Hành vi thiếu văn hóa ở nơi đền chùa năm 2024

[VOV2] - Ăn mặc hớ hênh, phản cảm, ứng xử kém văn minh ở chốn linh thiêng không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về hành vi thiếu ý thức ở chốn tôn nghiêm.

Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, năm nay, các cơ sở tâm linh, tín ngưỡng đã mở cửa trở lại cho người dân đến lễ bái, vãn cảnh. Theo truyền thống của người Việt Nam, đi chùa là tìm đến nơi thanh tịnh để cầu mong những điều tốt lành, bình an cho bản thân và gia đình. Thế nhưng ngày nay, không ít hành động lệch chuẩn, ứng xử không phù hợp của một số người đã làm ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm nơi thờ tự khiến dư luận bức xúc. Theo TS Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên nhân của những hành vi này là do thiếu hiểu biết, thiếu sự tôn trọng bản thân. Họ cứ nghĩ mình làm như thế là đặc biệt và thu hút sự chú ý. Nhưng trên thực tế, đó là sai lầm. Vì mọi người sẽ nhìn với con mắt rất khó chịu.

Cũng theo TS Nguyễn Viết Chức, việc ăn mặc, ứng xử như thế nào là quyền tự do của mỗi người nhưng khi đến đình, chùa, nhiều người lại chỉ để ý đến lễ vật mâm cao cỗ đầy mà quên mất rằng, trang phục, tâm thế mình mang đến chùa cũng là cách thể hiện sự thành kính đối với đức Phật và các bậc Thần, Thánh. Các cụ có câu: "y phục xứng kỳ đức" nên việc ăn mặc, ứng xử cần phải phù hợp với môi trường, địa điểm mình đến, không thể nhân tiện đi đâu đó rồi ghé qua chùa, đền thắp hương được.

Việc đi lễ đền, chùa không chỉ giúp cho người dân giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà mà còn hướng con người tới chân - thiện - mỹ. Chính vì vậy, truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy không dung nạp, không chấp nhận những hành động ứng xử thiếu văn hóa tại chốn linh thiêng. Bởi vậy, mỗi người cần hiểu và tự giác nâng cao ý thức khi đến những nơi thờ tự, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng - người nhiều năm nghiên cứu văn hóa Việt Nam - cho rằng nhiều bạn trẻ vô ý thức khi lễ chùa vì không hiểu phong tục và thể hiện cái tôi không đúng chỗ.

Những ngày qua, mạng xã hội tràn ngập những hình ảnh xấu xí của nhiều bạn trẻ "đại náo" chùa Linh Quy Pháp Ấn ở Bảo Lâm, Lâm Đồng.

Bên cạnh đó, hình ảnh cô gái ngồi lên cột thỉnh chuông trong chùa khiến không ít người ngán ngẩm về ý thức của một bộ phận giới trẻ khi đi lễ đầu năm.

Thể hiện cái tôi không đúng chỗ

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng - Phó trưởng khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho rằng nguyên nhân của việc thiếu văn hóa trong ứng xử nơi công cộng có nhiều lý do.

Đầu tiên là chủ quan từ nhận thức, hiểu biết và trình độ văn hóa của người trong cuộc. Nhiều bạn trẻ không ý thức được hành vi của mình gây phản cảm, ảnh hưởng cộng đồng.

Thứ hai, người trẻ đề cao cái tôi cá nhân quá mức và cho rằng lên chùa là sở thích muốn làm gì cũng được. Họ quên ở chốn tâm linh mọi hành vi phải theo chuẩn mực của văn hóa.

Hành vi thiếu văn hóa ở nơi đền chùa năm 2024

Cô gái ngồi trên cột thỉnh chuông trong chùa khiến không ít người ngán ngẩm về ý thức của một bộ phận giới trẻ khi đi lễ đầu năm. Ảnh: FB Thanh Hùng.

Nữ tiến sĩ chuyên ngành văn hóa cũng nhấn mạnh nguyên nhân khách quan dẫn đến những hành vi không đẹp một phần là công tác quản lý chưa tốt. Đại diện ban tổ chức mới chỉ chú ý nhắc nhở vệ sinh công cộng, giữ gìn an ninh trật tự, mà chưa quan tâm cách ứng xử và trang phục của người đi lễ chùa.

Vị giảng viên này cũng nêu thêm lý do khách quan khác: Một bộ phận cộng đồng thiếu trách nhiệm, ngại nhắc nhở. Từ đó, nhiều bạn trẻ không nhận ra việc làm sai của mình. Thậm chí, họ còn có cảm giác như được hậu thuẫn của đám đông.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng đưa ra lời khuyên khi thấy những hành động phản cảm, chúng ta cần nhắc nhở nhẹ nhàng, lịch sự.

"Mặc dù có các tiêu chí xây dựng con người mới ở Việt Nam là thanh lịch, hào hoa, văn minh, lịch sự, chúng ta vẫn thiếu một cơ chế giám sát, xử phạt. Do vậy, mình chỉ có thể nhắc nhở nhẹ nhàng để các bạn trẻ thay đổi", nữ tiến sĩ cho hay.

Đi lễ chùa thế nào cho đúng?

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, ông cha ta thường ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, nghiêm túc khi đi lễ chùa. Trước đây, đàn ông mặc áo the, khăn xếp, chân đi guốc mộc. Mấy chục năm trở lại đây, họ mặc comple, đeo cà vạt, chân mang giày.

Phụ nữ mặc áo mớ ba mớ bảy, áo tứ thân hoặc áo dài, đầu đội khăn mỏ quạ, tay cầm nón quai thao. Hình ảnh đó đến nay vẫn còn trong lễ hội Lim ở Bắc Ninh.

Từ đó, nữ tiến sĩ khuyên các bạn trẻ đi lễ chùa nên ăn mặc tươm tất, gọn gàng, lịch sự và tôn trọng người khác.

Bạn trẻ nên mặc quần áo dài, kín cổ, không mặc áo ngắn tay, sát nách, quần soóc, váy ngắn. Du khách nên xưng hô con với thầy, khi thưa gửi với nhà sư thì chắp tay hình búp sen, miệng nói A di đà phật.

Qua cổng Tam quan vào chùa, du khách nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho bậc cao tăng, khoa bảng đi vào chùa và ra cũng theo cửa này.

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con cháu chứ không thể phù hộ đường công danh, tài lộc. Vì vậy, chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được che chở, bảo vệ. Vào đình, đền, bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…

"Khi thắp hương, bạn không để bị tắt, chú ý phải cắm thẳng, không để nghiêng lệch. Chỉ dùng một nén hương là được, không thắp cả thẻ hương", bà Hồng khuyên.

Nữ tiến sĩ cũng lưu ý không phải chỗ nào cũng cắm hương. Du khách chỉ cắm vào bát hương, nếu đã có hương rồi thì không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây hay đồ lễ...

Đền chùa là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thế nhưng ở nơi tôn nghiêm này vẫn thường xuyên có những cô gái váy ngắn, quần soóc, hay áo trong suốt đi lễ khiến nhiều người nhức mắt.

Đền chùa là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thế nhưng ở nơi tôn nghiêm này vẫn thường xuyên có những cô gái váy ngắn, quần soóc, hay áo trong suốt đi lễ khiến nhiều người nhức mắt.

Tại các nước phương Đông nói chung, văn hóa mặc ở những chốn đền chùa linh thiêng thường rất được chú trọng, thậm chí còn được đưa ra làm tiêu chí đánh giá ý thức con người.