Bánh dành cho người tiểu đường thai kỳ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều sản phụ mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ, lúc này việc cân bằng dinh dưỡng lại không hề dễ, bà bầu có thể tham khảo thực đơn dưới đây để có chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học.

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường trong thai kỳ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Tình trạng này thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 06 tuần.

Vậy làm thế nào để biết bị đái tháo đường trong thai kỳ hay không? Sản phụ được lấy máu xét nghiệm đường máu, chẩn đoán đái tháo đường thai kì khi:

  • Đường huyết lúc đói: >= 126mg/dl.
  • Đường huyết bất kì: >= 200mg/dl.
  • Hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường dương tính.

Tình trạng tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Ảnh hưởng đối với mẹ:

  • Người mẹ bị đái tháo đường ở lần mang thai trước hoặc sẽ nặng hơn nếu như mẹ đã bị bệnh tiểu đường từ trước khi mang thai.
  • Tăng cân nhiều, trên 20kg, đa phần thai to, đa ối, em bé khi sinh ra có cân nặng trên 4kg.
  • Ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều, trong nước tiểu có đường, dễ bị nấm candida tái phát nhiều lần.
  • Nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận hay băng huyết sau sinh.
  • Sẩy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.

Ảnh hưởng đối với thai nhi:

  • Thai nhi có thể bị dạng, dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh,...
  • Do kích thước thai to nên sinh ra dễ bị gãy xương, hay gặp sang chấn khi sinh thường và khi sinh mổ.
  • Tiểu đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và em bé sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời gấp 2 - 5 lần so với bình thường.
  • Em bé có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi và có nguy cơ bị đái tháo đường do di truyền.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau khi chào đời. Chính vì vậy, với những sản phụ mắc phải tình trạng này cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Cùng với đó, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển

  • Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường.
  • Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
  • Ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao, sau khi ăn và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 - 2 bữa ăn phụ.

* Lưu ý:

  • Đối với phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.

Những thực phẩm thai phụ nên giảm bớt:

  • Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,...
  • Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, vì gói, cháo,...
  • Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),...
  • Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,...

Thực đơn gợi ý cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ:

Thực đơn gợi ý cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết trong thai kỳ. Thông qua đó làm hạn chế các ảnh hưởng không tốt do tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể gây ra với sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé trong bụng mẹ và sau khi chào đời.

Chương trình Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng thực hiện đầy đủ các mốc khám thai và các xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang bầu, bao gồm xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ. Khách hàng đăng ký Thai sản trọn gói được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe mẹ và bé trước khi sinh - trong khi sinh và sau khi sinh một cách đầy đủ, tận tâm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Cận cảnh phòng hậu sinh Tiêu chuẩn của Vinmec

XEM THÊM:

Dù chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường là khá nghiêm ngặt, nhằm kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh phải kiêng tuyệt đối các món ăn vặt. Trên thị trường hiện nay vẫn bày bán nhiều loại bánh kẹo cho người tiểu đường vừa ngon miệng lại an toàn cho sức khỏe.

Ngày nay, các nhà sản xuất bánh kẹo cũng rất quan tâm đến đối tượng khách hàng ăn kiêng hay khách hàng bị bệnh tiểu đường, nên sẽ có đa dạng các loại bánh dành cho người tiểu đường mà bạn có thể lựa chọn. Nhưng để chọn ra sản phẩm tốt và phù hợp, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chọn mua bánh kẹo có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Bánh có nhãn “không đường”, bánh sẽ sử dụng chất tạo ngọt khác thay thế đường glucose, không làm tăng lượng đường trong máu
  • Bánh có lượng calo thấp
  • Bánh kẹo giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ… tốt cho sức khỏe
  • Chú ý tới hạn sử dụng
  • Bánh sử dụng đường Isomalt, thay thế đường hóa học, chuyên dùng cho người ăn kiêng và người bệnh tiểu đường, không làm tăng đường huyết. 
  • Có Axit Folic giúp bổ máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch
  • Chỉ số đường huyết thấp (31,4%)
  • Có vitamin C giúp tăng cường đề kháng
  • Có vitamin A giúp sáng mắt, tăng miễn dịch
Bánh quy Quasure Light danh cho bệnh nhân tiểu đường

Thành phần: Bột mì, isomalt, chất béo thực vật, 12.6% sữa bột, trứng, chất tạo xốp (E500ii, E503ii), muối, chất nhũ hóa (E322), hương tổng hợp (sữa, bơ), vani, hỗn hợp vitamin (C, E, B6, A, axit folic), beta caroten, acesulfame K (E950).

Giá trị dinh dưỡng trong 100g: Calo (450 Kcal), chất đạm (12g), chất béo (20g), carbohydate (65g), isomalt (18g), vitamin C (40 mcg), vitamin A (700 mcg), axit folic (750 mcg).

