Bầu kiên đang ở đâu

Bầu Kiên từng nổi danh trong giới tài chính ngân hàng và bóng đá Việt Nam. Nội dung sau của GiaiNgo sẽ bật mí giúp bạn bầu Kiên là ai.

Bầu Kiên là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của ông như thế nào? Tất tần tật những thông tin xoay quanh về nhân vật này sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi cùng GiaiNgo.

Bầu Kiên là ai?

Bầu Kiên là phó chủ tịch tập đoàn ACB. Đồng thời ông còn là phó chủ tịch công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam VPF.


Được tài trợ

Sau một thời nổi danh, bầu Kiên bất ngờ dính vào vòng lao lý. Ông bị tuyên án 30 năm tù giam. Các tội danh của ông gồm: kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo và cố ý làm trái trong phiên sơ thẩm 2014.


Được tài trợ

Tiểu sử Bầu Kiên

Bầu Kiên tên thật là gì?

Bầu Kiên tên thật là Nguyễn Đức Kiên. Ông nguyên là thành viên Hội đồng sáng lập ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Bên cạnh đó, ông từng là chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.

Bầu Kiên sinh năm bao nhiêu?

Bầu Kiên sinh năm 1964. Ông còn có tên gọi khác đó là “Kiên bạc”. Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại Gia Lâm, Hà Nội.

Vợ bầu Kiên là ai?

Vợ bầu Kiên là Đặng Ngọc Lan. Bà sinh năm 1972, từng là hoa khôi của Đại học Ngoại ngữ. Không chỉ sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, trẻ trung, vợ bầu Kiên được nhiều người ngưỡng mộ bởi tài năng và thông minh.

Cha bầu Kiên là ai?

Cha bầu Kiên là ông Nguyễn Đức Lung. Ông từng là hiệu trưởng của trường THPT Cao Bá Quát. Đây cũng là ngôi trường cấp ba mà bầu Kiên theo học.

Sự nghiệp của Bầu Kiên

Năm 1980, Nguyễn Đức Kiên thi đậu vào trường Đại học Kỹ thuật Quân sự. Với thành tích học tập xuất sắc, bầu Kiên được gửi đi học tại Hungary. Tại đây, ông theo học trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté, ngành thông tin, vô tuyến điện.

Sau khi về nước, bầu Kiên là cán bộ trong ngành dệt may suốt 8 năm. Sau đó, ông tham gia vào lĩnh vực ngân hàng và bóng đá.

Điểm danh những vị trí mà Nguyễn Đức Kiên đã từng nắm giữ:

  • Thành viên Hội đồng sáng lập ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
  • Nguyên Chủ tịch HĐQT công ty Thể thao ACB.
  • Nguyên Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Nam.
  • Nguyên Phó Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần du lịch Chợ Lớn.
  • Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu.
  • Nguyên Phó chủ tịch CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
  • Nguyên chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.

Đời tư của bầu Kiên

Vì sao bầu Kiên bị bắt?

Bầu Kiên bị bắt vì có liên quan đến sai phạm của 3 công ty con mà ông làm chủ tịch. Tối ngày 20/08/2012, Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để làm rõ hành vi “cố ý làm trái” liên quan đến các hoạt động kinh tế.

Thực hư thông tin bầu Kiên đột tử?

Không có thông tin bầu Kiên đột tử. Tuy nhiên, có một bị cáo bỗng nhiên đột quỵ ngay trong phiên tòa xét xử bầu Kiên vào ngày 28/11/2014. Được biết, bị cáo này là Trần Ngọc Thanh, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội.

Bầu Kiên ra tù chưa?

Hiện tại bầu Kiên chưa ra tù. Nguyễn Đức Kiên vẫn đang tiếp tục thụ án 30 năm tù. Ngày 09/06/2014, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án bị cáo Nguyễn Đức Kiên với những mức phạt sau:

  • 20 tháng tù về tội Kinh doanh trái phép.
  • 6 năm 6 tháng về tội Trốn thuế.
  • 20 năm về tội Lừa đảo.
  • 18 năm do Cố ý làm trái.

Tổng hợp hình phạt của bị cáo Nguyễn Đức Kiên phải chấp hành là 30 năm (mức tối đa theo luật định). Đồng thời, ông phải nộp phạt bổ sung 75 tỷ do trốn thuế và 100 triệu đồng về hành vi lừa đảo.

Bầu Kiên giờ ra sao?

Bầu Kiên hiện tại có vẻ già nua, gầy yếu, không còn mập mạp như trước. Bức ảnh trong tù của ông được đăng tải làm cộng đồng mạng không khỏi xôn xao. Qua bức ảnh cũng phần nào hé lộ được cuộc sống trong trại tạm giam của ông.

Bán 3,7 triệu cổ phiếu ACB của bầu Kiên?

Ngày 05/07/2021, Chi cục Thi hành án dân sự Quận Hoàng Mai nhận công văn về việc liên quan đến tài sản của bầu Kiên. Cụ thể, bên này cùng các bên liên quan sẽ sẽ bán hơn 3,7 triệu cổ phiếu ACB để thi hành án.

Thời gian bán tài sản của bầu Kiên sẽ được thực hiện từ ngày 09/07/2021. Số tiền thu được phải đảm bảo lớn hơn 76,5 tỷ đồng. Tuỳ thuộc vào giá cổ phiếu tại thời điểm bán để xem xét bán số lượng bao nhiêu là đủ.

Giá cổ phiếu ACB ngày 07/07/2021 đứng ở mức 36.550 đồng một cổ phiếu. Như vậy, 3,7 triệu cổ phiếu với mức giá này, ước tính ít nhất 135 tỷ đồng.

