự kiến những đóng góp. 2. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Trước yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội 1.1: Tính tất yếu của việc hiện đại hóa hoạt động thông tin – thu viện. 1.2: Khái quát về trường. 1.3: Những vấn đề chung về hiện đại hóa hoạt động thư viện. Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động của các phòng tư liệu của trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. 2.1: Đặc điểm về người dùng tin và nhu cầu tin ở trường. 2.2: Khái quát chung về các phòng tư liệu. 2.3: Đặc điểm vốn tài liệu của các phòng tư liệu 2.4: Nhận xét, đánh giá thực trạng trong tổ chức hoạt động của các phòng tư liệu. 3. Phương pháp nghiên cứu. 4. Tư liệu. 5. Kết luận.

- Đề tài “ Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn– Đại Học Quốc Gia Hà Nội ” đã xem xét tới các khía cạnh của việc hiện đại hóa nói chung và xây dựng hệ thống thư viện điện tử nói riêng cho các phong tư liệu của các khoa/ bộ môn thuộc trường ĐHKHXH và NV từ thực trạng hệ thống, các yêu cầu đối với hệ thống, đánh giá lựa chọn giải pháp, đề xuất giải pháp kỹ thuật, tổ chức thực hiện đào tạo chuyển giao công nghệ...Việc hiện đại hóa này sau khi được thực hiện sẽ trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho hoạt động phục vụ bạn đọc, học tập giảng dạy và nghiên cứu của toàn bộ cán bộ, sinh viên trong trường.

Nguồn: thuvienmienphi

1 Đánh giá
Tài liệu rất tốt (0)
Tài liệu tốt (0)
Tài liệu rất hay (1)
Tài liệu hay (0)
Bình thường (0)

linhnhi0512

1/14/2022 1:01:47 AM

tài liệu hữu ích, nội dung đầy đủ

   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH PHAN CHÂU TRINH

                                                  KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

 

HỌC KỲ:  I  -  NĂM HỌC: 2007 – 2008

KHÓA: ……………………………………....

 NGƯỜI RA ĐỀ: NGUYỄN ĐĂNG CHÂU

TÊN HỌC PHẦN: THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ: 1

SỐ ĐVHT: 3      DÀNH CHO LỚP: 07VN1, 07VN2

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút (không kể thời gian chép, phát đề)

 

Đề thi: Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Tóm tắt văn bản dưới dạng đề cương chi tiết.

      Câu 2: Xác định chủ đề chung của văn bản.

 

VĂN BẢN:

Nhân Vesak 2008, nhớ Trần Nhân Tông

 

            Nếu là một người yêu sử, chắc chắn ta luôn có những day dứt từ lịch sử. Bởi rất nhiều mảng tối hoặc mảng quá sáng từ quá khứ không thể rọi soi nổi, dẫu chỉ chút ít, những sai lầm của hiện tại, tuy ta đã được biết rằng chúng ít nhiều có liên hệ với nhau. Tôi thường thoáng nghĩ đến Trần Nhân Tông mỗi khi lần đầu tiên đến với một thành phố mới. Điều kỳ lạ là ở hầu hết các thành phố ấy, tên Trần Nhân Tông thường được đặt cho những con đường rất nhỏ. Phải chăng chúng ta chưa hiểu hết về Trần Nhân Tông?

            Cách đây 750 năm, Trần Nhân Tông đã chào đời và 700 năm trước ông đã vĩnh viễn rời xa cõi dương trần (1258-1308). Đúng nửa thế kỷ sống tận trung với nước và chiêm nghiệm cuộc đời nhưng giống như một định mệnh, cuộc đời của Trần Nhân Tông luôn luôn là một nửa. Sau 20 năm học hỏi, Trần Nhân Tông có đúng 30 năm nữa để chia đôi cuộc đời thành hai nửa (1278-1308): 15 năm đầu ông làm vua, 15 năm sau ông đi tu ở Trúc Lâm Yên Tử. Ông cũng là người đầu tiên khai phá con đường để có thêm một nửa giang sơn cho đất nước khi quyết định gả con gái yêu của mình là Công chúa Huyền Trân (1306) để đổi lấy châu Ô, châu Rí (nay là tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế). Nói chính xác là ông đã "đứng" được trên đỉnh đèo Hải Vân để nhìn thấy mũi Cà Mau trước chúng ta 700 năm! Chỉ có một người đã hai lần lãnh đạo đánh thắng quân Nguyên (mà trên thế giới không một vị vua nào làm được) mới hiểu hết giá trị của phương Nam khi muốn giữ yên bờ cõi cho non sông đất nước.

