Bài tập về phương pháp so sánh

Các phương pháp so sánh phân số cơ bản đến nâng cao. So sánh phân số là nôi dung quan trọng ta gặp rất nhiều từ chương trình toán 5, toán 6 đến toán 7. Để giúp các em dễ dàng ôn tập cũng như giúp các thầy cô có thêm tài liệu luyện tập cho học sinh, dưới đây là các cách so sánh phân số hay dùng trong chương trình.

so sánh phân số

Khi gặp các bài toán so sánh phân số, cách đơn giản và cơ bản nhất học sinh có thể làm là quy đồng mẫu số. Với cách này, học sinh chỉ cần thành thạo các bước để quy đồng mẫu số và sau đó đánh giá hai phân số đó. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1.  Viết các phân số dưới dạng phân số có cùng mẫu dương.

Hay nói cách khác, đây là bước quy đồng phân số.

Bước 2. So sánh các tử số với nhau.

Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

quy đồng mẫu số

Cách làm này có thể phát biểu như sau: Trong hai phân số có tử và mẫu số đều dương, tử số bằng nhau thì phân số nào có mẫu số lớn hơn thì nhỏ hơn và ngược lại.

quy đồng tử số

Khi không thể làm theo 2 cách cơ bản (tử số và mẫu số quá lớn khó quy đồng) ta có thể sử dụng 7 phương pháp sau để so sánh,

Các phương pháp so sánh phân số

Lý thuyết so sánh hai phân số

– Có cùng mẫu số: ta so sánh hai tử số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

– Không cùng mẫu số: thì ta quy đồng mẫu số rồi so sánh hai tử số của các phân số đã quy đồng được.

Các phương pháp so sánh 2 phân số

– Nếu hai phân số có cùng tử số thì phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó nhỏ hơn.

– So sánh “phần bù” với 1 của mỗi phân số:

+ Phần bù với đơn vị của phân số là hiệu giữa 1 và phân số đó.

+Trong hai phân số, phân số nào có phần bù lớn hơn thì phân số đó nhỏ hơn và ng­ược lại.

– So sánh “phần hơn” với 1 của mỗi phân số:

+ Phần hơn với đơn vị của phân số là hiệu của phân số và 1.

+ Trong hai phân số, phân số nào có phần hơn lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

– So sánh qua một phân số trung gian.

* Cách chọn phân số trung gian:

– Trong một số trường hợp đơn giản, có thể chọn phân số trung gian là những phân số dễ tìm được như: 

– Trong trường hợp hiệu của tử số của phân số thứ nhất với tử số của phân số thứ hai và hiệu của mẫu số phân số thứ nhất với mẫu số của phân số thứ hai có mối quan hệ với nhau về tỉ số thì ta nhân cả tử số và mẫu số của cả hai phân số lên một số lần sao cho hiệu giữa hai tử số và hiệu giữa hai mẫu số của hai phân số là nhỏ nhất. Sau đó ta tiến hành chọn phân số trung gian như­ trên.

– Đưa hai phân số về dạng hỗn số để so sánh

– Khi thực hiện phép chia tử số cho mẫu số của hai phân số ta đợc cùng thương  thì ta đưa hai phân số cần so sánh về dạng hỗn số, rồi so sánh hai phần phân số của hai hỗn số đó.

* Chú ý: Khi mẫu số của hai phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên ta có thể nhân cả hai phân số đó với số tự nhiên đó rồi đưa kết quả vừa tìm được về hỗn số rồi so sánh hai hỗn số đó với nhau.

– Thực hiện phép chia hai phân số để so sánh

– Khi chia phân số thứ nhất cho phân số thứ hai, nếu thương tìm đợc bằng 1 thì hai phân số đó bằng nhau; nếu thương tìm đợc lớn hơn 1 thì phân số thứ nhất lớn hơn phân số thứ hai; nếu thương tìm được nhỏ hơn 1 thì phân số thứ nhất nhỏ hơn phân số thứ hai.

Bài viết cùng series:

Like share và ủng hộ chúng mình nhé:

Các biện pháp tu từ luôn là chủ đề khiến các bạn học sinh theo học bộ môn Văn học đau đầu vì phải phận biệt những biện pháp này với nhau. Hiểu được vấn đề đó chúng tôi sẽ cùng các bạn ôn tập lại 1 ít kiến thức về phương pháp tu từ nhé. Trước khi vào Ôn tập các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, đối lập chúng ta hãy cùng tìm hiểu về biện pháp tu từ là như thế nào nhé.

Biện pháp tu từ là gì?

Các biện pháp tu từ là nội dung quan trọng trong chương trình học ngữ văn của các bạn học sinh. Biện pháp tu từ cũng thường xuyên được các giáo viên văn học đưa vào trong các bài tập đọc hiểu, xác định những biện pháp tu từ và phân tích tác phẩm văn học…

Biện pháp tu từ là cách sử dụng từ ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm

Mục đích của biện pháp tu từ là gì? – So với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ giúp tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cả

Biện pháp tu từ so sánh

Biện pháp tu từ so sánh thường được dùng để đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm khi diễn đạt.

Biện pháp tu từ so sánh được phân loại theo mức độ: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng (hơn, thua, kém,…)

Ví dụ:

– “Người là cha, là bác, là anh / Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” – thơ Tố Hữu (so sánh ngang bằng)– “Con đi trăm núi ngàn khe / Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm” – thơ Tố Hữu (so sánh không ngang bằng)

Phân loại theo đối tượng: So sánh cùng loại, so sánh khác loại, so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.

Ví dụ:

– Mặt trời đỏ như hòn than lửa (so sánh cùng loại)– Mẹ già như chuối chín cây (so sánh khác loại)

– Công cha như núi Thái Sơn (so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng)

Biện pháp tu từ Liệt kê

Biện pháp tu từ Liệt kê là cách sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau. Qua đó diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe”. Biện pháp tu từ Liệt kê có tác dụng giúp tác giả diễn tả cụ thể, toàn điện, đầy đủ hoặc để nhấn mạnh nội dung

Ví dụ: “cúc, mai, lan, ly, hồng,… mỗi loài một hương, mỗi loài một sắc”

Giải thích: Liệt kê tên các loài hoa nhằm nhấn mạnh sự đa dạng của giống loài. Đồng thời tạo liên tưởng về khu vườn rực rỡ màu sắc và hương thơm các loài hoa.

Biện pháp tu từ đối lập

Biện pháp tu từ đối lập là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng… Đặc điểm nhận dạng là Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.

Tác dụng của Biện pháp tu từ đối lập là gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản) nhằm tạo nên sự hài hòa về âm thanh, tạo nên sự dồn dập, thôi thúc, căm phẫn….

Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định, nhân mạnh những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”.

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

– Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

Ví dụ:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Có hai loại đối:

Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.

Ví dụ:

“Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trường đối (bình đối): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau

VD:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Trên đây là những phần cơ bản của biện phát tu từ để giúp các bạn có thể phần nào Ôn tập các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, đối lập để từ đó rút được kinh nghiệm văn chương cho chính bản thân mình

Video liên quan

Chủ đề