Bao nhiêu lâu thì hết nồng độ cồn

Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng. Bài viết sau đây Luật Thiên Minh sẽ chia sẻ về vấn đề công thức tính nồng độ cồn ? Uống trong bao lâu thì được phép lái xe ? Mời quý ban đọc tham khảo.

1. Công thức tính nồng độ cồn nguyên chất

Rượu hoặc bia đóng chai, bán trên thị trường, đều có ghi nồng độ cồn tính theo đơn vị phần trăm (%) cụ thể. Ngay cả rượu nấu thủ công ở các vùng quê, từ xa xưa cũng đã biết sử dụng cồn kế thủy tinh hay còn gọi là “tửu kế”, để đo nồng độ cồn khá chính xác.

Ví dụ rượu trắng 42 độ, nghĩa là nồng độ cồn 42%, theo đó cứ 1000mL rượu trắng sẽ có 420mL rượu nguyên chất. Trọng lượng riêng của rượu là 0,79g/mL nên 1mL rượu nguyên chất sẽ nặng 0,79g. Vậy 420mL rượu nguyên chất tương đương 420×0,79 = 331,8g rượu nguyên chất.

Như vậy, sẽ không khó để thành lập công thức tính khối lượng rượu nguyên chất, khi gọi A là khối lượng rượu nguyên chất (g), V là thể tích rượu (mL) c là nồng độ rượu (đơn vị tính là % hoặc độ).

A = 0,79V.c:100

Dựa vào công thức đó có thể tính cụ thể cho từng loại bia rượu. Ví dụ một lon bia 330mL loại 5,1% sẽ có lượng rượu nguyên chất là 0,79x330x5,1:100 = 13,3g. Chai rượu vang 750mL với 12 độ, có lượng rượu nguyên chất là 0,79x750x12:100 = 71Gram rượu.

2. Công thức tính nồng độ cồn trong máu

Để định lượng chính xác nồng độ cồn trong máu, phải thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm như trong bệnh viện, bằng cách lấy máu tĩnh mạch, rồi định lượng Ethanol theo phương pháp sắc kí, hoặc phương pháp đo quang phổ Enzyme phân hủy rượu Alcohol Dehydrogenase.

Nhưng một người khi uống rượu, có thể ước lượng một cách tương đối nồng độ cồn trong máu, để tự điều chỉnh lượng rượu uống. Cách tính này được nhà khoa học người Thụy Điển Eric P. Widmark đề xuất từ năm 1932, nhưng chỉ có tính chất tham khảo, công thức không cho ra con số chính xác nồng độ cồn trong máu.

A = W(C.10:1,056)r

Trong đó: A là khối lượng rượu nguyên chất đã uống (g), C là nồng độ cồn trong máu (g/100mL), W là trọng lượng cơ thể (kg), r là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (người phương Tây r = 0,7 đối với nam giới và r = 0,6 với nữ giới).

Ví dụ, một người đàn ông nặng 60kg, uống bia 5,1% đạt đến nồng độ cồn C = 0,05g trong 100mL máu, thì số lượng bia uống vào cơ thể sẽ được tính theo hai bước.

Bước 1: Tính lượng rượu nguyên chất người đó uống bằng cách thay số vào công thức Widmark A = W(C.10:1,056)r = 60x(0,05×10:1,056)x0,7 = 20g.

Bước 2: Tính thể tích bia người đó đã uống theo công thức tính khối lượng rượu nguyên chất A = 0,79V.c:100. Từ công thức này suy ra thể tích bia cần uống  V = 100A: (0,79c) = 100×20:(0,79×5,1) = 496mL.

Ví dụ khác, một người đàn ông nặng 64kg, dự định sẽ uống hết một chai vang 750mL loại 12%, thì khả năng nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu? Cách tính cũng thực hiện qua hai bước.

Bước 1: Tính khối lượng rượi nguyên chất có trong chai vang theo công thức A = 0,79V.c:100 = 0,79x750x12:100 = 71g.

Bước 2: Sử dụng công thức Widmark A = W(C.10:1,056)r để suy ra nồng độ cồn trong máu C = 1,056A:(10W.r) = 1,056×71:(10x64x0,7) = 0,17.

3. Uống trong bao lâu thì được phép lái xe ?

Kể từ 1.1.2020 khi lái xe mà có nồng độ cồn, mức xử phạt sẽ rất nặng. Vậy, sau khi uống rượu, bia bao lâu thì bạn có thể lái xe? Điều này phụ thuộc nhiều vào lượng rượu, bia mà bạn uống, tuy nhiên một số thông tin bạn có thể lưu ý:

+ Sau 6-12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.

+ Sau 12-24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.

+ Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, vì vậy, 24h sau khi uống bạn vẫn có thể bị phát hiện và xử phạt. Trường hợp người nào bị tai nạn giao thông thì khi vào viện, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để xác định nồng độ cồn ngay.

Như vậy, ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia bạn hãy lái xe, có nghĩa là tối nay bạn uống thì ngày mai đừng lái xe”.

– Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì thông thường sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.

Do đó, nếu một người khỏe mạnh, không có bệnh gì thì khi uống 1 đơn vị cơ thể phải mất từ 2-3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể.

