Bài thơ Mái ấm ngôi nhà được viết theo thể thơ nào

1. Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ với những đứa con.

2.

- Những dòng thơ nói về "nhà" trong bài thơ:

+ Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió.

+ Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa.

+ Suối trong con tắm mình thuở bé

- Những dòng thơ này khiến "nhà" hiện lên thật thân thương, gần gũi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người, Đó là nơi cuộc sống của mỗi người bát đầu, là nơi mang lại cho con người hơi ấm của tình yêu thương, nuôi dưỡng những cảm xúc trong trẻo cho tâm hồn.

3. Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ khiến cho lời nhắn nhủ của cha mẹ với con cái trở nên tha thiết: hãy luôn nhớ về những người thân, gia đình, quê hương.

4. "Phương trời xa thắm” "mát trời cháy đỏ” "ngôi sao xanh biếc” là những hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng tới những xứ sở xa xôi, đẹp đề, huyền bí, những điều mới mẻ hấp dẫn, vảy gọi con người; những hình ảnh đó cũng có thể gợi liên tưởng đến những thành công mà mỗi con người đạt được.

5. Những lời nhắn nhủ trong bài thơ khơi gợi trong mỗi người tình cảm yêu thương, sự gắn bó tha thiết với gia đình, quê hương.

Bài làm:

Trả lời câu hỏi Bài tập 5 trang 14 SBT Văn 6 Kết nối tri thức

Đọc bài thơ Mái ấm ngôi nhà và trả lời các câu hỏi:

                                     Nếu ngọn gió nào dẫn con đến phương trời xa thẳm

                                     Con đừng quên lối về nhà

                                     Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió...

                                     Nếu cánh chim nào chở cơn lên thăm mặt trời cháy đỏ

                                     Con đừng quên lối về nhà

                                     Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa

                                     Nếu vạt mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biếc

                                     Con đừng quên lối về nhà

                                     Suối trong con tắm mình thuở bé...?

(Trương Hữu Lợi, Bởi hát con kiến, NXB Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, 1998, tr. 60 - 61)

Câu 1

Bài thơ là lời nhắn nhủ của ai với ai?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải:

Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ với những đứa con.

Câu 2

Hãy tìm những dòng thơ nói về “nhà” trong bài thơ. Những dòng thơ này giúp em cảm nhận như thế nào về “nhà”?

Hướng dẫn giải:

Tìm và nêu cảm nhận

Lời giải:

- Những dòng thơ nói về "nhà" trong bài thơ:

+ Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió.

+ Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa.

+ Suối trong con tắm mình thuở bé

- Những dòng thơ này khiến "nhà" hiện lên thật thân thương, gần gũi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người, Đó là nơi cuộc sống của mỗi người bát đầu, là nơi mang lại cho con người hơi ấm của tình yêu thương, nuôi dưỡng những cảm xúc trong trẻo cho tâm hồn.

Câu 3

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? Việc sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải:

Tìm và nêu tác dụng

Lời giải:

Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ khiến cho lời nhắn nhủ của cha mẹ với con cái trở nên tha thiết: hãy luôn nhớ về những người thân, gia đình, quê hương.

Câu 4

Những hình ảnh “phương trời xa thẳm” “mặt trời cháy đỏ” “ngôi sao xanh biếc” gợi cho em liên tưởng tới điều gì?

Hướng dẫn giải:

Liên hệ bản thân

Lời giải:

“Phương trời xa thắm” "mát trời cháy đỏ” "ngôi sao xanh biếc” là những hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng tới những xứ sở xa xôi, đẹp đề, huyền bí, những điều mới mẻ hấp dẫn, vảy gọi con người; những hình ảnh đó cũng có thể gợi liên tưởng đến những thành công mà mỗi con người đạt được.

Câu 5

Lời nhắn nhủ trong bài thơ khơi gợi trong em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Hướng dẫn giải:

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc bài thơ

Lời giải:

Những lời nhắn nhủ trong bài thơ khơi gợi trong mỗi người tình cảm yêu thương, sự gắn bó tha thiết với gia đình, quê hương.

Bài tập 6. Đọc bài thơ Cái cầu của nhà thơ Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi:

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu

Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu;

Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế,

Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu.

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghé,

Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ,

Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió,

Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.

Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió

Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ,

Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây

Trời sắp mưa khói trắng hơn mây.

Yêu cái cầu tre bắc qua sông máng

Mùa gặt con đi đón mẹ bên cầu;

Lúc hợp tác từng đoàn nặng gánh

Qua cầu tre, vàng cả dòng sâu

Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại

Như võng trên sông ru người qua lại,

Dưới cầu nhiều thuyền chở đá chở vôi;

Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi

Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ

Là cái cầu này ảnh chụp xa xa;

Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mở

Con cứ gọi cái cầu của cha.

(Phạm Tiến Duật, Vắng trăng quầng lửa - Thứ NX8 Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 5 - 6)

1. Bài thơ kể về một câu chuyện. Đó là câu chuyện gì và người kể là ai?

2. Từ “cái cầu của cha” bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác. Hãy liệt kê và nêu hình dung của em về những cây cầu đó.

3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng để biểu đạt tình cảm của bạn nhỏ dành cho những cáy cầu? Em hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

4. Theo em, bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu nào? Vì sao?

5. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện điều gì?

6. Hình ảnh người cha và người mẹ xuất hiện trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì?

Xem lời giải

11. Bài thơ là lời nhắn nhủ của bố mẹ với đứa con.

22. Những câu nói về nhà là:

 Nơi thung sâu khởi nguồn ngọn gió.

 Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa.

 Suối trong con tắm mình thuở bé.

- ba dòng thơ này cho em thấy được vai trò của nhà. Nhà không chỉ là nơi bảo vệ ta, cho ta sự bao bọc ấm áp của gia đình và  là nơi cho ta tình yêu thương, những kỉ niệm và sự ấm áp khó quên .

33. Biện pháp tu từ được sử dụng trên bài thơ là biện pháp tu từ Nhân hóa. Ta có thể nhận biết được ở hai vế là mây và hoạt động đưa người con đi lên chơi với ngôi sao nhỏ ( hoạt động của người). Tác dụng của biện pháp tu từ này giúp cho câu thơ trở nên gần gũi, sinh động và gây ra nhiều mặt biểu cảm xúc kéo dài. 

44. Những hình ảnh trên cho em liên hệ được với một cảnh đẹp thiên nhiên hoàn vĩ, tùy tùng. Đó là một nơi kì diệu, ấm áp mà ngọt ngào biết bao với cảnh đẹp ấy, qua đó cũng thấy được hẳn nơi ấy tuyệt thế nào.

55. Lời nhắn nhủ trong bài gợi cho em được cảm xúc của tình cha tình mẹ rộng lớn bao la, luôn muốn con mình đừng vì ham chơi mà bỏ ước mơ tương lai, kỉ niệm đẹp ở nơi mình lớn lên thuở nhỏ.

Bài thơ Mái ấm ngôi nhà được viết theo thể thơ nào

                                  Mái ấm ngôi nhà
 
Nếu ngọn gió nào dẫn con đến chân trời xa thẳm
Con đừng quên lối về nhà
Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió…
 
Nếu cánh chim nào chở con lên thăm mặt trời cháy đỏ
Con đừng quên lối về nhà
Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa…
 
Nếu vạt mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biếc
Con đừng quên lối về nhà
Suối trong con tắm mình thuở bé
                                                       (Trương Hữu Lợi)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh thơ trong câu:
Nếu vạt mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biếc
Câu 3: Câu Con đừng quên lối về nhà xuất hiện ở ba khổ thơ giúp em cảm nhận được điểu gì ở nhân vật trữ tình?
Câu 4:  Bài thơ để lại cho người đọc những thông điệp sâu sắc nào?

Phần II: Làm văn (16.0 điểm)


Câu 1 (6.0 điểm).
 Em hãy viết một bài văn với chủ đề: Để nỗi đau của riêng mình và oán hận ở lại đằng sau.
Câu 2 (10,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng cuộc sống trong tác phẩm văn học có cả cái đẹp, cái nên thơ lẫn niềm đau và nước mắt.
          Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua  tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
                                                  ................ Hết ................
                                  HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 9
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
 - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo; cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn để đánh giá chính xác khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 20,0 chiết đến 0,5.
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIẺU 4
  1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 1,0

2

Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh thơ trong câu:
Nếu vạt mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biếc
 => Biểu tượng cho những cám dỗ trong cuộc đời.
1.0

3


 
Câu thơ: Con đừng quên lối về nhà xuất hiện ở ba khổ thơ đã nhấn mạnh mong muốn thiết tha cũng chính là nhấn mạnh lời khuyên con không được sa vào những phù phiếm xa hoa mà quên đi cội nguồn yêu thương, giá trị bền vững của gia đình… 1,0
4 Bài thơ để lại cho người đọc những thông điệp sâu sắc:
+ Gia đình là bến đỗ bình yên, là bến bờ hạnh phúc, là cội nguồn yêu thương.
+ Đừng bao giờ sa vào cạm bẫy trong cuộc sống để rồi quên đi cội nguồn yêu thương, quên giá trị bền vững của gia đình.
+ Đừng sa vào những cám dỗ, xa hoa, phù phiếm mà quên cội nguồn là gia đình yêu thương.
1,0
II   LÀM VĂN 16
 
