Bài tập về từ trái nghĩa lớp 2 năm 2024

Luyện từ và câu lớp 2: Từ trái nghĩa là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 2 tập 2 trang 137 có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo tìm từ trái nghĩa, giải nghĩa các từ bằng từ trái nghĩa. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 137 câu 1

Dựa theo nội dung bài “Đàn bê của anh Hồ Giáo” (Sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 136) tìm những từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống:

Những con bê cái

Những con bê đực

như những bé gái

rụt rè

ăn nhỏ nhẹ, từ tốn

như những…

….…

….……

Trả lời

Những con bê cái

Những con bê đực

như những bé gái

rụt rè

ăn nhỏ nhẹ, từ tốn

như những bé trai

nghịch ngợm - bạo dạn - táo tợn, táo bạo...

ăn vội vàng ngấu nghiến - hùng hục...

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 137 câu 2

Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ ngữ trái nghĩa với nó rồi điền vào chỗ trống:

Mẫu: Trẻ con trái nghĩa với người lớn.

  1. Cuối cùng trái nghĩa với bắt đầu, khởi đầu, đầu tiên.
  1. Xuất hiện trái nghĩa với biến mất.
  1. Bình tĩnh trái nghĩa với hốt hoảng, không tự chủ.

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 137 câu 3

Chọn ý thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A

  1. Công nhân - Ghép với d
  1. Nông dân - Ghép với a
  1. Bác sĩ - Ghép với e
  1. Công an - Ghép với b
  1. Người bán hàng - Ghép với c

\>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 2: Cháy nhà hàng xóm

......................................................................................

Ngoài bài Luyện từ và câu lớp 2: Từ trái nghĩa, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 2, Tiếng Việt 2, Tiếng Anh lớp 2. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

* Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia Từ đồng nghĩa thành 2 loại:

*Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.

V.D: xe lửa = tàu hoả

con lợn = con heo

*Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,... (chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước)

+ Cuồn cuộn: hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.

+ Lăn tăn: chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.

+ Nhấp nhô: chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 1:Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:

a- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)

b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)

c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)

d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)

e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)

Gợi ý

a- Xanh ngắt: Xanh một màu xanh trên diện rộng.

b- Xanh tươi: Xanh tươi đằm thắm.

c- Xanh rì: Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.

d- Xanh biếc: Xanh lam đậm và tươi ánh lên.

e- Xanh mướt: Xanh tươi mỡ màng

Bài 2:Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:

  1. Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
  1. Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.

Gợi ý:

  1. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: Tổ tiên
  1. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: quê mùa

Bài 3:Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

  1. Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
  1. Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
  1. Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Gợi ý: Từ lạc trong dãy từ là:

  1. Thợ cấy, thợ cày, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân là các từ chỉ nông dân

Từ lạc: thợ rèn

  1. Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội là các từ chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp

Từ lạc: thủ công nghiệp

  1. Từ lạc: nghiên cứu

Các từ còn lại chỉ giới trí thức

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.

Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.

Gợi ý

Cảnh vật trưa hè ở đây yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian vắng lặng, không một tiếng động nhỏ.

Bài 5:Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu

  1. Thợ + X
  1. X + viên
  1. Nhà + X
  1. X + sĩ

Gợi ý

  1. Thợ + X

Thợ xây, thợ máy, thợ điện

  1. X + viên

Công viên, điệp viên,

  1. Nhà + X

Nhà kính, nhà trắng, nhà thơ

  1. X + sĩ

Bác sĩ, y sĩ, nha sĩ, thi sĩ

Bài 6:Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:

  1. Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích
  1. Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
  1. Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Gợi ý: Điền vào các câu như sau

  1. gọt giũa
  1. đỏ au
  1. hiền hòa

Bài 7:Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:

  1. Cắt, thái, ...
  1. To, lớn,...
  1. Chăm, chăm chỉ,...

Gợi ý

  1. Cắt, thái, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ,…

Nghĩa chung: chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ

  1. To, lớn, to tát, vĩ đại, hùng vĩ

Nghĩa chung: Có kích thướ , cường độ quá mức bình thường

  1. Chăm, chăm chỉ, chịu khó, cần cù, siêng năng

Nghĩa chung: Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó

Bài 8:Dựa vào nghĩa của tiếng "hoà", chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng "hoà" có trong mỗi nhóm:

Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.

Bài 9: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:

Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

(theo Nguyễn Đình Thi)

(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.

(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.

(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khuâng, chuyển mình, cựa mình, chuyển động.

(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở, nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.

(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.

Bài 10: Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây:

Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....

Xem thêm: Tài liệu 2: Quy tắc viết tên riêng người Việt, tên riêng địa lí Việt Nam

Trên đây là một số kiến thức và các dạng bài tập về luyện từ và câu nằm trong chương trình tiếng Việt lớp 2. Để có thể học nhiều thêm bài giảng miễn phí, ba mẹ hãy tải app HOCMAI Tiểu học về điện thoại nhé!

Chủ đề