Bảng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp năm 2024

Bảng hệ thống tài khoản kế toán là gì?

Bảng hệ thống tài khoản kế toán được hiểu là một tập hợp các tài khoản kế toán được dùng trong công việc ghi chép, phản ánh tình trạng và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán. Hiện nay, tại Việt Nam sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ký hiệu bằng chữ số và được áp dụng cho tất cả doanh nghiệp.

Cấu trúc tài khoản kế toán như sau:

- Số đầu tiên trong ký hiệu tài khoản: Mang ý nghĩa là loại tài khoản.

- Hai số đầu tiên: là nhóm tài khoản. Ví dụ: tài khoản TK 15x chỉ tài khoản thuộc nhóm TK “Hàng tồn kho”.

- Số thứ ba: là tài khoản cấp 1 thuộc nhóm được phản ánh. Ví dụ: TK 152 mang ý nghĩa là “Nguyên liệu, vật liệu”.

- Số thứ tư (nếu có): là tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản được phản ánh ở 3 số đầu. Ví dụ: TK 1521 “Vật liệu chính”.

2. Các loại tài khoản kế toán hiện nay?

Bảng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp năm 2024

Danh mục 10 loại tài khoản kế toán, bao gồm:

Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn

Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn

Tài khoản loại 3: Nợ phải trả

Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu

Tài khoản loại 5: Doanh thu

Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh

Tài khoản loại 7: Thu nhập khác

Tài khoản loại 8: Chi phí khác

Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng

3. Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Bảng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp năm 2024

Danh mục hệ thống tài khoản kế toán ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2023/danh-muc-ke-toan.docx

Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2023/he-thong-tai-khoan-doanh-nghiep-vua-va-nho.docx

Đăng ký sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán thì cần sự chấp thuận của ai?

Theo Điều 9 Thông tư 200 quy định về đăng ký Đăng ký sửa đổi đối với hệ thống tài khoản kế toán như sau:

- Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 200 để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

- Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

- Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư 200 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

Như vậy, khi đăng ký sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

Chế độ kế toán theo Thông tư 200 thường được áp dụng cho doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC nhưng cần thông báo với cơ quan thuế trực thuộc và thực hành nhất quán trong năm tài chính hoặc sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Trân trọng!

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]

Danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200

Danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Bảng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp năm 2024
Danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200

2. Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán

- Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

- Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

- Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư 200/2014/TT-BTC nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

(Khoản 1 Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC)

3. Nguyên tắc kế toán tiền theo Thông tư 200

- Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

- Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.

- Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.

- Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

+ Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;

+ Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.

- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.

(Điều 11 Thông tư 200/2014/TT-BTC)

3. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán theo Thông tư 200

- Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán 2015, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

- Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:

+ Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và

+ Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.

- Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);

+ Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.

- Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.

(Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].