Giá bán: 24.000đ

Bánh dành cho người tiểu đường được làm từ 100% sữa bò cùng với cacao, có mùi vị thơm ngon, tan chảy trong miệng, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và để ăn vặt hoặc ăn nhẹ hàng ngày. 

Bánh có 2 vị: Chocolate Peanut (Lạc/ đậu phộng) và Oatmeal Raisin (Ngũ cốc nho khô)

Thành phần dinh dưỡng trong 1 thanh: Calo (80 kcal), chất đạm (3g), 19 loại vitamin và khoáng chất (Vitamin A, C, D, E, K, B6, B12, Sắt, Canxi…

Giá bán: 160.000đ

Bánh giúp bổ sung dinh dưỡng tốt cho sức khỏe từ gạo lứt và rong biển. Bánh cứng, giòn, vị dễ ăn, đặc biệt tốt cho người ăn kiêng hay người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

Thành phần: gạo lứt, rong biển, muối, dầu oliu

Giá trị dinh dưỡng: Carbonhydrate (68,5g), Lipit (9,05g), Protein (6,5g), Chất xơ (0,95g), Vitamin B1 (75,3µg), Vitamin B3 (0,095 mg), Vitamin B6 (0,11 mg), Canxi (59,7 mg), Natri (655 mg), Kali (116 mg), Magie (2,25 mg), Mangan (1,90 mg), Selen (0,0036 mg)

Giá bán: 34.000đ

Thành phần dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, phù hợp với những người bận rộn. Đặc biệt, có lượng chất xơ cao và ít chất béo, giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Thành phần: Bột mì cha rây 57.5%, dầu hướng dương có hàm lượng Oleic cao 16.5%, chất tạo ngọt (maltitol), chất xơ thực phẩm 3,5%, chất xơ trong đậu Hà Lan 3.5%, men, sodium và ammonium bicarbonates, muối, chất nhũ hóa lecithin đậu nành, hương vị.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g bánh: Calo (431 kcal), chất béo (17g), carbohydrate (65g), chất xơ (9,3g), chất đạm (6,1g), muối (0,65g).

Giá bán: 53.000đ

Bánh không chỉ giàu chất đạm (protein) mà còn nhiều dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hàm lượng chất xơ cao (2,6g/100g bánh) rất tốt đối với người bệnh tiểu đường, người ăn kiêng.

Bánh Gullon Cookies Socola Ăn Kiêng

Thành phần: Bột mì, socola đen 25% (đường, cacao nhão, dextrin, bơ cacao, chất nhũ hóa: lecithin đậu nành, hương liệu socola tự nhiên), dầu cọ, đường, siro glucose và fructose), chất tạo xốp: Natri hydro carbonat (500ii) và Amoni hydro carbonat (503ii), muối, hương vani tự nhiên. 

Giá bán: 130.000đ

Bánh lương khô không chỉ đảm bảo đủ dinh dưỡng, cung cấp năng lượng tức thì mà còn rất nhẹ bụng. Một bánh lương khô có thể giúp bạn thay bữa ăn mà cơ thể lại rất nhẹ nhàng, phù hợp các hoạt động thể dục thể thao. Phù hợp cho những lúc đi xa, bận rộn, ít thời gian mà cần ăn nhanh chóng. Dễ dàng xếp vào balo, không bị bể nát như các loại bánh thông thường.

Thành phần: Đông trùng Yến thảo (5%), bột mì, đường kính, dầu thực vật, shortening, bơ, muối ăn, sữa đặc có đường, sữa bột, bột đậu xanh, nước, hương liệu thực phẩm tổng hợp.

Giá bán: 125.000đ

Bánh không chỉ mang tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể còn giúp người ăn kiêng giảm bớt cảm giác thèm ăn, mang lại năng lượng đủ cung cấp cho một ngày dài làm việc.

Sản phẩm có thành phần tự nhiên, không chứa hóa chất, chất bảo quản độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thành phần:  Bột lúa mì, dầu thực vật, muối, bột whey, sirup, hỗn hợp vitamin, hương thực phẩm giống tự nhiên.

Giá bán: 32.000đ

Bạn có thể tìm mua các loại bánh dành cho người tiểu đường tại các siêu thị lớn, trên các trang thương mại điện tử như: tiki, shopee, lazada,… hoặc tại fanpage, website chính thức của nhãn hàng.

Trên đây là những gợi ý cho bạn về một số loại bánh kẹo dành cho người bệnh tiểu đường. Hi vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được những loại bánh phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của bạn thân. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

SONA DIA giải pháp hỗ trợ điều trị cho những người bị tiểu đường

Video liên quan

Chủ đề