Khối tài sản khủng của ông bầu Kiên

Năm 2020, bầu Kiên có trong tay khối tài sản giá trị 878 tỷ đồng. Lúc này, ông nắm giữ hơn 31,5 triệu cổ phiếu ACB.

Tháng 07/2021, số tài sản của ông đã tăng lên đáng kể. Con số này lên đến 1.154 tỷ đồng. Ông đứng ở vị trí 107 trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Vừa rồi là những bật mí của GiaiNgo về bầu Kiên là ai. Mong rằng với nội dung trên bạn đọc đã có thêm hiểu biết về nhân vật này. Đừng quên thường xuyên truy cập GiaiNgo để “hóng hớt” những thông tin mới nhé!

Sau Tết trong trại tạm giam, ông bầu tóc bạc Nguyễn Đức Kiên nổi tiếng một thời đón nhận cáo trạng (lần hai) của VKSND tối cao. Nói là cáo trạng mới nhưng thực chất chỉ bổ sung thêm một số nội dung theo yêu cầu của tòa hồi trước Tết chứ bản chất vẫn xoay quanh 4 tội danh với bầu Kiên mà VKS đã truy tố trước đó.

Mấy năm trước, nếu ai đó nói “bầu Kiên bị bắt”, chắc người ta chậc lưỡi “thằng hâm”, giáp sắt đâm sao thủng? Nhưng hiện thực đã chứng minh tất cả, giáp sắt cũng chỉ che đậy phần nào, rồi đến lúc nó lộ diện thì không có gì ngăn cản được.

Từ ngày ông Kiên vào trại tạm giam, giờ đã hai cái Tết. Nhóm tội của ông và đồng phạm về kinh tế, tham nhũng với tài liệu, hồ sơ chất chồng, chân rết mớ ba mớ bảy, lại dích dắc có tên trong cả vụ án của “người em” Huỳnh Thị Huyền Như... nên VKS phải nhiều lần gia hạn tạm giam thì cơ quan điều tra mới có đủ thời gian để hoàn tất hồ sơ, ra kết luận.

Cũng hai năm nay, cái tên ông gắn chữ “bị can” đằng trước, trong khi ảnh thì lại toàn là ảnh ngoài đời, cái ngày mà ông còn nổi danh “bầu khủng”. Lý do bởi ông Kiên rất “dị ứng” với báo giới. Nhiều báo ngỏ ý muốn vào trại gặp ông, nhưng khi cán bộ chuyển lời, ông lập tức khước từ. Ngày trước, ông bảo là viết gì về ông thì viết nhưng đừng khơi móc làm khổ gia đình, vợ con ông. Khi công an khám xét, bắt giam ông Kiên chẳng ai chụp được ảnh. Vì thế, nói về bầu Kiên thì nhiều mà hình ảnh ông sau ngày sa vào tố tụng lại hiếm hoi là vì vậy.

Ông Kiên thổ lộ với cán bộ điều tra rằng, từ ngày vào trại, hồi đầu tinh thần bất ổn do sự thay đổi đột ngột về môi trường, nhưng về sau cũng quen. Giờ ông “mềm tính” hơn, không cau có, bất hợp tác như trước nữa. Nhiều lúc ông nằm trầm ngâm trong phòng, rồi đứng lặng bên khung cửa sắt to bằng ngón chân, nhìn mưa lất phất...

Hỏi chuyện, ông Kiên bảo, ngày trước ở ngoài cũng mắc bệnh này, bệnh kia, nhưng không hiểu sao giờ thấy khỏe hơn, bụng bớt phệ, giảm rất nhiều cân và ăn uống cũng chừng mực lắm. Ông nói đã trút bỏ được những suy nghĩ dằn vặt mà khi chưa vào trại, đó là điều không bao giờ nghĩ tới...

Bị can Kiên trong trại giam.

Theo truy tố của VKSND Tối cao, trong 4 tội truy tố bầu Kiên, tội có khung hình phạt cao nhất là Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mức án kịch trần là tù chung thân - như “đàn em” Huyền Như đã lĩnh hồi giáp Tết.

Hai bị can Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội); Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội) bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị can Trần Xuân Giá (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB); Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB); Lý Xuân Hải (nguyên tổng Giám đốc Ngân hàng ACB); Phạm Trung Cang (nguyên phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB); Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng ACB) bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng số tiền thiệt hại do 9 bị can gây ra trong vụ án này là gần 1.700 tỷ đồng.

Cáo trạng xác định, Nguyễn Đức Kiên với vị trí là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập và đại diện nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ đã có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành Ngân hàng ACB. Từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, "bầu Kiên" đã thông qua 6 công ty gia đình để tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với số tiền hơn 21.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các bị cáo trong vụ án biết rõ quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn đồng ý cho thực hiện chủ trương, ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền gần 720 tỷ đồng.

Đối với hành vi cấp tín dụng để đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên với tư cách Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB đã cùng với lãnh đạo Công ty ACBS để triển khai thực hiện việc đầu tư mua cổ phiếu ACB không đúng với chủ trương ngày 2/11/2009 của thường trực HĐQT Ngân hàng ACB, trái với quy định của Bộ Tài chính, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 680 tỷ đồng.

Trong vụ án này, ban đầu cơ quan điều tra đã khởi tố ông Phạm Trung Cang nhưng qua xem xét các cơ quan tố tụng đình chỉ bị can. Đến ngày 3/1, TAND Hà Nội qua xem xét đã trả hồ sơ và đề nghị điều tra bổ sung hành vi của bị can Cang và Tuấn. Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, 2 bị can này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về việc ký và thực hiện các chủ trương ủy thác trái quy định gây thất thoát cho Ngân hàng ACB.

Theo Công an nhân dân

Video liên quan

Chủ đề