Bãi tham luận phụ nữ phát triển kinh tế

Bãi tham luận phụ nữ phát triển kinh tế

HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc tạo việc làm cho nhiều lao động nữ.

Tiếp tục phát huy thế mạnh của hội trong hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, 5 năm qua, phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Nông Cống đã phát triển ở quy mô lớn và đa dạng hơn.

Đây cũng là cơ sở để thực hiện tiêu chí “Không đói nghèo” của cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, giúp hội viên, phụ nữ nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, Hội LHPN huyện đã vận động hội viên, phụ nữ tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm... Nhiều hội viên, phụ nữ trong huyện ngày càng năng động, tìm tòi các hình thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất,

Qua phong trào, đã có nhiều chị mạnh dạn tham gia phát triển kinh tế trang trại, đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: xây dựng chuỗi rau, củ, quả, chuỗi lúa gạo an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; miến gạo Thăng Long; chuỗi chăn nuôi lợn hữu cơ, chuỗi cung ứng thịt gia cầm quy mô 5.000 con gà... Bên cạnh đó, hội đã thành lập HTX rau, củ, quả sạch và khai trương cửa hàng thực phẩm an toàn tại xã Trường Sơn, Vạn Hòa; thành lập “Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản” tại xã Công Liêm, có tổng đàn bò 40 con, với 36 hộ phụ nữ nghèo là chủ hộ tham gia. Đồng thời chị em phụ nữ tích cực xây dựng mô hình trang trại, gia trại để phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó nhiều trang trại, gia trại sản xuất có hiệu quả như: Mô hình kết hợp cá - lúa, gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Điển hình là hộ chị Lê Thị Chính ở xã Tế Nông là chủ trang trại chăn nuôi hơn 700 lợn hướng nạc, lợn sinh sản, hơn 1.200 ngan, vịt, ao cá hơn 300m2; chị Nguyễn Thị Ái ở xã Tượng Văn với mô hình trang trại chăn nuôi bò, cá, gà, vịt kết hợp với lò ấp trứng và trồng cói; chị Nguyễn Thị Hường ở xã Tế Thắng xây dựng trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp với thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm;...

Đặc biệt, hội đã mạnh dạn thành lập các mô hình kinh tế tập thể, phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và yêu cầu của thị trường; quan tâm đến việc tư vấn, giải quyết việc làm cho phụ nữ, động viên chị em duy trì nghề truyền thống, tham gia học nghề mới. Đồng thời, hội đã phối hợp với các ngành chức năng, đấu mối với các doanh nghiệp mở được 133 lớp dạy nghề may nón, móc len xuất khẩu, đan ghế, làm mi giả, nghề mây tre đan xuất khẩu, dệt chiếu, nghề may. Qua đó đã giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động nữ, tiêu biểu là các xã: Tân Thọ, Tân Phúc, Tượng Lĩnh, thị trấn... Đến nay, toàn huyện có 5 HTX tiểu - thủ công nghiệp, tạo việc làm thường xuyên cho 2.538 lao động nữ.

Trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, chị em phụ nữ là chủ doanh nghiệp, tiểu thương đã năng động sáng tạo bám sát thị trường, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu xã hội để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Với ý chí, nghị lực vươn lên nhiều chị đã trở thành chủ các doanh nghiệp thành đạt. Tiêu biểu là tấm gương doanh nghiệp Nguyễn Thị Chiến ở xã Hoàng Sơn, giải quyết việc làm cho trên 100 lao động thường xuyên với mức lương bình quân từ 5.000.000 đồng - 12.000.000 đồng/người/tháng; doanh nghiệp tư nhân Xuân Hiếu của chị Đậu Thị Xuân ở xã Hoàng Giang thường xuyên giải quyết việc làm cho 75 lao động, mức lương bình quân từ 4.000.000 đồng - 15.000.000 đồng/người/tháng.

Trong hoạt động giảm nghèo, các cấp hội đã tín chấp vay vốn ngân hàng, huy động tiết kiệm giúp cho 47.128 lượt hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế. Đến nay, các cấp hội quản lý trên 470 tỷ đồng, giúp cho 16.873 lượt hội viên vay, tăng so với năm 2010 là 150 tỷ đồng. Các nguồn vốn vay sử dụng có hiệu quả đã từng bước giúp đời sống của chị em không ngừng được cải thiện. Nhiều hội viên đã vươn lên khá giả và làm giàu chính đáng nhờ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh có thu nhập bình quân từ 150 triệu đồng - 300 triệu đồng/năm.

Hoạt động tương trợ giúp nhau lúc khó khăn hoạn nạn, giúp nhau sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, được hội viên phụ nữ hưởng ứng tích cực. Hội đã phát động phong trào “Hỗ trợ con giống niềm tin cho phụ nữ nghèo”. Trong 5 năm vận động, các cấp hội đã hỗ trợ được 7.992 con giống các loại, trị giá trên 1,4 tỷ đồng. Trong đó trao 75 con bê giống cho 75 phụ nữ nghèo chủ hộ trị giá 863 triệu đồng. Các đơn vị làm tốt như: Hoàng Giang, Vạn Hòa, Trường Sơn, Tượng Lĩnh,...

Hoạt động của “CLB phụ nữ giảm nghèo do phụ nữ làm chủ hộ” ở 29/29 xã, thị trấn được duy trì thường xuyên. Thông qua hoạt động đã giúp cho hàng trăm hộ gia đình khó khăn vươn lên thoát nghèo. Bà Phạm Thị Hằng, Chủ tịch Hội LHPN huyện, cho biết: Tỷ lệ phụ nữ nghèo là chủ hộ thoát nghèo hàng năm đạt cao góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo trong huyện xuống còn 1,88% năm 2019. Các hoạt động của hội trong hỗ trợ phụ nữ xóa đói, giảm nghèo thời gian qua đã khẳng định hội đi đúng hướng, đáp ứng được nhu cầu của hội viên, phụ nữ nông thôn. Từ đó khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần tương thân, tương ái, phát huy nội lực và vận động được nguồn lực xã hội trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

Mai Phương

  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm51
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay13,131
  • Tháng hiện tại54,401
  • Tổng lượt truy cập5,921,557

Bãi tham luận phụ nữ phát triển kinh tế

Bãi tham luận phụ nữ phát triển kinh tế

Bãi tham luận phụ nữ phát triển kinh tế

Bãi tham luận phụ nữ phát triển kinh tế

04/01/2017 2:42:58 CH

          Yên Lập là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Phú Thọ, dân số trên 93 nghìn người, có 17 xã, thị trấn, 18 dân tộc cùng sinh sống. Hội phụ nữ huyện có 18 cơ sở hội và 223 chi hội với trên 15 nghìn hội viên phụ nữ trong đó có gần 80% chị em phụ nữ là đồng bào dân tộc thiểu số.

Với vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, trong những năm qua, Hội LHPN huyện Yên Lập đã thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá nhằm từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ các dân tộc vùng cao. Qua đó, đã thu hút, tập hợp hội viên tham gia tổ chức Hội đáp ứng tốt hơn yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Các cấp Hội LHPN trong huyện không chỉ tập hợp, thu hút, tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên phụ nữ mà còn sẻ chia, động viên, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, là địa chỉ tin cậy, điểm tựa cho nhiều chị em trên con đường vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống bằng nhiều hoạt động thiết thực: tuyền truyền, nâng cao nhận thức, phối hợp tổ chức tốt hoạt động dạy nghề cho phụ nữ nông thôn mở 208 lớp tập huấn, 123 buổi tuyên truyền cho 9.724 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ; với các ngành chuyên môn  tổ chức được 16 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 554 lao động nữ nông thôn; mở 383 lớp tập huấn KHKT cho 19.873 lượt phụ nữ tham gia. Xây dựng và tổ chức 26 mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, như: mô hình Chăn nuôi đại gia súc xã Lương Sơn; sản xuất cây giống ở Thượng Long, mô hình trồng rau sạch xã Hưng Long, Bưởi Diễn xã Phúc Khánh, Trồng Nấm xã Xuân An, Chăn nuôi Vịt đẻ trứng xã Xuân Viên, Chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học, nuôi Dế tại Đồng Thịnh; nuôi gà thịt tại xã Đồng Lạc, 100% cơ sở Hội với trên 13 ngàn lượt phụ nữ nghèo được giúp vốn, ngày công, con giống trị giá quy thành tiền trên 3 tỷ đồng. Phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, giúp nhau vay vốn phát triển kinh tế được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả như: nhóm “Tín dụng tiết kiệm”,“Phát triển kinh tế gia đình” và các nguồn vốn như:  ủy thác từ Ngân hàng chính sách xã hội tại 15/17 cơ sở Hội với dư nợ trên 80 tỷ đồng cho 3.052 lượt hộ vay đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, phát triển kinh tế gia đình, nguồn vốn tiết kiệm từ chương trình dự án PALD (Giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi vùng Miền núi phía Bắc Việt Nam) cho các hộ phụ nữ vay 120 triệu đồng với lãi xuất ưu đãi để phát triển chăn nuôi. Phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ trong toàn huyện “Thực hành tiết kiệm theo gương Bác" với 2.919 con lợn nhựa, tiết kiệm được số tiền trên 1tỷ đồng; duy trì 223/223 chi, tổ phụ nữ tiết kiệm với 12.295 thành viên tham gia, số dư tiết kiệm 1.857.740.000 đồng, vượt 157.740.000 đồng so với chỉ tiêu Nghị quyết đại hội. Riêng cán bộ chuyên trách cơ quan Hội LHPN huyện đã tiết kiệm mỗi tháng 01 ngày lương từ năm 2013 đến nay được 10.000.000 đồng giúp đỡ 01 hộ gia đình hội viên nghèo xã Mỹ Lương vay phát triển mô hình nuôi trâu sinh sản.  Đồng thời thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nhân nhân đạo từ thiện xây dựng nhà tình nghĩa, mái ấm tình thương. Kết quả đã vận động xây dựng được 8 nhà với tổng trị giá trên 300 triệu đồng, góp phần xóa được 1.133 nhà tạm cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện. Thông qua các hoạt động này đã giúp được 540/1.056 hộ phụ nữ nghèo là chủ hộ được các cơ sở Hội giúp đỡ thực sự chuyển biến thoát nghèo.

Thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" góp phần xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường, Hội LHPN huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ thực hiện Đề án "Thu gom chất thải rắn, xử lý chất thải sinh hoạt tại gia đình"; xây dựng mô hình "con đường phụ nữ tự quản", tuyên truyền phát động hội viên, phụ nữ tích cực tham gia thực hiện: không xả rác bừa bãi, tham gia quét dọn đường, ngõ, thu gom và xử lý rác thải, thường xuyên phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh theo định kỳ hàng tuần, tháng; tổ chức làm sạch đường, sạch đồng bằng cách xây dựng các điểm thu gom thuốc bảo vệ thực vật. Phối hợp với tổ chức Habitat triển khai dự án “Cải thiện nhà ở, sức khoẻ và khả năng chống chịu thiên tai của các cộng đồng huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, miền Bắc Việt Nam” tại xã Đồng Thịnh với tổng kinh phí đầu tư cho dự án là 1.435 triệu đồng cho 58 hộ gia đình thu nhập thấp được hưởng lợi, tổ chức được 05 lớp tập huấn kiến thức về: Kỹ thuật xây dựng chống chịu thiên tai/bền vững với môi trường, Quản lý tài chính hộ gia đình vì mục đích nhà ở; Nước sạch vệ sinh môi trường và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra dựa vào cộng đồng cho 165 lượt cán bộ và các hộ gia đình được hưởng lợi tham gia. Xây dựng Kế hoạch đề xuất thành lập Hợp tác xã "Thu gom và xử lý rác thải hộ gia đình" tại xã Ngọc Lập và Xây dựng mô hình “Tổ hợp tác sản xuất, chế biến chè an toàn” tại xã Lương Sơn huyện Yên Lập.   

Có thể khẳng định rằng trong 5 năm qua, các cấp Hội phụ nữ huyện Yên Lập đã bám sát vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội LHPN cấp trên và sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của Huyện ủy, vận dụng linh hoạt, hiệu quả, hướng về cơ sở, đến hộ gia đình và từng hội viên là đối tượng phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các phong trào, các cuộc vận động, hoạt động hỗ trợ phụ nữ, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường đã đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và giảm tỷ lệ hộ nghèo huyện xuống còn 16% năm 2015 (tiêu chí cũ); Tiêu chí mới (tỷ lệ hộ nghèo đa chiều) đầu năm 2016 là 24,5% được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao, hội viên phụ nữ đồng tình ủng hộ.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hội viên, phụ nữ chưa nhận thức đúng đắn về Công tác giảm nghèo, còn tư tưởng trông chờ, ỉ nại; Nguồn vốn vay phát triển kinh tế còn hạn chế, chưa tổ chức được nhiều hoạt động tham quan và nhân rộng được các mô hình điểm để hội viên, phụ nữ học tập và ứng dụng trong phát triển kinh tế gia đình.

Để tiếp tục duy trì và thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ "Hỗ trợ phụ nữ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới" trong thời gian tới. Hội LHPN huyện chúng tôi rất mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp ủy đảng, Chính quyền, MTTQ và các ban, ngành đoàn thể và của Hội LHPN cấp trên để Hội LHPN huyện hoàn thành tốt phong trào và hoạt động của Hội góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp đã đề ra.

          Chu Thị Liên

 Chủ tịch Hội LHPN huyện Yên Lập