Bài tập thể dục với gậy mầm non năm 2024

– Cháu nhấc cao chân, đi thẳng người, thẳng đầu, phối hợp chân tay nhịp nhàng đi đều bước . Chơi cùng cô trò chơi “ Phi ngựa.”

– Giáo dục trẻ tích cực tham gia vào giời học

Chuẩn bị giáo án mầm non đề tài: Tập với gậy đi đều bước phi ngựa :

* Cô: Sân tập

Gậy thể dục

Máy băng nhạc

* Cháu: gậy , roi phi ngựa.

Cách tiến hành giáo án mầm non đề tài: Tập với gậy đi đều bước phi ngựa

1/ Khởi động:Cô cho cháu cầm gậy bằng tay phải đặt lên vai , vừa đi vừa hát 1- 2…đi theo tốc độ nhanh dần rồi chậm lại, cuối cùng đứng lại thành hàng tập thể dục.

2/ Trọng động:

a/ Bài tập phát triển chung: Tập với gậy

– Cho trẻ tập bài tập gồm các động tác sau:

* Động tác 1:

– TTCB: Đứng tự nhiên , 2 tay cầm 2 đầu gậy thả xuôi.

1.Cầm gậy giơ cao, mắt nhìn theo gậy, kiểng cao chân.

2.Về TTCB

* Động tác 2:

– TTCB: Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng

  1. 2 tay cầm gậy đặt lên đầu, cúi đầu đẩy gậy tới bàn chân
  2. Về TTCB

* Động tác 3:

– TTCB: như đt 1

  1. Cúi người chạm gậy xuống sàn
  2. Về TTCB

* Động tác 4:

– Tay phải vác gậy trên vai, tay trái vung mạnh, chân bước cao như chú bộ đội. Cho cháu đi vòng quanh sân tập.

b/ Vận động cơ bản: Đi đều bước

– Cô giới thiệu tên bài vận động, trẻ nhắc lại tên vận động.

– Cô làm mẫu 1 lần, vừa làm cô vừa phân tích động tác: Khi đi cô đi đều bước, bước cao chân, tay vung đều và mạnh, vừa đi vừa nói 1-2 như chú bộ đội.

- Cô cho trẻ xếp hàng rồi bám vào nhau đi theo đội hình vòng tròn làm một đoàn tàu. Cho trẻ đi theo hiệu lệnh của cô, tàu đi thường sau đó tàu đi lên dốc ( đi bắng mũi bàn chân) , tàu lại đi thường rồi đi xuống dốc( Đi bằng gót chân)-> đi thường-> tăng dần tốc độ lên chạy chậm-> chạy nhanh sau đó giảm tốc độ về chạy chậm rồi giảm về đi thường và cho tàu về ga

- Cho trẻ đứng theo hàng dọc rồi dàn hàng ngang để tập BTPTC

2. Trọng động

  1. BTPTC: Tập với gậy

- ĐT1: Tay: 2 tay cùng cầm gậy đưa ra phía trước rồi giơ lên cao sau đó đưa về vị trí phía trước và hạ xuống

( Theo nhịp1-2-3-4, thực hiện 2 lần x4 nhịp)

- ĐT 2: Bụng: Hai tay cầm gậy đưa lên cao sau đó cúi người xuống thấp, hạ tay chạm xuống sàn , sau đó đứng lên, 2 tay đưa bóng lên cao và hạ xuống ( Theo nhịp1-2-3-4, thực hiện 2 lần 4 nhịp)

- ĐT 3: Chân: Đứng thẳng, hai tay cầm gậy đưa ra phía trước, sau đó hai chân khuỵu gối xuống đồng thời hai tay thu về trước ngực. Tiếp theo hai chân đứng thẳng gối, hai tay đưa gậy ra phía trước rồi hạ tay xuống ( Theo nhịp1-2-3-4, thực hiện 3 lần x4 nhịp)

- ĐT 4: Bật: Hai chân bật tách ra thì hai tay đưa gậy ra trước, hai chân bật chụm lại thì hai tay thu gậy về trước ngực - ( Theo nhịp1-2-3-4, thực hiện 2 lần 4 nhịp)

  1. VĐCB: Bò chui qua cổng

- Cô giới thiệu tên bài tập: Bò chui qua cổng.

+ Cô thực hiện mẫu

- Lần 1: Cô hô hiệu lệnh: Chuẩn bị- Bò rồi thực hiện, không giải thích

- Lần 2: Cô vừa thực hiện vừa giải thích: TTCB: Cô quỳ hai đầu gối xuống trước vạch xuất phát, 2 bàn tay chạm xuống sàn, mắt nhìn về phía trước. Khi có hiệu lệnh “ Bò” cô bò kết hợp tay nọ chân kia và bò về phía trước mặt. Khi tới cổng cô bò và chui nhẹ nhàng qua cổng mà không để người chạm vào cổng. Sau khi bò chui qua cổng, cô tiếp tục bò về phía vạch đích, rồi đứng lên, đi về phía cuối hàng để người tiếp theo lên thực hiện.

- Cô mời 2 trẻ lên thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát, cô bao quát rồi sửa sai cho trẻ( nếu trẻ làm sai) nhận xét và khen ngợi, động viên trẻ

+ Trẻ thực hiện

- Cô gọi mỗi hàng 1 trẻ cùng lên thực hiện. Trong khi trẻ thực hiện, cô quan sát, sửa sai cho trẻ và khen ngợi, khích lệ trẻ.

- Cô gọi mỗi hàng 2 trẻ lần lượt lên thực hiện, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời

- Cô mời mỗi hàng 5 trẻ lần lượt thi đua bò chui qua cổng một cách khéo léo. ( Khen ngợi, động viên trẻ)

- Cô hỏi trẻ về tên bài tập

- Cô mời mỗi hàng 1 trẻ thực hiện tốt nhất lên thực hiện lại cho cả lớp quan sát.

  1. TCVĐ: Bong bóng xà phòng

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Bong bóng xà phòng

- Cô nói cách chơi : Cô là người thổi bong bóng cho những quả bong bóng bay lên cao và trẻ có nhiệm vụ nhảy lên bắt lấy bong bóng. Thi đua xem bạn nào nhảy lên bắt được nhiều nhất.