           Cái cách phân chia rạch ròi như trên chỉ gần hợp lý về thời gian chứ về con người, nhất là trái tim người, không thể nào thỏa đáng. Bằng chứng rõ nhất là ngay cả khi đã lập nên phái thiền Trúc Lâm rồi, Trần Nhân Tông vẫn còn băn khoăn đến vận nước như đã nói ở trên. Hiểu cho hết con người Trần Nhân Tông là điều không thể. Vào thành Thăng Long sau khi đuổi quân Nguyên, có cả hàng chục thùng đựng thư từ của những kẻ xin đầu hàng giặc để làm quan, ông cho đốt hết. Ông quở trách vua con (Trần Anh Tông) rằng: "Đất nước bé bằng bàn tay, lắm quan đến thế, dân làm sao sống nổi?"…

          Trước Trần Nhân Tông, chưa có một vị vua nào tự nguyện rời bỏ ngai vàng một cách thanh thản năm 35 tuổi. Sau Trần Nhân Tông lại càng không có bao giờ! Một khi đã có quyền lực tối cao mà rũ bỏ nó nhẹ nhàng như gạt một hạt bụi trần, đó là nhân cách của sự phi thường, của trác tuyệt nghĩa tâm nhân. Nếu tạm chưa xét đến các lẽ của đời thường, ta mới chợt nghiệm ra rằng mình đã không hiểu hết cái chân lý cao siêu diệu vợi của Phật pháp nhiệm mầu.

         Trần Nhân Tông đã không hề màng chuyện thịnh suy của chính mình. Ông rời bỏ ngai vàng, đến với Trúc Lâm để tận sạch sân si. Điều vô giá mà cõi Sơn Thiền mang lại là sự thanh khiết, trong lành của gió trời sương núi, là sự thăng hoa của lòng nhân. Có không ít người đã trốn chạy khỏi cuộc đời để đến với cõi thiền. Trần Nhân Tông không phải là người như thế. Trước khi làm vua, ông đã nhiều lần từ chối vương quyền. Đến khi bị vua cha bắt ép làm vua, ông vẫn hoàn thành xuất sắc bổn phận của bậc minh quân. Sau khi Hốt Tất Liệt chết, biết là quân Nguyên khó có thể xâm lược nước ta lần nữa, Trần Nhân Tông rời bỏ ngai vàng để thỏa tâm nguyện mà ông đã chờ, đã đợi suốt 15 năm.

         Trần  Nhân Tông đã làm hơn bảy chục bài thơ. Đó là con số không nhiều. Nhưng hàng chục lần ông đã nhắc đến chữ "xuân" trong thơ ông. Điều ấy minh giải rằng ông luôn thanh thản với hai chữ làm người. Có hai câu thơ của Trần  Nhân Tông mà dẫu là ai, dẫu chỉ đọc một lần cũng không thể nào quên: Số đời một màn kéo. Tình người đôi mắt ngân. Vế trước như là một định ngữ, một lời can ngăn mọi cái ác, cái xấu vô hình, gợi mở sự hướng thiện bởi nếu không sẽ chẳng còn kịp nữa. Vế sau là "tuyên ngôn" của Phật pháp, là tiếng tri âm tâm huyết của Trần  Nhân Tông.

17/05/2008

Tô Vĩnh Hà

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

 

TÊN HỌC PHẦN: THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ: 1

SỐ ĐVHT: 3      DÀNH CHO LỚP: 07VN1, 07VN2

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút (không kể thời gian chép, phát đề)

 

Đề thi: Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu:

  1. Tóm tắt văn bản dưới dạng đề cương chi tiết.
  2. Xác định chủ đề chung của văn bản.
 

VĂN BẢN:

Nhân Vesak 2008, nhớ Trần Nhân Tông

 

 

Câu 1: Tóm tắt văn bản dưới dạng đề cương chi tiết. (8 đ)

I.                    Đặt vấn đề:

Với những day dứt từ lịch sử trong mối liên hệ với hiện tại, tác giả cho rằng có lẽ chúng ta chưa hiểu hết về vua Trần Nhân Tông.

II.                 Khai triển vấn đề:

  1. Cuộc đời Trần Nhân Tông giống như một định mệnh.

-         Mất ở tuổi 50, chỉ mới một nửa của đời người.

-         Trừ 20 năm học hỏi, Trần Nhân Tông còn có 30 năm với 15 năm làm vua và 15 năm đi tu.

-         Là vua, Trần Nhân Tông hai lần lãnh đạo đánh thắng quân Nguyên Mông; Ông cũng là người khai phá con đường mở nước về phía nam.

-         Là nhà tu hành, Trần Nhân Tông lập nên phái thiền Trúc Lâm.

  1. Trần Nhân Tông là vị vua bao dung, nhân ái.

-         Vẫn băn khoăn vận nước khi đã lập nên phái thiền Trúc Lâm.

-         Sau khi thắng quân nguyên xâm lược, Trần Nhân Tông cho đốt bỏ bằng chứng phản dân hại nước của những kẻ lầm lỡ.

-         Ông quở trách vua con “ Đất nước bé như bàn tay, lắm quan đến thế, dân làm sao sống nổi?”

  1. Trần Nhân Tông là một nhân cách phi thường.

-         Tự nguyện rời bỏ ngai vàng khi mới 35 tuổi.

-         Nhân cách phi thường ấy là sự thể hiện chân lý cao siêu của Phật pháp nhiệm màu.

  1. Trần Nhân Tông chẳng những là người hướng thiện, không màng quyền uy, danh vọng mà còn là một bậc minh quân tận tụy với dân với nước.

-         Ông đến với cõi thiền một cách tự nhiên như sự hướng thiện.

-         Ông làm vua theo lệnh của vua cha dù đã từ chối nhiều lần.

-         Trần Nhân Tông đến với cõi thiền mà không hề trốn chạy cuộc đời như một số người đi tu khác. Trước đó và sau này, ông vẫn là một bậc minh quân.

III.               Kết luận.

Trần Nhân Tông luôn thanh thản với hai chữ làm người bởi vì tâm hồn ông luôn hướng thiện, luôn đầy ắp tình người.

Câu 2: Xác định chủ đề chung của văn bản. (2 đ)

Nhân sự kiện Vesak 2008, tác giả muốn khẳng định với độc giả tầm vóc lớn lao của Trần Nhân Tông, một nhân vật lớn của lịch sử Việt Nam nói chung và của Phật giáo Việt Nam nói riêng.

     

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH PHAN CHÂU TRINH

                                                  KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

 

HỌC KỲ:   I   -  NĂM HỌC: 2007 – 2008

KHÓA: ……………………………………....

 NGƯỜI RA ĐỀ: NGUYỄN ĐĂNG CHÂU

TÊN HỌC PHẦN: THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ: 2

SỐ ĐVHT: 3      DÀNH CHO LỚP: 07VN1, 07VN2

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút (không kể thời gian chép, phát đề)

 

Họ và tên:………………………………

Lớp: 07VN…..

Đề thi:

I.                    Hãy chọn bằng cách khoanh tròn a, b, c có từ ngữ thích hợp với chỗ trống: (2 đ)

1.      Em không còn ………………………đâu để nghĩ đến việc đó nữa.

a. lòng dạ                                 b. tâm địa                     c. tâm can

2.      Ngôi nhà được……………………phòng hỏa hoạn.

a. bảo lãnh                                b. bảo hiểm                  c. bảo hộ

3.      Màn kịch vừa………………………….vừa hùng tráng.

a. bi ai                                      b. bi hùng                     c. bi tráng        

4.      Trong cái khối óc……………….của mỗi học sinh như đang ngổn ngang chất chồng bao ý nghĩ.

a. bé xíu                                   b. nhỏ xíu                     c. non nớt

5.      Anh ta có………………..là lúng túng trước đám đông.

a. yếu điểm                               b. nhược điểm              c. a, b đều đúng

6.      Em nguyện sẽ khắc ghi lời thầy trong…………………..

a. tâm can                                 b. tâm khảm                 c. a, b đều đúng

7.      Người đọc……………………vì thấy giấc mơ công lý đã thành sự thật.

a. sảng khoái                            b. sảng khái                  c. cảm khái

8.      Tôi xin…………………..mấy vấn đề.

a. đơn cử                                  b. dẫn dụ                      c. a, b đều đúng.

9.      Hắn bị…………………….bởi lời lẽ rất hợp lý của anh ta.

a. thu phục                                b. thuyết phục               c. quy phục

10.  Ở cơ quan này, nội bộ thường………………với nhau; chẳng ra làm sao cả!

a. đấu tranh                              b. cạnh tranh                 c. đấu đá

II.                 Hãy phát hiện từ ngữ dùng sai và đề nghị viết lại cho đúng trong các câu dưới đây: (2 đ)

1.      Hành động đó đã phơi bày những ẩn khúc mà chị đã cố tình giấu bấy lâu nay.

………………………………………………………………………………………………….

2.      Đó là cơn giận não nùng của Từ Hải.

……………………………………………………………………………….

3.      “Hạnh phúc là đấu tranh” – lời nói của Mác thật vĩ đại; mỗi thanh niên chúng ta phải chiêm ngưỡng và thực hiện.

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

4.      Mùa xuân năm nay cũng như bao xuân trước, tôi tung tăng cùng gia đình đón xuân.

………………………………………………………………………………………………………

5.      Di sản mà người để lại là một thiên sử khải hoàn.

…………………………………………………………………………..

6.      Dưới ngòi bút hào hoa của Nguyễn Đình Chiểu, người nông dân hiện lên như một chiến binh không biết khuất phục trước quân thù.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7.      Nước Việt Nam ta đã nhiều năm phải ngâm mình trong bom đạn.

………………………………………………………………………………….

8.      Truyền hình tuy có hại nhưng cũng rất có lợi, ăn thua là chúng ta biết sử dụng nó hay không.

……………………………………………………………………………………………………………………………

9.      Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải vật vã với biết bao công chuyện để mưu cầu sự sống.

……………………………………………………………………………………………………………………………..

10.  Nhìn khuôn mặt sáng sủa của thằng bé, tôi mặc cảm liền.

………………………………………………………………………………

III.               Hãy chữa các câu sai cấu trúc dưới đây bằng cách viết lại cho đúng: (2 đ)

1.      Hình ảnh người nông dân lao động rất nặng nhọc dưới nắng hè oi ả.

…………………………………………………………………………………

2.      Qua truyện cổ tích Tấm Cám đã giúp ta hiểu được sâu sắc về cuộc sống tủi nhục của người con gái mồ côi.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

3.      Trước sự áp đảo liên tiếp của các cầu thủ U 21 Việt Nam bằng các đường bóng phối hợp nhỏ, bật tường khiến các cầu thủ Thái Lan càng lúc càng rối loạn đội hình.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4.      “Hạnh phúc”, điều mà bao đời nay chúng ta hằng mơ ước.

………………………………………………………………………………….

IV.              Hãy chữa các câu sai logic dưới đây bằng cách viết lại cho đúng: (2 đ)

1.      Qua nhân vật chị Dậu, ta thấy được bản chất xấu xa thối nát của chế độ thực dân phong kiến.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2.      Với bản chất kinh doanh không lành mạnh, ngày 12/6/1992, đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Thạnh đã phát hiện nhà hàng Phương Trinh sử dụng sai trái 21 lao động.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

3.      Đến với hội nghị của chúng ta hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu GS. TS Phan Quang Xưng, Giám đốc Đại học Đà Nẵng.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4.      Bị lừa lọc, bị đối xử tàn nhẫn, bị bắt phải nhặt thóc trong ngày hội, Tấm chỉ biết khóc.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

V.                 Hãy gọi tên cấu trúc lập luận và nêu chủ đề chung của từng đoạn văn sau: (2 đ)

1.      Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời không thế thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các người không rõ thời thế, chỉ giả dối quen há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được. (Nguyễn Trãi)

a.       Cấu trúc lập luận: ………………………………………………………

b.      Chủ đề chung của đoạn:………………………………................................

…………………………………………………………………………………

2.      Chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng tiến bộ thì tức là thoái bộ và lạc hậu. Mà thoái bộ và lạc hậu thì sẽ bị xã hội tiến bộ sa thải. (Hồ Chí Minh)

a.       Cấu trúc lập luận:………………………………………………………….

b.      Chủ đề chung của đoạn:……………………………………………….......

…………………………………………………………………………………

     

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

 

TÊN HỌC PHẦN: THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ: 1

SỐ ĐVHT: 3      DÀNH CHO LỚP: 07VN1, 07VN2

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút (không kể thời gian chép, phát đề)

 

Đề thi:

I. Hãy chọn bằng cách khoanh tròn a, b, c có từ ngữ thích hợp với chỗ trống: (2 đ)

1. Em không còn ………………………đâu để nghĩ đến việc đó nữa.

a. lòng dạ                                 b. tâm địa                     c. tâm can

2.Ngôi nhà được……………………phòng hỏa hoạn.

a. bảo lãnh                                b. bảo hiểm                  c. bảo hộ

3.Màn kịch vừa………………………….vừa hùng tráng.

a. bi ai                                      b. bi hùng                     c. bi tráng        

4.Trong cái khối óc……………….của mỗi học sinh như đang ngổn ngang chất chồng bao ý nghĩ.

a. bé xíu                                   b. nhỏ xíu                     c. non nớt

5.Anh ta có………………..là lúng túng trước đám đông.

a. yếu điểm                               b. nhược điểm              c. a, b đều đúng

6.Em nguyện sẽ khắc ghi lời thầy trong…………………..

a. tâm can                                 b. tâm khảm                 c. a, b đều đúng

7.Người đọc……………………vì thấy giấc mơ công lý đã thành sự thật.

a. sảng khoái                            b. sảng khái                  c. cảm khái

8.Tôi xin…………………..mấy vấn đề.

a. đơn cử                                  b. dẫn dụ                      c. a, b đều đúng.

9.Hắn bị…………………….bởi lời lẽ rất hợp lý của anh ta.

a. thu phục                                b. thuyết phục               c. quy phục

10.Ở cơ quan này, nội bộ thường………………với nhau; chẳng ra làm sao cả!

a. đấu tranh                              b. cạnh tranh                 c. đấu đá

II.Hãy phát hiện từ ngữ dùng sai và đề nghị viết lại cho đúng trong các câu dưới đây: (2 đ)

1.Hành động đó đã phơi bày những ẩn khúc mà chị đã cố tình giấu bấy lâu nay.

…………………………………………uẩn khúc……………………………

2.Đó là cơn giận não nùng của Từ Hải.

      Đó là cơn giận ngút trời của Từ Hải

3.“Hạnh phúc là đấu tranh” – lời nói của Mác thật vĩ đại; mỗi thanh niên chúng ta phải chiêm ngưỡng và thực hiện.

      “………” – lời nói của Mác thật vĩ đại; mỗi thanh niên chúng ta phải suy ngẫm và thực hiện.

4.Mùa xuân năm nay cũng như bao xuân trước, tôi tung tăng cùng gia đình đón xuân.

      Mùa xuân năm nay cũng như bao xuân trước, tôi nô nức cùng gia đình đón xuân.

5.Di sản mà người để lại là một thiên sử khải hoàn.

      Di sản mà Người để lại là một trang sử vang khúc khải hoàn.

6.Dưới ngòi bút hào hoa của Nguyễn Đình Chiểu, người nông dân hiện lên như một chiến binh không biết khuất phục trước quân thù.

      Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Đình Chiểu, người nông dân hiện lên như một chiến binh không biết khuất phục trước quân thù.

7.Nước Việt Nam ta đã nhiều năm phải ngâm mình trong bom đạn.

      Nước Việt Nam ta đã nhiều năm (phải phơi mình) trong bom đạn.

8.Truyền hình tuy có hại nhưng cũng rất có lợi, ăn thua là chúng ta biết sử dụng nó hay không.

      Truyền hình tuy có hại nhưng cũng rất có lợi, vấn đề là chúng ta biết sử dụng nó hay không.

9.Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải vật vã với biết bao công chuyện để mưu cầu sự sống.

      Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải vất vả với biết bao công chuyện để mưu cầu sự sống.

10.Nhìn khuôn mặt sáng sủa của thằng bé, tôi mặc cảm liền.

      Nhìn khuôn mặt sáng sủa của thằng bé, tôi cảm tình liền.

III. Hãy chữa các câu sai cấu trúc dưới đây bằng cách viết lại cho đúng: (2 đ)

1.Hình ảnh người nông dân lao động rất nặng nhọc dưới nắng hè oi ả.

      Người nông dân lao động rất nặng nhọc dưới nắng hè oi ả.

2.Qua truyện cổ tích Tấm Cám đã giúp ta hiểu được sâu sắc về cuộc sống tủi nhục của người con gái mồ côi.

      Truyện cổ tích Tấm Cám đã giúp ta hiểu được sâu sắc về cuộc sống tủi nhục của người con gái mồ côi.

5.Trước sự áp đảo liên tiếp của các cầu thủ U 21 Việt Nam bằng các đường bóng phối hợp nhỏ, bật tường khiến các cầu thủ Thái Lan càng lúc càng rối loạn đội hình.

Trước sự áp đảo liên tiếp của các cầu thủ U 21 Việt Nam bằng các đường bóng phối hợp nhỏ, bật tường, các cầu thủ Thái Lan càng lúc càng rối loạn đội hình

5.“Hạnh phúc”, điều mà bao đời nay chúng ta hằng mơ ước.

“Hạnh phúc” là điều mà bao đời nay chúng ta hằng mơ ước

IV. Hãy chữa các câu sai logic dưới đây bằng cách viết lại cho đúng: (2 đ)

1.Qua nhân vật chị Dậu, ta thấy được bản chất xấu xa thối nát của chế độ thực dân phong kiến.

      Qua nhân vật chị Dậu, ta thấy được bản chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

2.Với bản chất kinh doanh không lành mạnh, ngày 12/6/1992, đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Thạnh đã phát hiện nhà hàng Phương Trinh sử dụng sai trái 21 lao động.

      Với bản chất kinh doanh không lành mạnh, ngày 12/6/1992, nhà hàng Phương Trinh bị đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Thạnh phát hiện sử dụng sai trái 21 lao động.

3.Đến với hội nghị của chúng ta hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu GS. TS Phan Quang Xưng, Giám đốc Đại học Đà Nẵng.

      Đến với hội nghị của chúng ta hôm nay, GS. TS Phan Quang Xưng, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu!

4.Bị lừa lọc, bị đối xử tàn nhẫn, bị bắt phải nhặt thóc trong ngày hội, Tấm chỉ biết khóc.

      Bị lừa lọc, bị đối xử tàn nhẫn, như bị bắt phải nhặt thóc trong ngày hội, Tấm chỉ biết khóc.

 

V. Hãy gọi tên cấu trúc lập luận và nêu chủ đề chung của từng đoạn văn sau: (2 đ)

1.Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời không thế thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các ngươi không rõ thời thế, chỉ giả dối quen há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được.

a.Cấu trúc lập luận: móc xích

b.Chủ đề chung của đoạn: Các ngươi không hiểu thời thế và không giỏi thời thế nên nhất định phải thua.

2.Chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng tiến bộ thì tức là thoái bộ và lạc hậu. Mà thoái bộ và lạc hậu thì sẽ bị xã hội tiến bộ sa thải.

a.Cấu trúc lập luận: móc xích

b.Chủ đề chung của đoạn: Nếu không ra sức học tập, tu dưỡng để tiến bộ thì chắc chắn bị xã hội đào thải.

---------------------------------------------------------------------