Bài tập về đề nghị giao kết hợp đồng

Xin chào Cty luật minh gia, tôi tên là Trần V A, 24 tuổi. Tôi có một thắc mắc mong quý luật sư có thể giúp đỡ. Vào ngày 22/2/216 anh trai tôi tên là: Trần V sau khi trải qua 2 cuộc phỏng vấn: 1 thi kiểm tra kiến thức, 2 phỏng vấn trực tiếp, thì đã nhận được Email, thông báo trúng tuyển vào vị trí Nhân viên Kỹ thuật B thuộc đơn vị C

Họ yêu cầu anh trai tôi trước 9/3/2016 phải trở về tại cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn thành phố D để tập huấn nghiệp vụ. Tháng 2/2016 Anh trai tôi đã kết thúc hợp đồng làm việc không thời hạn tại công ty cũ. Đến tháng 3/2016 anh trai tôi đã về tại D nhưng nhận được thông báo của công ty đã nhận đủ người. Trong trường hợp này thì phía công ty có trách nhiệm gì, Anh trai tôi đã nhận được Email thông báo trúng tuyển, Email thông báo các thủ tục để ký hợp đồng lao động, và đã chuẩn bị đầy đủ. Khi gần đến ngày tập huấn và ký hợp đồng thì phía công ty thông báo đủ người. Chúng tôi phải làm thế nào để tiếp tục công việc. Xin quý Cty tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn – Công ty luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 390 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

“1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.

2. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.”

Trong trường hợp của anh bạn, anh bạn đã nhận được email trúng tuyển trong đó thông báo các thủ tục để kí hợp đồng lao động. Như vậy, có thể hiểu email trúng tuyển đó như một đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, bạn không nêu rõ trong email đó có nêu thời hạn trả lời đề nghị hay không và anh V đã trả lời đề nghị đó hay chưa nên tôi xin đưa ra cho bạn các trường hợp sau:

- Nếu trong email có nêu rõ thời hạn trả lời:

+ Trong thời hạn đó công ty giao kết hợp đồng với người thứ ba thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 390 nêu trên thì công ty phải bồi thường thiệt hại cho anh V khi do nhận được email thông báo trúng tuyền đã chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty cũ. Anh V có thể yêu cầu công ty giao kết hợp đồng với anh nhưng việc giao kết này phụ thuộc vào ý chí của người sử dụng lao động.

+ Khi đã hết thời hạn trả lời chấp nhận  mà anh V chưa trả lời đề nghị thì đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Khoản 2 Điều 394 Bộ luật dân sự 2005. Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận đề nghị đó được coi là đề nghị mới của anh V đối với công ty và việc anh V có thể tiếp tục công việc hay không cũng phụ thuộc vào ý chí của người sử dụng lao động (Khoản 1 Điều 397 BLDS).  

Nếu sự chậm trễ là do nguyên nhân khách quan mà người đề nghị biết hoặc phải biết về nguyên nhân khách quan này thì chấp nhận vẫn có hiệu lực, trừ phi người đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó. Việc công ty không giao kết hợp đồng với anh V là trái pháp luật. Trong trường hợp này công ty phải thực hiện trách nhiệm giao kết hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại cho anh V.

- Trong email không nêu rõ về thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Trong trường hợp này, anh V đã về tại D vào tháng 3/2016 có thể được coi là thời hạn hợp lý nếu trươc ngày 09/03/2016 thì phía công ty phải nhận anh V vào làm việc hoặc bồi thường thiệt hại cho anh V.

Như vậy, bạn cần xem trường hợp của anh bạn là trường hợp nào trong các trường hợp nêu trên. Nếu thuộc một trong các trường hợp mà công ty vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng thì công ty có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh V, còn việc anh V có thể tiếp tục công việc hay không còn phụ thuộc vào ý chí của phía công ty. Nếu công ty không thực hiện trách nhiệm của mình, anh V có thể khởi kiện ra tòa án.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng!

CV. An Quỳnh – Công ty Luật Minh Gia

Bài tập tình huống hợp đồng?

Ngày 04/2/2020 công ty B trực tiếp gửi chào hàng bán 1 số sản phẩm máy tính, điện thoại di động cho công ty A, bản mô tả chi tiết các điều kiện, tiêu chuẩn sản phẩm được gửi kèm theo. Trong đơn chào hàng nêu rõ thời gian bên B cam kết với đối tác về các điều kiện chào hàng là 20 ngày kể từ ngày gửi chào hàng. Nhận được chào hàng, ngày 8/2/20120 công ty A gửi đơn cho công ty B về việc chấp nhận hầu hết các điều kiện chào hàng công ty B đã đưa ra trước đó, nhưng riêng số lượng sản phẩm công ty A muốn tăng thêm 1/3 sản phẩm nữa.

Hỏi:

  1. Qua ngày 24/2/2020 bên A im lặng không trả lời đề nghị của bên B có được coi là đồng ý chấp nhận giao kết hợp đồng với bên B không?
  2. Qua đó hãy xác định các thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

Bài tập tình huống về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại?

Ngày 04/2/2019 công ty B gửi chào hàng bán 1 số sản phẩm máy tính, điện thoại di động cho công ty A. Trong đơn chào hàng nêu rõ thời gian bên B cam kết với đối tác về các điều kiện chào hàng là 20 ngày kể từ ngày gửi chào hàng. Nhận được chào hàng, ngày 8/2/2019 công ty A gửi đơn cho công ty B về việc chấp nhận hầu hết các điều kiện chào hàng công ty B đã đưa ra trước đó, nhưng riêng số lượng sản phẩm công ty A muốn tăng thêm 1/3 sản phẩm nữa.

Hỏi:

Công ty A đã chấp nhận giao kết hợp đồng với công ty B chưa?