Với những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì sẽ mất thời gian lâu hơn.

⇒ Tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống, bạn nên hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần. Với mức uống như vậy phải mất ít nhất 4 giờ mới có thể lái được xe.

Xem thêm:

>>> Gây tai nạn giao thông làm chết người và thay đổi hiện trường xử lý như thế nào

>>> Thay đổi màu sơn của bánh xe có bị xử phạt

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

Trân trọng !

Luật Phòng chống tác hại rượu bia quy định người điều khiển phương tiện kể cả điều khiển xe đạp, xe máy có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt. Mức phạt quy định rõ tại nghị định 100/2019 thay thế nghị định 46/2016 có hiệu lực từ 1/1/2020.

Một tài xế vừa bị phạt 40 triệu và tước giấy phép lái xe gần 2 năm đặt câu hỏi: "Tôi uống từ trưa mà tới chiều vẫn còn nồng độ cồn. Vậy không biết tới bao giờ thì mới hết để không bị phạt?"

Có ý kiến cho rằng, điều này phụ thuộc vào lượng rượu, bia uống vào. Tuy nhiên thông thường sau khi uống từ 6 - 12h, nồng độ cồn vẫn có thể đo được trong máu, sau 12 - 24h nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở. Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu… 

Một vài ý kiến cho rằng, hiện nay CSGT kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, do vậy, 24h sau khi uống vẫn có thể bị phát hiện có nồng độ cồn và đương nhiên nếu điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt.

Bao nhiêu lâu thì hết nồng độ cồn
Kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, Phó chánh văn phòng UB An toàn giao thông quốc gia Trần Hữu Minh cho rằng, để quy định cụ thể định lượng rượu bia tương ứng với thời gian nồng độ cồn trở về bằng 0 sẽ rất khó. Bởi, thời gian phụ thuộc vào cơ địa, khả năng đào thải của mỗi người.  

“Thực tế có người cơ địa đào thải tốt, chỉ 12h là không còn nồng độ cồn, nhưng có người sau 24h vẫn còn. Do vậy đưa ra khuyến cáo để người dân định lượng tham khảo chung, quan trọng nhất vẫn là cảm nhận của cơ thể mỗi người. 

Theo ông Minh, việc xử phạt nồng độ cồn cần hết sức thận trọng. Các cơ quan chức năng nên có hướng dẫn quy định theo dạng khuyến cáo định lượng như uống một cốc bia thời gian bao nhiêu sẽ hết nồng độ cồn để người dân định lượng. Như tại Mỹ họ quy định rõ sau khi uống rượu bia phải 36h sau tài xế chuyên nghiệp mới được lái xe.

Một chuyên gia giao thông cho rằng, UB An toàn giao thông quốc gia cần yêu cầu Bộ Y tế (phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới) và Bộ GTVT cung cấp chỉ số định lượng rượu bia đối với nam và nữ thông thường trong thời gian bao lâu sẽ hết nồng độ cồn để người dân biết để thực hiện.

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Thanh cho rằng, việc đưa ra định lượng tương ứng với thời gian nồng độ cồn trở lại bằng 0 là cần thiết nhưng không thể áp dụng chính xác hoàn toàn với tất cả mọi người.

Quan trọng nhất vẫn là người uống rượu bia phải biết được thời điểm mình tỉnh táo hoàn toàn và có thể điều khiển phương tiện đảm bảo an toàn.

"Đây không phải là vấn đề quá khó khăn vì trước khi áp dụng với người điều khiển xe đạp, xe máy có nồng độ cồn bị xử phạt thì Luật Giao thông đường bộ đã áp dụng xử phạt với người có nồng độ cồn điều khiển ô tô", ông Thanh nói.

Ăn trái cây cũng có thể "dính" nồng độ cồn 

Ngoài băn khoăn về thời gian để nồng độ cồn trở lại bằng 0 sau khi sử dụng rượu bia, một vài ý kiến lo ngại ăn trái cây (sầu riêng, vải, chôm chôm…) lên men cũng có nồng độ cồn. Nếu đúng theo quy định thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt.

Vị Phó chánh văn phòng UB An toàn giao thông quốc gia cho hay, đúng là có một số loại hoa quả và một số loại nước súc miệng khi sử dụng có lên men và có nồng độ cồn nhất định, tuy nhiên mức độ rất thấp.

“Ăn trái cây, dùng nước súc miệng có lên men không ảnh hưởng nhiều đến an toàn lái xe, nếu theo quy định cứ có nồng độ cồn sẽ phạt liệu có hà khắc quá không? Việc này phải rà soát đánh giá thận trọng”, ông Minh nhìn nhận.

Vị này cũng cho rằng, mục tiêu chính là xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn để làm sao chấm dứt tình trạng uống rượu bia vẫn lái xe, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh vấn đề gì cũng cần sơ kết, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bao nhiêu lâu thì hết nồng độ cồn

Ông L.H.H. (SN 1953, ở Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) xưng là tiến sĩ, làm vụ trưởng ở Bộ GD-ĐT và 'dọa' gọi cho Bộ trưởng.

Vũ Điệp