Bẻ khớp tay có tốt không

Thói quen bẻ khớp ngón tay, tự xoay, vặn cổ khá phổ biến, đa số chúng ta thường cảm thấy thích thú và nhẹ nhõm khi nghe tiếng kêu “răng rắc” tuy nhiên thói quen tưởng chừng vô hại này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

1. Tiếng kêu “răng rắc” là gì?

Trái với lầm tưởng của nhiều người là do xương di chuyển hoặc va vào nhau tạo tiếng kêu. Tiếng kêu răng rắc chúng ta thường nghe thấy thật ra là do các bọt khí vỡ ra trong chất lỏng hoạt dịch của vùng khớp. Trong thời gian các bong bóng này hình thành trở lại, bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn so với trước đó, giống như giảm bớt các áp lực trong khớp.

Tuy nhiên cảm giác này sẽ sớm đi qua và cảm giác dễ chịu sau khi bẻ khớp thật ra chỉ là một trải nghiệm tâm lý.

2. Nguy hiểm nếu tự bẻ khớp

Gần đây, trên mạng xã hội thường xuất hiện nhiều clip tự bẻ, nắn với âm thanh “rắc rắc” vui tai được lồng ghép gây thích thú cho người xem. Việc bẻ khớp này có thể gây ra nhiều nguy hại cho khớp nếu bạn thực hiện không đúng cách hoặc lực quá mạnh. Đặc biệt tại vùng cột sống cổ, lưng do đây là nơi nhiều dây thần kinh chi phối toàn bộ vận động cơ thể và các cơ quan chức năng.

Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng giám đốc phòng khám ACC: “Tiếng kêu rắc rắc gây thích thú thực ra chỉ là một trải nghiệm tâm lý, trên thực tế khi các bác sĩ chuyên khoa thực hiện thao tác nắn chỉnh có thể không tạo ra âm thanh nhưng không có nghĩa là việc nắn chỉnh không hiệu quả. Tuy nhiên nếu cố gắng xoay vặn, thực hiện các động tác không đúng kỹ thuật để tạo ra âm thanh rắc rắc sẽ mang đến nhiều hậu quả đáng ngại”:

  • Gây bất ổn định vùng khớp: Khi bẻ khớp không đúng cách hoặc lực quá mạnh, chúng ta làm giãn dây chằng bao quanh vùng khớp, đặc biệt vùng khớp cổ. Điều này đôi khi có thể dẫn tới dây chằng bị kéo căng và hư hỏng vĩnh viễn. Điều này có thể dẫn tới các bệnh viêm xương khớp, thoái hóa khớp, sụn khớp bị tổn thương và mài mòn. 
  • Hội chứng cột sống: Tác động lực sai cách hoặc cố xoay vặn cột sống để tạo ra âm thanh có thể gây ra các sai lệch trên hệ xương cột sống, một số trường hợp gây chèn ép lên dây thần kinh gây đau, sưng, viêm,… hoặc thậm chí tai biến và tử vong.
  • Chèn ép tủy sống: Tự xoay, vặn, bẻ cổ có thể gây sai lệch, biến dạng đốt sống và đĩa đệm gây chèn ép tủy sống. Các triệu chứng thường gặp là: đau, tê vùng cổ, lưng lan xuống cánh tay hoặc chân.
  • Ảnh hưởng các động mạch vùng cổ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

3. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín trong điều trị “Nắn chỉnh thần kinh cột sống Chiropractic”

Việc duy trì thói quen tự bẻ khớp hoặc thực hiện xoay, bẻ khớp tại các cơ sở mát xa, phòng khám chui không được cấp phép, bác sĩ không được đào tạo chuyên ngành chính quy có thể khiến khớp bị tổn thương, lâu dần phát triển thành thoái hóa, viêm khớp hoặc thoát vị đĩa đệm.

>> Tìm hiểu thêm: Trào lưu “bẻ xương khớp” trị đau tràn lan trên mạng xã hội – Nguy hiểm khôn lường!

Việc thực hiện liệu pháp nắn chỉnh xương, cột sống cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy tắc an toàn, thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản tại các trường đào tạo được tổ chức Y tế thế giới WHO và Liên đoàn thần kinh cột sống thế giới WFC công nhận.

Với 15 năm kinh nghiệm tại Việt Nam, phòng khám ACC tự hào đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài được đào tạo chính quy tại các trường đại học lớn trên thế giới như Palmer University, Cleveland University, New York Chiropractic, Life University… tại Mỹ, New Zealand, Canada, Pháp.

Tại đây, trước khi bắt đầu nắn chỉnh trị liệu thần kinh cột sống, các bác sĩ cần tiến hành kiểm tra cụ thể tình trạng của bệnh nhân, kết hợp phim chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ MRI để nắm bắt chính xác tình trạng của bệnh nhân, đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị rõ ràng.

Dựa vào vị trí sai khớp đã được chẩn đoán, bác sĩ Chiropractic dùng tay tác động một lực nhẹ nhàng, nhằm khôi phục cấu trúc sai lệch trong khớp cột sống, giải phóng đĩa đệm và loại bỏ áp lực chèn ép lên dây thần kinh. Nhờ đó, người bệnh có thể thoát khỏi cơn đau nhanh chóng.

Ngoài áp dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống, đội ngũ Chiropractor 100% bác sĩ nước ngoài tại phòng khám ACC còn kết hợp với vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bằng thiết bị hiện đại như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu vận động chủ động ATM2, máy chiếu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, nhằm đẩy nhanh tiến độ phục hồi, giúp người bệnh khôi phục khả năng vận động, lấy lại niềm vui trong cuộc sống.

Bẻ các khớp ngón tay có tác dụng gì?

Lợi ích của bẻ khớp Mỗi lúc bẻ khớp là chúng ta kích thích vào gân này làm thư giãn cơ bắp xung quanh, cảm giác “lỏng” và dễ chịu, như được tiếp thêm sinh lực làm việc cũng xuất phát từ đây. Đó là lý do vì sao nhiều người rất hay bẻ các khớp ngón tay khi tê, mỏi. để tìm cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Tại sao không nên bẻ tay?

Hành động nắn, bẻ khớp tay sẽ làm hao mòn tế bào sụn, khiến các gai xương mọc ra. Từ đó, tác động đến các mô xung quanh khớp gây đau nhức, viêm sưng ngón tay. Khi tuổi càng cao, hệ dây chằng, gân, sụn trở nên kém linh động, dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm gia tăng tốc độ thoái hóa khớp.

Bẻ khớp ngón tay là gì?

Bẻ khớp ngón tay là thói quen thường gặp ở nhiều người nhưng lại dễ dẫn đến thoái hóa, bào mòn và viêm mặt sụn khớp. Hai đầu xương kết hợp với nhau hình thành khớp, hai đầu xương này được bao bọc bởi sụn khớp, bao quanh sụn khớp là bao khớp.

Bẻ tay là gì?

Bẻ khớp tay là hành động làm tăng khoảng cách giữa các khớp ngón tay hoặc khớp bàn tay. Bạn có thể nghe thấy âm thanh bẻ khớp tay khi các khớp tay được kéo căng.

Chủ đề