Bầu 3 tháng đầu an bánh tráng được không

Bánh tráng trộn là món ăn vặt quen thuộc đối với nhiều chị em phụ nữ. Bánh tráng trộn được chế biến bằng sự kết hợp của nhiều loại gia vị và thực phẩm khác nhau trộn thành như Bò khô, bánh tráng, xoài, trứng cút, rau răm, lạc, tắc, ... và thứ quan trọng nhất là bánh tráng. Đây là một món rất dễ ăn, lạ miệng vfa được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Nhưng khi mang thai liệu mẹ bầu có ăn được bánh tráng không và ăn bánh tráng có ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và mẹ không? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!


Bà bầu ăn bánh tráng trộn được không?

Thành phần dinh dưỡng có trong bánh tráng trộn

Theo các chuyên gia phân tích thì cứ 100g bánh tráng có chứa khoảng 295,6kcal và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: Protein, tinh bột, lipid,…

Trong bánh tráng trộn lại có thêm một số các nguyên liệu khác như:  bò khô, trứng cút, lạc, xoài, nên thành phần dinh dưỡng trong đó cũng được bổ sung thêm các chất như chất xơ, vitamin, chất khoáng, nước.

Từ đó cho thấy cứ 100g bánh tráng trộn thì sẽ cung cấp khoảng 329,8 kcal cho cơ thể. Và trong bánh tráng trộn có chứa chất béo và tinh bột khá cao, nếu ăn nhiều bạn rất có thể sẽ bị tăng cân.

Tuy nhiên nếu bạn ăn bánh tráng đúng cách thì sẽ không bị tăng cân, mà ngược lại còn hỗ trợ bạn ổn định cân nặng và duy trì vóc dáng mà vẫn cung cấp đủ nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Tóm lại, nếu bạn đang ăn kiêng thì nên ăn bánh tráng một cách khoa học để không ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì mẹ bầu ăn bánh tráng trộn rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Bà bầu ăn bánh tráng trộn được không?

Với câu hỏi Bà bầu ăn bánh tráng trộn được không? Thì câu trả lời là có. Bà bầu có thể ăn bánh tráng trộn, nhưng chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, mẹ không ăn quá nhiều bánh tráng trộn vì rất dễ bị đầy bụng, dẫn tới khó tiêu. Và mẹ cần tìm nguồn nguyên liệu sạch sẽ và hợp vệ sinh rồi ăn, tránh bị nhiễm trùng khi ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh. Mẹ không nên ăn bánh tráng trộn khi đói tránh bị xót ruột, cồn cào ruột vì trong bánh tráng có chứa một số loại thực phẩm nhiều vitamin C như xoài, chanh, tắc,..

Tuy bánh tráng trộn là một món dễ ăn, ngon miệng nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều vì sẽ khiến cho cơ thể bị nóng, khó tiêu, đầy bụng.

Những tác hại khi mẹ bầu ăn bánh tráng trộn sai cách là:

  • Sảy thai: Trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu không được ăn rau răm, nên khi ăn bánh tráng trộn nếu có quá nhiều rau răm rất dễ khiến sảy thai hoặc động thai.

  • Táo bón: Khi mang thai nếu mẹ ăn quá nhiều đồ cay sẽ rất dễ bị nóng trong, từ đó gây ra táo bón, ợ nóng hay mje có thể bị trĩ, sinh non. Vì vậy nếu mẹ có ăn bánh tráng trộn thì không nên ăn ớt, tránh ăn cay là tốt nhất.

  • Nổi mụn: Bánh tráng trộn có mùi vị rất thơm ngon, nhưng bên cạnh đó lại rất nóng có thể khiến cho mẹ bầu bị nổi mụn như mụn trứng cá, mụn viêm hoặc mụn mủ,...

Để thỏa mãn cơn thèm khát, thay vì mẹ ra quán ăn thì hãy tự làm cho mình một bịch bánh tráng trộn tại nhà, như vậy sẽ vừa đảm bảo an toàn, vừa hợp vệ sinh, mà mẹ lại có thể nêm gia vị theo ý mình thích và tránh được các hiểm họa không tốt có thể xảy ra.

Mẹ bầu cần lưu ý, chỉ ăn bánh tráng trộn như một món ăn vặt, không nên thay thế nó thành món ăn chính hàng ngày.

Bánh tránh trộn là một trong những món ăn vặt quen thuộc với nhiều chị em phụ nữ. Ảnh: Internet

Bánh tráng trộn là một loại bánh có xuất xứ từ Tây Ninh nhưng đã trở nên vô cùng phổ biến trên cả nước. Món ăn vặt này được làm từ những miếng bánh tráng mỏng, cắt nhỏ rồi trộn với bò khô, xoài, tôm rang, trứng cút luộc, hành phi, rau râm, đậu phộng và nước sốt bò. Khi ăn các mẹ còn có thể bỏ thêm chanh và ớt cay để món ăn có mùi vị đậm đà và  đặc biệt hơn. Tuy được chế biến rất đơn giản nhưng món ăn vặt này lại rất thơm ngon và lạ miệng. Chính vì thế, loại bánh này đã nhận được rất nhiều sự yêu thích từ các chị em.

Tuy rất thơm ngon và đặc biệt, nhưng món ăn này lại thường được bày bán ở những gánh hàng rong. Những nơi này thường không được đảm bảo hoàn toàn vệ sinh thực phẩm do được di chuyển qua nhiều nơi. Việc này đã vô tình tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, trứng giun sán và nấm mốc có cơ hội xâm nhập và phát triển. Chính vì thế, phụ nữ đang mang thai nếu ăn quá nhiều bánh tráng trộn thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm giun sán và các loại kí sinh trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Bánh tráng trộn thường được bày bán ở những gánh hàng rong. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, nguyên liệu dùng để chế biến bánh tráng trộn thường là các thực phẩm dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và có nguồn gốc xuất không rõ ràng. Do đó, đây là món ăn không có tính an toàn cho các mẹ. Thức ăn nên sử dụng ngay sau khi chế biến, tuy nhiên, chúng ta thường không thể biết được các loại bánh tráng trộn đã được chế biến từ lúc nào. Chính vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn bánh tráng trộn trong thai kỳ để tránh được những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng.

Đọc thêm:

Bà bầu nên ăn bánh tráng trộn như thế nào để an toàn?

Nếu “nghiện” ăn bánh tráng trộn trong thai kỳ mà không biết nên mua ở đâu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các mẹ có thể tự chế biến bánh tráng trộn ở nhà, vừa an toàn vừa tiện dụng. Để chế biến được món ăn vặt “thần thánh” này, các mẹ chỉ cần mua những nguyên liệu như bánh tráng, bò khô, xoài, tôm rang, trứng cút luộc, hành phi, rau râm, đậu phộng và nước sốt bò, vv… Có thể mua trực tiếp hoặc order trên các nền tảng như Shopee, Tiki, Lazada vô cùng tiện lợi.

Khi lựa chọn nguyên liệu, các mẹ nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ và thời hạn sử dụng của chúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé các mẹ.

Các mẹ có thể tự chế biến bánh tráng trộn ở nhà để đảm bảo an toàn. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, các mẹ cũng không nên ăn bánh tráng trộn trong lúc quá đói để tránh bị sót ruột. Ngoài ra, các mẹ cũng chỉ nên ăn bánh tráng trộn ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy bụng, khó tiêu và “thu nạp” vào cơ thể những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn có thể đe dọa đến sức khỏe của thai nhi.

Bà bầu ăn bánh tráng trộn trong thai kỳ tuy không gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, nhưng các mẹ cũng nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, các mẹ cũng chỉ nên ăn bánh tráng trộn như một món ăn vặt, không nên ăn bánh tráng trộn để thay thế món chính. Bởi vì đây là một trong những món ăn không có chứa thành phần dinh dưỡng cao.

Một số món ăn bà bầu không nên ăn trong thời gian thai kì

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn:

Có bầu nào 3 tháng đầu mà thèm ăn bánh tráng muối, ớt sa tế dữ dội như em ko ạ?

XEM THÊM TRONG HỘI

BÀI ĐĂNG MỚI

Xem thêm các bài đăng mới

BÁCH KHOA TOÀN THƯ

Mới có bầu ăn bánh tráng trộn được không hay bầu 3 tháng đầu ăn bánh tráng trộn được không vẫn là thắc mắc của nhiều người vì giai đoạn thai kỳ nhạy cảm vẫn nên ưu tiên sức khỏe của bé. Mẹ tìm hiểu xem bánh tráng trộn có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé không nhé.

Bà bầu ăn bánh tráng trộn được không là câu hỏi được tìm kiếm khi mẹ bầu tới cơn nghén.

Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt rất được ưa chuộng nhất là với phái nữ. Sự kết hợp gia vị tạo nên vị chua chua, cay cay, béo ngậy khiến nhiều chị em trong thời gian mang thai rất thích ăn.

Tuy nhiên, mới có bầu ăn bánh tráng trộn được không hay bầu 3 tháng đầu ăn bánh tráng trộn được không vẫn là thắc mắc của nhiều người.

Thành phần của bánh tráng trộn

Thành phần của bánh tráng trộn bao gồm: bánh tráng và thêm một số các nguyên liệu khác như bò khô, trứng cút, đậu phộng, xoài. Vậy bầu ăn bánh tráng trộn có được không khi các nguyên liệu nhìn qua không có gì quá nguy hiểm?

Theo các chuyên gia phân tích thì cứ 100g với đủ các nguyên liệu như trên sẽ cung cấp khoảng 329,8 kcal cho cơ thể. Trong bánh tráng trộn có chứa chất béo và tinh bột khá cao nên nếu bà bầu ăn bánh tráng trộn nhiều rất có thể sẽ bị tăng cân.

Bầu ăn bánh tráng trộn được không?

Bánh tráng trộn có vị chua chua, ngọt ngọt dễ ăn nên được các mẹ bầu rất yêu thích, đặc biệt là trong giai đoạn ốm nghén.

Vậy có bầu ăn bánh tráng trộn được không? Câu trả lời là CÓ.

Tuy nhiên mẹ bầu có thể ăn bánh tráng trộn được nhưng không nên mua vỉa hè. Mẹ cần phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm để tránh nhiễm khuẩn, ngộ độc và chỉ nên ăn ít. Lượng calo khá cao trong bánh tráng trộn sẽ khiến mẹ không kiểm soát cân nặng được.

Bầu 3 tháng đầu ăn bánh tráng trộn được không? Ở giai đoạn 3 tháng đầu, thai kỳ không ổn định, việc ăn các loại bánh tráng trộn không đảm bảo vệ sinh, dễ bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng… vì vậy bà bầu nên hạn chế, tốt nhất là không nên ăn bánh tráng trộn trong giai đoạn này

Mẹ có thể tham khảo cách làm bánh tráng trộn an toàn tại nhà để có món ăn vặt an toàn nhé.

>>>Mẹ bầu hãy xem thêm: Bà bầu ăn hạt hướng dương có tốt không?

Mẹ bầu không được ăn bánh tráng trộn khi nào?

Bầu không được ăn bánh tráng trộn quá nhiều. Như đã nói trên, hàm lượng calo của món ăn vặt này khá cao, và khi mua ngoài đường với các nguyên liệu như trên mẹ có các nguy cơ về sức khỏe.

  • Sảy thai: Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần kiêng rau răm, nên nếu ăn bánh tráng trộn nếu có nhiều rau răm rất dễ sảy thai hoặc động thai.
  • Táo bón: Khi mang thai, việc ăn quá nhiều đồ cay rất dễ bị nóng trong, từ đó gây ra táo bón, ợ nóng hay mẹ có thể bị trĩ, sinh non.
  • Nổi mụn: Bánh tráng trộn có mùi vị thơm ngon, nhưng lại rất nóng có thể khiến cho mẹ bầu bị nổi mụn như mụn trứng cá, mụn viêm hoặc mụn mủ.
  • Tiêu chảy: Việc đảm bảo cho mẹ bầu rất quan trọng vì khi mang thai cơ thể mẹ nhạy cảm hơn bao giờ hết. Xoài sống chua trong bánh tráng có thể khiến mẹ tiêu chảy, mất nước cả ngày.

Mẹ hãy tham gia cộng đồng ghiền bánh tráng trộn này để trao đổi xem ăn sau cho an toàn nhé.

Một số món ăn vặt cho mẹ bầu

Ngoài bánh tráng trộn các mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn vặt dưới đây để vừa được bổ sung chất dinh dưỡng vừa không nhàm chán.

  • Táo, bánh quy, bơ đậu phộng
  • Sữa chua trộn với trái cây tươi hoặc các loại hạt
  • Socola và trái cây
  • Trái cây sấy khô, chà là, các loại hạt
  • Sinh tố hoa quả
  • Phô mai, nho khô, bơ hạt dẻ

Mẹ có thể xem thêm: Món ăn vặt cho bà bầu: Những công thức làm nhanh gọn lẹ, vạn chị em mê mẩn

Bánh tráng trộn là một món ăn được nhiều chị em yêu thích. Hy vọng với những thông tin kể trên, mẹ đã giải quyết được thắc mắc bà bầu ăn bánh tráng trộn được không đồng thời sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề