Bài tập phát triển chung: Tập với vòng nhà trẻ

Phát triển thể chất được coi là yếu tố nền tảng giúp trẻ tham gia vào các hoạt động hằng ngày. Vậy các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non là gì!

Phát triển thể chất được coi là yếu tố nền tảng giúp trẻ tham gia vào các hoạt động hằng ngày. Vậy để biết các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non là gì bạn nên tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

1. Mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Mầm non là độ tuổi phát triển thể chất cho trẻ mầm non và cả trí tuệ. Trong đó, mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non nhằm tăng cường sức khỏe, hình thành thói quen vận động và định hình tính cách sau này cho trẻ.

Bài tập phát triển chung: Tập với vòng nhà trẻ

  • Tăng cường và bảo vệ sức khỏe: Đây là mục tiêu chính nhất mà phát triển thể chất cho trẻ mầm non cần đạt được. Trong giai đoạn mầm non là thời kì phát triển nhanh của trẻ. Mục tiêu chính là giúp trẻ tăng cường sức khỏe, hoàn thiện chức năng sinh lý của cơ thể.
  • Tạo thói quen vận động cho trẻ: Ở lứa tuổi này phát triển thể chất cho trẻ mầm non giúp trẻ hình thành và phát triển thói quen vận động giúp trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ…
  • Giúp định hình tính cách: Mầm non cũng là giai đoạn quan trọng giúp định hình tính cách của trẻ. Ở giai đoạn này, các hoạt động liên quan đến làm việc nhóm là rất cần thiết hỗ trợ các quá trình tâm lý phát triển và định hình tốt hơn.

2. Các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non

Bài 1: Bài tập phát triển chung cho trẻ nhà trẻ - Tay em

  1. Hô hấp: bước đầu các bé đứng hai tay thả xuống > giơ tay lên cao và hít thở sâu và từ từ thở ra > về tư thế ban đầu
  2. Động tác tay: để 1 tay sau lưng > Tay đâu tay đâu > bé đưa tay ra phía trước > Đưa tay ra sau lưng
  3. Động tác với cổ và tay: Trẻ đứng và để hai tay cầm vào vành tai > nghiêng về hai phía trái phải 
  4. Động tác 4: đúng tự nhiên > ngồi xuống hái hoa > đứng lên > đi quanh sân

Bài tập phát triển chung: Tập với vòng nhà trẻ

Bài 2: Bài tập phát triển chung với cờ

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ giả vờ thổi bóng bay, hít vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay cầm cờ > hai tay đưa lên cao > vẫy cờ > về tư thế ban đầu
  3. Động tác lưng, bụng: đứng tự nhiên > cúi người để gõ cán cờ xuống > về tư thế ban đầu
  4. Động tác chân: đứng tự nhiên > ngồi xổm gõ cán cờ xuống > về tư thế ban đầu

Bài 3: Bài tập cây cao, cây thấp giúp bé phát triển chung

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ giả vờ thổi bóng bay, hít vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay thả xuống > hai tay đưa lên cao > hạ xuống > về tư thế ban đầu
  3. Động tác hái hóa: đứng tự nhiên > cúi khom người về trước > tay giả vờ hái hoa > về tư thế ban đầu và nói hoa đẹp quá
  4. Động tác chân: đứng tự nhiên > ngồi xổm xuống > về tư thế ban đầu

Bài 4: Tập với khối gỗ

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ giả vờ thổi bóng bay, hít vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay thả xuống > hai tay cầm khối gỗ > đưa hai tay về phía trước > gõ 2 miếng gỗ với nhau > về tư thế ban đầu
  3. Động tác lưng và bụng: đứng tự nhiên hai tay giang ngang > cúi người về trước > gõ 2 miếng gỗ với nhau > về tư thế ban đầu 
  4. Động tác chân: để 2 miếng gỗ trước mặt và thao tác nhảy qua, nhảy lại

Bài 5: Các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non với vòng

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ cầm vòng kết hợp đưa tay lên xuống và hít thở vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay thả xuống > hai tay cầm khối gỗ > đưa hai tay về phía trước > gõ 2 miếng gỗ với nhau > về tư thế ban đầu
  3. Động tác lưng và bụng: giơ vòng lên trên cao, để vòng nằm ngang và mắt nhìn theo vòng, thẳng lưng > hạ tay xuống về tư thế ban đầu. 

Bài 6: Bài tập với đá nhỏ

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ cầm đá trong tay, hai tay giang ngang, hít vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay cầm đá thả xuống > hai tay cầm đá đưa hai tay về phía trước > gõ 2 viên đá với nhau > về tư thế ban đầu
  3. Động tác lưng và bụng: đứng tự nhiên hai tay giang ngang > cúi người về trước > gõ 2 viên đá với nhau > về tư thế ban đầu 
  4. Động tác chân: để 2 viên đá trước mặt và thao tác nhảy qua, nhảy lại

Bài 7: Phát triển thể chất cho trẻ mầm non với túi cát

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ cầm bao cát trong tay, hai tay giang ngang, hít vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay cầm bao cát thả xuống > hai tay đưa lên cao > về tư thế ban đầu
  3. Động tác kết hợp tay với mắt: Tư thế chuẩn bị là ngồi trên sàn và hai tay để trên đùi > tay cầm bao cát giơ lên cao đồng thời mắt nhìn theo bao cát. về tư thế ban đầu 
  4. Động tác kết hợp giữa lưng và bụng: đứng tự nhiên > tay cầm bao cát thả xuôi xuống > cúi người để bao cát xuống đất > đứng thẳng ngườiể 2 viên đá trước mặt và thao tác nhảy qua, nhảy lại

Bài tập phát triển chung: Tập với vòng nhà trẻ

Bài 8: Bài tập phát triển chung cho trẻ nhà trẻ - Gà trống

  1. Thực hiện động tác gà trống gáy: chân ngang vai, hai bàn tay khum lại trước miệng > hô to ò ó o > về tư thế ban đầu
  2. Gà vỗ cánh: Trẻ đứng thoải mái, tay thả xuôi > giơ thẳng 2 tay sang ngang > Trở về tư thế ban đầu. 
  3. Gà mổ thóc: Chân đứng ngang vai, tay thả xuôi > cúi xuống, tay gõ vào đầu gối > về tư thế ban đầu. 
  4. Gà bới đất: đứng tự nhiên, 2 tay chống hông > giậm chân tại chỗ 

BÀI: 9: các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non bằng gậy dài 30cm

  1. Động tác hô hấp: để gậy trước mặt, hai cánh tay đưa lên xuống, hít mạnh vào và thở ra từ từ
  2. Động tác Tay: Đứng tự nhiên hai tay cầm hai đầu gậy > Hai tay cầm gậy giơ lên cao > Hạ tay xuống
  3. Động tác lưng bụng:  Ngồi trên sàn hai chân duỗi, tay cầm gậy để lên đùi > Cúi người đưa gậy dọc theo chân > Về tư thế  ban đầu . 
  4. Chân: Tay phải vác gậy trên vai > đi hành quân

Bài 10: Bài Tập Chim sẻ

  1. Động tác hô hấp: giả vờ thổi lông chim lên cao, hít mạnh vào và thở ra từ từ
  2. Tay: đứng và 2 tay thả xuôi > giơ hai tay giang ngang và vẫy vẫy
  3. Chân: đứng và thả 2 tay xuôi > hai tay gõ vào đùi gối > đứng thẳng
  4. Chim bay: đi vòng quanh sân

Trên đây là những thông tin các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non mà Mighty Math chia sẻ. Hy vọng những điều này đã thực sự hữu ích với các em học sinh, thầy cô và các bậc phụ huynh.

  1. Ổn định tổ chức:

2. Phương pháp hình thức tổ chức:

3. Kết thúc:

- Các con ơi lại đây với cô nào!

- Sắp đến ngày 20/11 rồi các con có biết đó là ngày gì không? Đó là ngày hội của các thầy cô giáo, các con phải ngoan nghe lời cô giáo chúng mình nhớ chưa nào? Hôm nay có rất nhiều các cô đến thăm lớp mình, xem các bé có chăm ngoan và học giỏi không đấy. Các con khoanh tay đẹp chào các cô .