Giả sử ngày 28/2 A gửi đơn chấp nhận toàn bộ chào hàng của B. Vậy có được coi là hợp đồng được giao kết không?

Điều 390 khoản 1 BLDS định nghĩa: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.” Như vậy, các yếu tố của đề nghị giao kết hợp đồng bao gồm: (i) thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng; (ii) thể hiện ý chí của bên đề nghị muốn được ràng buộc nếu bên kia chấp nhận nó; (iii) đề nghị được gửi  tới đối tượng xác định cụ thể.

luat su 

Một đề nghị như thế nào được xem là thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng? Thông thường, một đề nghị phải đủ cụ thể cho phép hình thành hợp đồng khi được chấp nhận. Luật pháp các nước thường quy định một đề nghị giao kết hợp đồng phải hàm chứa tất cả các nội dung thiết yếu của hợp đồng dự định ký kết. Pháp luật không liệt kê những nội dung được coi là nội dung thiết yếu của hợp đồng, vì vậy thẩm phán sẽ căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ và căn cứ vào bản chất của từng loại hợp đồng để quyết định. Ví dụ, đối với một đề nghị giao kết một hợp đồng mua bán hàng hóa, chỉ cần đề nghị nêu rõ đối tượng và giá cả.

luật sư

Làm thế nào để xác định ý chí của người đề nghị là “mong muốn bị ràng buộc bởi đề nghị đó”? Thực ra, không nhất thiết bên đưa ra đề nghị phải tuyên bố rõ ràng  rằng mình mong muốn bị ràng buộc bởi đề nghị này. Thông thường, người ta sẽ xem xét đến tính cách trình bày lời đề nghị, nội dung đề nghị để tìm ý định muốn bị ràng buộc của người đề nghị. Đề nghị càng chi tiết, càng cụ thể thì càng có cơ hội được xem như đã thể hiện mong muốn bị ràng buộc của người đề nghị. Tuy nhiên, trong trường hợp một lời đề nghị mặc dù nêu rất chi tiết nội dung của hợp đồng dự định giao kết nhưng nếu người đề nghị có đưa ra một số bảo lưu thì đề nghị này chỉ được xem là lời mời đàm phán. Trên thực tế, những bản giới thiệu, thậm chí dự thảo hợp đồng gửi cho đối tác có kèm theo câu: “các nội dung trong bản chào hàng này không có giá trị hợp đồng” hay “bản chào hàng này không có giá trị như một đề nghị giao kết hợp đồng” cho dù đã hàm chứa đầy đủ các nội dung của hợp đồng, vẫn chỉ là lời mời đàm phán.

van phong luat su

1. Giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng

văn phòng luật sư

   Về nguyên tắc, một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó và chấm dứt khi hết hạn trả lời. Ngoài ra, bên đề nghị có quyền ấn định thời điểm đề nghị phát sinh hiệu lực. Nếu một đề nghị không nêu thời hạn trả lời thì liệu người đề nghị có bị ràng buộc hay không? Điều 390 BLDS không coi việc nêu thời hạn trả lời là điều kiện của đề nghị; vì vậy, một lời giao kết hợp đồng quên không nêu thời hạn trả lời vẫn có thể bị xem là một đề nghị giao kết hợp đồng. Pháp luật một số nước coi rằng thời hạn trả lời trong hợp này là khoản thời gian “hợp lý” và do thẩm phán quyết định, căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiển, đối với một đề nghị không nêu thời hạn trả lời thì người đề nghị có quyền rút lại đề nghị chừng nào chưa nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

tim luat su

2. Thay đổi, rút lại, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết

tim luat su gioi

Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp sau đây:

tìm luật sư

(i) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

tìm luật sư giỏi

(ii) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

luật sư bào chữa giỏi

Bên đề nghị chỉ được hủy bỏ đề nghị khi thỏa mãn hai điều kiện sau:

luat su bao chua gioi

(i) Đề nghị có nêu quyết định được hủy bỏ đề nghị;

luat su bao chua

(ii) Bên đề nghị thông báo hủy bỏ đề nghị và bên nhận được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên này trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng;

luật sư bào chữa

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

luat su hinh su

(i) Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;

luật sư hình sư

(ii) Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

thue luat su

(iii) Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

thuê luật sư

(iv) Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

luật sư ly hôn

(v) Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

luat su ly hon

3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Theo Điều 396, 397 BLDS, một trả lời được xem là chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực khi:

(i)  Trả lời đó chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị, nói cách khác, việc chấp nhận vô điều kiện, nếu người trả lời không đồng ý về một điểm dù là thứ yếu của đề nghị trả lời đó được xem như là một đề nghị mới

(ii)Trả lời chấp nhận giao kết phải được thực hiện trong hạn trả lời.

luật sư doanh nghiệp

Nếu trả lời được thực hiện trong hạn trả lời chung vì lý do khách quan đến tay người đề nghị chậm thì xử lý như thế nào? Điều 397 khoản 1 BLDS đưa ra giải pháp sau: về nguyên tắc, nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này không còn hiệu lực và được xem như là đề nghị mới của bên đã chậm trả lời. Nếu sự chậm trễ là do nguyên nhân khách quan mà người đề nghị biết hoặc phải biết về nguyên nhân khách quan này thì chấp nhận vẫn có hiệu lực, trừ phi người đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó.

luat su doanh nghiep

BLDS cũng cho phép người được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. 

Bài cùng chủ đề

Hợp đồng vô hiệu do người giao kết không có năng lực hành vi

Thời điểm giao kết và có hiệu lực của hợp đồng

- Hiệu lực hợp đồng và hợp đồng vô hiệu

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại

Kỹ năng đàm phán hợp đồng

Biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng