Bài văn ngắn về cội nguồn cuộc sống năm 2024

Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng những cách nào?

Xem lời giải

Người xưa đã từng có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở chúng ta về cội nguồn của mỗi con người. Từ ngày xưa cho đến ngày nay, ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn trong cuộc sống vẫn còn giữ nguyên giá trị. Cội nguồn chính là gốc rễ, là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, quê hương hay rộng hơn chính là những thế hệ người đi trước. Vậy tại sao chúng ta lại phải luôn hướng về cội nguồn? Một điều rất đơn giản vì không có cội nguồn thì không thể có chúng ta ngày hôm nay. Nếu không có ông bà, tổ tiên thì làm sao có bố mẹ để rồi có chúng ta. Chính vì vậy chúng ta cần luôn ghi nhớ, biết ơn, trân trọng những thành tựu tốt đẹp mà quê hương, ông bà để lại. Nhất là khi ta được hưởng nền độc lập, tự chủ, được sống một cuộc sống hạnh phúc thì ta càng cần phải nêu cao tinh thần đền ơn đáp nghĩa, luôn hướng về cội nguồn dân tộc. Mỗi chúng ta cần phải tự có ý thức trong việc nhớ ơn nguồn cội vì những điều đí sẽ tạo ra sức mạnh, đoàn kết để đất nước phát triển đi lên. Từ đó ta có thể khẳng định giá trị và sức mạnh to lớn của việc hướng về cội nguồn dân tộc là vô cùng đúng đắn và cần thiết.

Trong cuộc sống, nguồn cội có vai trò vô cùng quan trọng để ta vững bước trên đường đời. Cội nguồn chính là gia đình, quê hương, đất nước. Dân tộc Việt Nam vẫn luôn giữ vững truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", biết ơn, trân trọng cội nguồn yêu thương. Hằng năm, đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, người dân cả nước lại hướng về ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ những vị vua có công với đất nước. Ngoài ra, mọi người còn luôn luôn khắc ghi công lao của những người anh hùng đã chiến đấu dũng cảm để mang đến cuộc sống độc lập, tự do. Đó là những biểu hiện cao đẹp của việc ghi nhớ cội nguồn dân tộc. Gia đình - nơi ta sinh ra và lớn lên cũng chính là cội nguồn. Đây chính là nơi tiếp thêm động lực, sức mạnh để ta chinh phục ước mơ, vững bước vào đời. Dù thành công hay thất bại, ba mẹ vẫn dang rộng vòng tay và dành những điều tốt đẹp nhất cho ta. Như vậy, cội nguồn sinh dưỡng sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Thế nhưng, có một số người lại không biết trân trọng, sống vô trách nhiệm với gia đình, quê hương. Để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, mỗi người cần phải trân trọng tình cảm gia đình, giữ gìn bản sắc văn hóa của quê hương, có ý thức xây dựng đất nước phát triển đi lên.

-------

Taimienphi.vn còn rất nhiều bài văn mẫu lớp 9 thuộc các chủ đề khác, mời em cùng tham khảo nhé: Nghị luận về tinh thần đoàn kết, Nghị luận về tinh thần học hỏi, Nghị luận về lòng tốt giữa con người với con người, Nghị luận về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.

2. Đoạn văn Nghị luận về cội nguồn yêu thương ngắn gọn - mẫu số 2:

Cội nguồn là nơi chúng ta được sinh ra, lớn lên, và cảm nhận được nhiều tình yêu thương. Chắc hẳn, khi nhắc đến nguồn cội, ta sẽ nhớ ngay đến gia đình, nhưng rộng hơn đó còn là quê hương, đất nước. Quê hương là nơi chôn dấu biết bao kỉ niệm buồn, vui của mỗi người. Nơi đó bồi đắp cho chúng ta rất nhiều tình cảm tốt đẹp: tình làng nghĩa xóm, tình bạn bè,... Những kỉ niệm mà quê hương đem đến sẽ góp phần hình thành nhân cách mỗi người. Ngoài ra, chúng ta còn cần trân trọng cội nguồn đất nước. Để được sống trong cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay, đó là nhờ tinh thần chiến đấu quả cảm, không ngại gian khổ của cha ông ta. Vậy nên, mỗi người cần phải biết tự hào về quê hương, đất nước. Không chỉ vậy, ta còn cần cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng quê hương, đất nước văn minh hơn. Thế nhưng, bên cạnh những người có phẩm chất đạo đức tốt, còn một số người sống vô cảm, vô ơn với những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Đáng buồn thay, có một số học sinh mải mê với mạng xã hội, những trò chơi hấp dẫn mà lười học tập. Điều đó, không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của họ mà còn khiến cho cha mẹ phiền lòng, xã hội chậm phát triển. Chúng ta hãy trân trọng cội nguồn để cuộc sống thêm ý nghĩa, thêm tươi đẹp hơn.

Bài văn ngắn về cội nguồn cuộc sống năm 2024

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người hay

III. Bài mẫu Nghị luận về cội nguồn yêu thương của mỗi con người hay nhất, ngắn gọn:

Từ xa xưa, dân tộc ta đã có truyền thống luôn hướng về cội nguồn bởi vậy mới có câu ca dao "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Đúng vậy, biết ơn, trân trọng nguồn cội là điều vô cùng cần thiết và ý nghĩa trong cuộc sống.

Cội nguồn là nơi khởi đầu, nơi ta sinh ra, là gia đình, quê hương, đất nước. Biểu hiện của những người biết yêu thương nguồn cội vô cùng phong phú. Đó là những người biết khắc ghi công lao to lớn của những vị anh hùng dân tộc, tự hào về quê hương, trân trọng, ghi nhớ ơn nghĩa của cha mẹ.

Vậy tại sao chúng ta cần nhớ về cội nguồn yêu thương? Bởi lẽ, đó là những điều thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người. Đầu tiên, đó là động lực để ta cố gắng trong cuộc sống. Gia đình là nơi ta sinh ra, lớn lên, dành cho ta tất cả những yêu thương. Ở nơi đó, có những người thân yêu khiến ta muốn cố gắng mỗi ngày để mang đến niềm vui cho họ. Gia đình chính là điểm tựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần để ta vững bước vào đời. Hơn nữa, nguồn cội yêu thương đó còn là quê hương. Nơi "chôn rau cắt rốn", lưu giữ những kỉ niệm buồn vui của mỗi người. Ở nơi đó có mái ấm gia đình, có họ hàng, có những người bạn thân thiết. Quê hương, gia đình chính là nơi bình yên mà ta luôn muốn quay trở về.

Như vậy, cội nguồn yêu thương có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Thế nhưng, ở ngoài kia còn một số người lại tìm cách chia rẽ tinh thần đoàn kết của đại dân tộc. Họ tuyên truyền những thông tin sai lệch, đi ngược lại những bản sắc văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. Hay có người sống vong ơn bội nghĩa, bất hiếu với chính người đã sinh ra mình. Những điều đó, không chỉ gây hậu quả cho chính họ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước.

Để cuộc sống thêm ý nghĩa, chúng ta hãy biết yêu thương nguồn cội. Mỗi người cần cố gắng học tập thật tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu đẹp hơn. Là một học sinh, mỗi chúng ta cần học tập và rèn luyện đạo đức để góp phần đưa đất nước phát triển đi lên như lời Bác đã từng căn dặn "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".

Trân trọng quê hương cội nguồn là gì?

+ Biết trân trọng quê hương, nguồn cội là biết trân trọng chính bản thân, gốc rễ của mình. Từ đó sống có trách nhiệm hơn.

Cội nguồn cuộc sống là gì?

Cội nguồn sự sống là quá trình phát triển tự nhiên từ vật chất vô cơ thông qua sự phức tạp hóa các hợp chất cacbon, hình thành các đại phân tử protein và các nucleic làm thành một hệ tương tác có khả năng tự nhân bản và tự đổi mới.

Tại sao phải nhớ về cội nguồn?

Vậy tại sao chúng ta cần ghi nhớ và yêu thương nguồn cội? Bởi đó là những giá trị thiêng liêng gắn bó sâu đậm trong trái tim mỗi người. Đầu tiên, nguồn cội là động lực thúc đẩy ta vươn lên và nỗ lực trong cuộc sống. Gia đình là nơi ta được sinh ra, trưởng thành và nhận được tất cả những tình yêu thương và chăm sóc.

Cội nguồn của con người là gì?

Cội nguồn là gốc rễ, là cái ban đầu, cái có trước để có thể sản sinh ra những giá trị tiếp theo, như con người không thể không có tổ tông, dòng sông không thể không có nguồn nước, biển dù rộng lớn đến đâu cũng là kết quả của muôn sông đổ về,…