- Bây giờ cô con mình cùng khởi động  nhé.

a/ Khởi động:

Cô cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc bài “ Đi tàu lửa” cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân.

- Đi thường –đi nhanh – đi chậm-dừng lại, đứng thành vòng tròn và tập bài tập phát triển chung .

b/ Trọng động:

*BTPTC: Tập với vòng

Tập theo nền nhạc bài hát “ Cô và mẹ”

- Đến thăm lớp mình  hôm nay cô con mình cùng tặng cho các cô một màn đồng diễn thể dục đặc sắc nhé. Đó là bài tập với vòng

- ĐT tay: 2 tay đưa vòng  lên cao, hạ xuống

- ĐT bụng: Cúi người xuống thẳng người lên

 - ĐT chân: Cầm vòng đứng nhún chân

Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên , khuyến khích trẻ tập

Hỏi trẻ tên bài tập?

- Hôm nay đến thăm lớp mình các cô còn tặng cho chúng mình một thử thách. Đó là chúng mình phải bò chui qua những chiếc cổng làm sao cho những chiếc cổng không bị đổ. Các bé có muốn vượt qua thử thách này cùng cô không? Trước khi chúng mình thực hiện các con hãy quan sát cô bò chui qua cổng trước nhé.  

*VĐCB: Bò chui qua cổng

- Cô giới thiệu bài tập: Bò chui qua cổng

- Cô làm mẫu:

+ Lần 1: Không giải thích

+ Lần 2:Cô vừa làm vừa giải thích:

Chuẩn bị :  Khi  có hiệu  lệnh “chuẩn bị”, quỳ gối, hai chân áp sát mặt đất,  hai tay chống xuống đất . Khi có hiệu  lệnh “Bò”, cô bò chui qua cổng, cô bò chân nọ kết hợp với tay kia thật khéo   sao cho người không chạm vào cổng để cổng khỏi bị đổ. Khi cô bò chui qua cổng rồi cô về chỗ của mình ngồi.

+ Cô cho một trẻ lên tập thử  

* Trẻ thực hiện:

Nào chúng mình cùng vượt qua thử thách này nhé.

+ Tập lần 1: gọi lần lượt 2 trẻ lên tập .

+ Tập lần  2: cho lần lượt 4 trẻ lên tập

+ Tập lần 3: cho 2 tổ nối tiếp.

+  Lần 4: cho trẻ yếu, trẻ béo phì tập.

( trong khi trẻ tập , cô chú ý sửa sai cho trẻ

 - Hỏi trẻ tên bài tập?

- Hôm nay các bé đã vượt qua thử thách vô cùng khó khăn  nhưng bạn nào cũng rất là giỏi đều đã vượt qua thử thách một cách xuất sắc. Một tràng pháo tay thật lớn giành tặng các con. Các bé hôm nay học rất là giỏi lên các cô thưởng cho cô con mình một trò chơi đó là trò chơi “ Bóng tròn to”

*TCVĐ: Bóng tròn to

- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi:

+ Cô con mình cùng cầm tay nhau khi hát bóng tròn to thì chúng mình đi rộng ra sau, khi hát bóng xì hơi thì chúng mình đi vào vòng tròn, đến câu này bạn ơi lại đây chơi thì chúng mình vỗ tay đi lùi lại phía sau. Các con nhớ chưa nào?

-Cô chơi cùng trẻ 2-3 lần.

-Hỏi trẻ tên trò chơi.

c/ Hồi tĩnh

- Cho trẻ  đi nhẹ nhàng  quanh phòng tập 1-2 vòng 

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ

Ngoài trời nắng đã lên cao cô con mình cùng chào các cô và đi chơi nào.

- Bài hát “Đi chơi"

-Trẻ lại gần cô

-Trẻ chào khách

- Đi theo  nhạc bài hát  kết hợp các kiểu chân

-Trẻ tập theo nhạc các động tác

-Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

-Quan sát cô làm mẫu

-Trẻ  lên tập thử

-Trẻ thực hiện

-Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ chơi

-Trẻ trả lời

-Trẻ đi nhẹ nhàng

-Trẻ vỗ tay

-Trẻ chào khách

-Trẻ hát đi ra ngoài