Bảo hiểm y tế bắt buộc với học sinh sinh viên

Tôi muốn hỏi, có phải Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm bắt buộc với tất cả các học sinh, sinh viên?

Trả lời:

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 quy định về các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.

3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

4. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng.

8. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

9. Người có công với cách mạng.

10. Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.

11. Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ.

12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

13. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.

14. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

15. Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

16. Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu:

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.

17. Trẻ em dưới 6 tuổi.

18. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

19. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

20. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

21. Học sinh, sinh viên.

22. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.

23. Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.

24. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

25. Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ”.

Theo điều 51 Luật Bảo hiểm năm 2008 quy định học sinh sinh viên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc kể từ ngày 01/01/2010. Mức đóng hàng tháng để tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc đối với học sinh sinh viên bằng 3% mức lương tối thiểu chung. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu bằng 30% mức đóng bảo hiểm y tế. Riêng đối với những học sinh, sinh viên thuộc hộ cận nghèo mức hỗ trợ tối thiểu bằng 50%. (Điều 3 Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/07/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế).

(Dân trí).

Đối tượng tham gia: Học sinh, sinh viên (HSSV) đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT (trừ HSSV đã có thẻ BHYT theo các nhóm khác).

Mức đóng: Mức đóng hàng tháng bằng 4.5% mức lương cơ sở tại thời điểm đóng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, tương đương = 20.115 đồng/tháng; cá nhân HSSV tự đóng 70% mức đóng, tương đương = 46.935 đồng/tháng. 

Phương thức đóng:

HSSV đóng phí BHYT theo phương thức 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. 

Mức tiền đóng cụ thể tùy thuộc thời gian đăng ký tham gia. Nếu thời gian đăng ký tham gia 01 năm (12 tháng), số tiền thuộc phần trách nhiệm đóng của HSSV là 563.220 đồng. 

Bắt đầu từ năm học 2021-2022, thực hiện thu BHYT HSSV theo năm tài chính, tức là thẻ BHYT được cấp hằng năm cho HSSV có giá trị từ ngày 01/01 cho đến 31/12. Do đó, năm học này ngoài phương thức đóng 6 tháng, HSSV có thể đăng ký tham gia theo 2 phương thức sau:

+ Đăng ký tham gia 3 tháng (tháng 10-12/2021): số tiền thuộc trách nhiệm đóng của HSSV là 140.805 đồng.

+ Đăng ký tham gia 15 tháng (3 tháng năm 2021 và 12 tháng năm 2022) thì số tiền thuộc trách nhiệm đóng của HSSV là 704.025 đồng.

- Một số trường hợp đặc biệt thẻ BHYT có giá trị sử dụng cụ thể như sau:

+ Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 của năm học;

+ Đối với học sinh lớp 12: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/09 của
năm học.

Quyền lợi khi tham gia BHYT HSSV:

Được khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định. Trường hợp cấp cứu được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân trước khi ra viện. 

Được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định; được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh đối với một số đối tượng.

Trường hợp khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hoặc khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu nhưng không thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh theo quy định, HSSV tự thanh toán chi phí với cơ sở khám chữa bệnh, sau đó tập hợp hồ sơ, chứng từ và thanh toán trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội theo mức hưởng quy định tại Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.

Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trường học theo quy định.

Được cấp, gia hạn thời gian sử dụng thẻ BHYT tương ứng với số tháng nộp tiền đóng BHYT, được đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh BHYT tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương.    

Trả lời:

Theo quy định của Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các nhóm đối tượng sau thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

- Nhóm do cơ quan BHXH đóng;

- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;

- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;

- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Trong đó, theo khoản 3 Điều 4 của Nghị định này, học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng - một trong 06 nhóm bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế.  Như vậy, có thể khẳng định, việc bạn đang là sinh viên thì bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, bạn không mua bảo hiểm y tế tại trường thì có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Khoản 3 Điều 50 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định: Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì có quyền tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.

Hiện nay, hình thức tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là một hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện. Do đó, bạn có thể mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại các đại lý thu bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội xã, phường, thị trấn nơi cư trú.


 

Theo Công văn 3170/BHXH-BT ngày 24/8/2015, để mua BHYT hộ gia đình, bạn thực hiện theo thủ tục dưới đây:

Bước 1. Kê khai đầy đủ thông tin vào Tờ khai tham gia BHYT

Điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS) và kê khai toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (mẫu DK01) nhận từ trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản.

Bước 2. Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú

Nộp Tờ khai cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu cùng với các giấy tờ sau:

- Bản sao Sổ hộ khẩu;

- Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.

Bước 3. Đóng tiền tham gia BHYT

Sau khi nộp hồ sơ, đóng tiền tham gia BHYT theo đúng quy định và nhận giấy hẹn trả kết quả.

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Năm nay con tôi vào lớp 1 các bạn đóng tiền đều là 15 tháng cho 3 tháng cuối năm 2019 và 12 tháng năm 2020;chỉ có con tôi đóng 12 tháng của năm 2020. Tôi có hỏi thì nhà trường bảo trường hợp của con tôi vẫn cứ dùng thẻ bảo hiểm y tế trẻ em đến hết năm 2019 này. Vậy cho tôi hỏi bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không mà trường lại cho con tôi đóng như vậy?

Tư vấn bảo hiểm y tế

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về đối tượng tham gia BHYT

Căn cứ Điều 2 và Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2014, quy định:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Điều 12. Đối tượng tham gia BHYT

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

b) Học sinh, sinh viên.”

Như vậy, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe. Trong đó học sinh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.

Thứ hai, về thời gian có giá trị sử dụng của BHYT học sinh

Căn cứ Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định:

“2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này:

a) Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;

b) Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

7. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 nghị định này:

a) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

– Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học”

Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Theo quy định thì đối với học sinh lớp 1 giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học. Thẻ bảo hiểm của trẻ dưới 6 tuổi hết hạn thì thẻ BHYT theo đối tượng học sinh lớp 1 sẽ bắt đầu giá trị sử dụng. 

Như vậy, trường hợp con bạn vào lớp 1 các bạn đóng tiền đều là 15 tháng cho 3 tháng cuối năm 2019 (tháng 10, tháng 11, tháng 12) và 12 tháng năm 2020; chỉ có con bạn đóng 12 tháng của năm 2020 do thời hạn thẻ bảo hiểm y tế trẻ em của con bạn và các bạn trong lớp có thời hạn sử dụng khác nhau. Vì con bạn chưa đủ 72 tháng tuổi nên con bạn vẫn dùng thẻ bảo hiểm y tế trẻ em đến hết ngày cuối cùng của tháng con bạn đủ 72 tháng tuổi (đến hết năm 2019 nếu con bạn sinh tháng 12).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:

BHYT chi trả điều trị đối với trẻ trên 6 tuổi như thế nào?

Tra cứu thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ Bảo hiểm Y tế

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.

Video liên quan

Chủ đề