1
Viết bài văn với chủ đề: Để nỗi đau của riêng mình và oán hận ở lại đằng sau. 6
a. Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội với bố cục hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ. 0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cần biết quên đi (bỏ qua, gác lại...) những gì không tốt đẹp mà mình gặp phải (người khác gây nên cho mình) để hướng tới những điều tốt đẹp bằng cách sống bao dung, vị tha ... 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
HS có nhiều cách trình bày khác nhau miễn là hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận…
- Giải thích được:
+ Nỗi đau, oán hận: Là trạng thái cảm xúc tiêu cực (nỗi buồn phiền, sự bực tức, giận dữ...).
+ Để lại đằng sau: Là bỏ qua, là gác lại, là quên đi...
 =>  Cần bao dung, rộng mở, tha thứ…để cho cuộc sống của chính mình nhẹ nhàng hơn.
- Bình luận, chứng minh:
+ Lòng bao dung là một trong số những đức tính tốt đẹp, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, sống vì người khác, cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta.
+ Mỗi người ai cũng từng mắc sai lầm và chính vì lẽ đó chúng ta mới phải học cách bao dung.
+ Bao dung khiến chúng ta sống đẹp hơn, sống nhẹ nhàng, thư thái, chân thành, cởi mở; khiến cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.
+ Bao dung còn là cách để an ủi động viên người khác và bản thân sau mỗi lần vấp ngã.
+ Bao dung khiến chúng ta nhận được sự kính trọng từ người khác.
- Mở rộng vấn đề:
- Luôn biết học cách tha thứ và mỉm cười trước khó khăn, nhìn cuộc đời một cách lạc quan, lắng nghe người khác, thấu hiểu và cảm thông với họ.
- Bao dung  không đồng nghĩa là chúng ta bỏ qua cho cái xấu, cái ác.
* Nhận thức và hành động bản thân…
 
4,0
d. Chính tả ngữ pháp:
 Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp…
0,5
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ
0,5
Lưu ý:
- Học sinh cần lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để phân tích,chứng minh.
- Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
- Nếu thí sinh viết thành đoạn văn thì giám khảo cho không quá ½ số điểm.)
 
 2 Phân tích, làm sáng tỏ cái đẹp cái nên thơ lẫn niềm đau và nước mắt được thể hiện rõ trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. 10
  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
 Biết viết một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, có cấu trúc 3 phần; mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
0,5
b. Xác định được vấn đề nghị luận: Cái đẹp, cái nên thơ lẫn niềm đau và nước mắt được thể hiện rõ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” 1,0
  1. Triển khai vấn đề nghị luận:
 
Giải thích được ý kiến:
- Cái đẹp, nên thơ: là niềm vui, hạnh phúc, là những điều đẹp đẽ.
- Niềm đau và nước mắt: là những khổ đau, cay đắng bất hạnh trong cuộc đời.
- Tác phẩm văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống với tất cả mọi chiều, vừa có  những hạnh phúc vừa có những đau khổ  bất tận, vừa có nụ cười tươi vui vừa có giọt nước mắt đắng cay.
1,5
Chứng minh qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”:
- Cuộc sống tuyệt vời với cái đẹp, cái nên thơ chính là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: là lòng yêu thương, thủy chung, hiếu thảo, giàu lòng tự trọng, nhân hậu vị tha của Vũ Nương; là nỗi oan được giải, được trở về của nàng.

2,0
- Cuộc sống với niềm đau và nước mắt: là cuộc đời oan khuất, bất hạnh của Vũ Nương; là sự trở về trong chốc lát còn ra đi là mãi mãi; là thói ghen tuông mù quáng, gia trưởng của Trương Sinh; là tất cả những bi kịch của một người phụ nữ, của một gia đình… 2,0
Đánh giá chung:
- Nguyễn Dữ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ, thấu hiểu, thương cảm cho số phận oan nghiệt của họ trong xã hội phong kiến.
- Để người đọc yêu thương trận trọng, xót xa cho nhân vật của mình, Nguyễn Dữ phải là người có ngòi bút truyền kì điêu luyện.
- Thông điệp mà Nguyễn Dữ để lại có giá trị vượt thời gian: Đó là bài học về gìn giữ hạnh phúc gia đình…
1,5
  1. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu.
0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ 1,0
Lưu ý:
- Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
- Nếu thí sinh viết thành đoạn văn thì giám khảo cho không quá ½ số điểm.)
 

                                    …………………… Hết ……………………
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn