Bệnh dengue là gì

Hiện nay sốt xuất huyết Dengue đang vào mùa. Triệu chứng của bệnh dễ nhầm với một số sốt virus thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở nước ta, dễ bùng phát vào mùa mưa và có nguy cơ gây thành dịch. Khi mắc bệnh, nếu người bệnh chủ quan, lơ là cho rằng sốt virus thông thường sẽ khiến bệnh trở nặng và gây nhiều biến chứng.

1- Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue

Nguyên nhân gây bệnh SXHD là do một loại virus có tên là Dengue lây lan cho người, do muỗi mang virus Dengue đốt người. Virus Dengue có 4 type huyết thanh (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4). 

Ở Việt Nam có cả 4 type huyết thành này, có nghĩa là một người đã mắc SXHD type 1 (DEN-1) vẫn có thể mắc các type huyết thanh khác.

Người bị nhiễm virus Dengue do muỗi mang virus Dengue đốt

Người bị nhiễm virus Dengue do muỗi mang virus Dengue đốt, qua vết đốt, virus từ tuyến nước bọt của muỗi sẽ vào máu người rồi gây bệnh SXH. Có hai loại muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti (muỗi vằn) hoặc muỗi Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á). Đặc biệt, muỗi vằn đốt, hút máu và truyền virus Dengue cả ban ngày, cả ban đêm nhất là sáng sớm và chiều tối.

2- Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết Dengue

Trước đây, phần lớn chúng ta đều cho rằng SXHD là bệnh của trẻ nhỏ bởi hơn 90% các trường hợp mắc sốt xuất huyết xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, ở Việt Nam, tình hình SXHD đang diễn biến ngày một phức tạp ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.

Ở lứa tuổi nào cũng vậy, SXHD thường trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên (giai đoạn 1), các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường, thường biểu hiện sốt cao, đột ngột 39 – 40 o C trong 1 hoặc 2 ngày đầu, sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn 2, tức từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt, các triệu chứng nặng của bệnh bắt đầu được nhận thấy như xuất huyết dưới da (ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi), chảy máu cam, chảy máu chân răng, thậm chí xuất huyết nội tạng (đái máu hoặc rong kinh, kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ). Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn 3, đó là giai đoạn hồi phục (người bệnh hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường). Tuy vậy, những bệnh nhân nặng, từ giai đoạn này sẽ xuất hiện biến chứng diễn tiến rất khó lường.

3- Biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

Biến chứng chảy máu mũi khi mắc SXHD.

Sốc

Trước hết phải kể đến là sốc do mất máu, thoát huyết tương. Nguyên nhân là do virus Dengue làm tăng tính thấm mao mạch gây thoát huyết tương, làm cô đặc máu dẫn đến sốc khiến máu bị đẩy ra ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến dịch huyết tương có thể ứ đọng trong màng não qua các thành mạch, gây phù não và các hội chứng về thần kinh, dẫn đến hôn mê. Thoát huyết tương có thể bị tràn, xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp, nếu không được cấp cứu, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.

Hạ huyết áp

Tiếp đến là biến chứng gây tụt huyết áp đột ngột do mất máu và thoát huyết tương nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, rất dễ vong. 

Suy tim, suy thận

Cũng từ các biến chứng trên có thể dẫn đến suy tim do chảy máu liên tục, khiến tim không đủ máu tuần hoàn. Một khi tim không đủ sức bơm máu, cộng với dịch huyết tương xuất huyết khiến màng tim bị tràn dịch gây ứ đọng, thêm vào đó thận phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp. 

Biến chứng mắt

SXHD có thể dẫn đến 2 biến chứng về mắt, đó là mù đột ngột do xuất huyết võng mạc, làm cho mạch máu của võng mạc tổn thương khiến thị lực giảm sút hoặc xuất huyết trong dịch kính mắt (dịch kính mắt là một loại chất nhầy trong nhãn cầu giúp con người nhìn rõ mọi vật). Khi bị xuất huyết, lớp dịch này sẽ bị che phủ và hòa tan khiến người bệnh gần như mù mắt.

Biến chứng ở phụ nữ mang thai

Với phụ nữ đang mang thai, nếu bị SXHD trong những ngày đầu mắc bệnh, bà bầu có thể bị sốt cao, khiến nhịp tim thai đập nhanh hơn, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Những ngày tiếp theo, bà bầu có nguy cơ giảm tiểu cầu dẫn đến hiện tượng chảy máu. Nếu bị sốt xuất huyết trong những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu rất dễ bị sẩy thai.

4- Nên làm gì để hạn chế biến chứng khi mắc SXHD?

Khi nghi ngờ bị SXHD, nhất là trong gia đình, tổ dân phố, làng xóm, thôn bản đã có người bị SXHD cần được thăm khám ở cơ sở y tế đảm báo chất lượng để được điều trị trị kịp thời, bởi đây có thể là thể bệnh nặng nhất, gây nhiều biến chứng, thậm chí biến chứng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Trong trường hợp được bác sỹ khám bệnh cho điều trị tại gia đình cần được theo dõi thường xuyên về nhiệt độ cơ thể và các hiện tượng xuất huyết người bệnh (nếu có) cũng như các dấu hiệu bất thường xuất hiện, nếu có cần phải cho người bệnh đến bệnh viện ngay. Điều trị và theo dõi SXHD tại gia đình cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, đặc biệt lưu ý sử dụng thuốc hạ sốt không được dùng Aspirin, chỉ dùng Paracetamol đơn chất theo chỉ định của bác sỹ.

Nguồn Báo SKĐS

Admin

Sốt xuất huyết Dengue là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có khả năng bùng phát thành dịch lớn.

1. Sốt xuất huyết Dengue là gì?

Sốt xuất huyết Dengue (Dengue hemorrhagic fever, DHF) là căn bệnh sốt xuất huyết ở thể nặng, nguy hiểm nhất. Bệnh bao gồm tất cả các biểu hiện của sốt xuất huyết thể nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp). Xuất huyết Dengue lây truyền chủ yếu là do vết đốt của muỗi vằn mang mầm mống gây bệnh (giống muỗi Aedes aegypti). 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 7/7/2019, Việt Nam ghi nhận hơn 96.000 trường hợp bệnh sốt xuất huyết trong đó có 7 trường  hợp tử vong, tỉ lệ tử vong là 0.007%.

Những người thuộc một trong những nhóm dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, chẳng hạn như:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt các bé dưới 10 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người cao tuổi
  • Sinh sống hoặc đi du lịch đến các nước Đông Nam Á, Mỹ Latinh và vùng Caribbean
  • Những người có hệ miễn dịch kém

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn người lớn.

2. Triệu chứng nhận biết sốt xuất huyết Dengue

Những triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue sẽ không xuất hiện ngay sau khi bị muỗi mang virus đốt, mà thường xảy ra sau một thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày. Người bệnh bị sốt cao (39-40ºC) kèm theo ít nhất hai trong số các triệu chứng sau đây:

Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần hoặc hơn sau khi các biến chứng diễn ra. Thế nhưng, có một số trường hợp tình trạng bệnh có thể xấu đi, thậm chí gây nguy cơ tử vong. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh có nguy cơ tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue thể nặng, bao gồm:

  • Cơn đau bụng dữ dội, quặn thắt
  • Nôn ói kéo dài
  • Chảy máu ở nướu hoặc mũi
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu, phân hoặc khi nôn
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Mệt mỏi, bứt rứt
  • Khó chịu và bồn chồn

Người bệnh cần được tích cực theo dõi thường xuyên, khi nghi ngờ bệnh có biến chứng nặng, cần ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Sốt xuất huyết diễn ra khi người bệnh nhiễm một trong bốn 4 chủng virus dengue DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4. Các virus gây bệnh này xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường hút máu của muỗi vằn Aedes aegypti và muỗi vằn Aedes albopictus. Trong đó, Aedes aegypti là nguyên nhân phổ biến gây bệnh.

Loài muỗi Aedes aegypti là mầm bệnh chứa virus Dengue gây nên bệnh sốt xuất huyết cho người.

Căn bệnh này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau đó, khi người bệnh đã có miễn dịch chủ động (đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang). Đặc biệt, bệnh biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Không chỉ vậy, bệnh thậm chí có thể gây tử vong, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi và thanh thiếu niên.

4. Virus gây bệnh gồm mấy loại? Có lây không?

Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Chính vì vậy những người sống trong vùng lưu hành dịch Dengue có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

Có thể nói sốt xuất huyết chính là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, vì thế có thể lan thành những ổ dịch rất lớn. Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của sốt xuất huyết chính là do muỗi vằn Aedes aegypti mang mầm bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể lây truyền sang hai con đường khác dưới đây: 

  • Lây nhiễm từ người sang muỗi: Đây có thể là những người có triệu chứng sốt xuất huyết, chưa có dấu hiệu nào xuất hiện của bệnh. Muỗi sẽ nhiễm bệnh sau khi đốt người mắc virus Dengue. Thời gian lây truyền virus sang muỗi xảy ra trước 2 ngày người bệnh có các dấu hiệu sốt xuất huyết.
  • Lây qua đường máu hoặc dùng chung kim tiêm y tế: Một người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm virus nếu được truyền máu của người mắc bệnh hoặc dùng chung kim tiêm với họ. Tuy nhiên, con đường lây nhiễm này thường không phổ biến so với việc lây nhiễm qua muỗi đốt.

5. Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán

Chẩn đoán dengue thường dựa vào các xét nghiệm đơn giản, biểu hiện lâm sàng như: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit.

  • Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Triệu chứng dengue xuất huyết thường sẽ làm giảm lượng bạch cầu trong máu. Trường hợp xét nghiệm cho ra kết quả tăng bạch cầu và tăng bạch cầu trung tính nghĩa là cơ thể không bị nhiễm xuất huyết.
  • Giảm tiểu cầu (< 100.000/mm³): Bất kỳ bệnh nhân nào nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue đều cần xét nghiệm số lượng tiểu cầu. Những biểu hiện lâm sàng cho thấy tiểu cầu có xu hướng giảm, nguy cơ xuất huyết càng cao.
  • Hematocrit: Đây được xem là một tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết dengue. Khi giá trị hematocrit tăng trên 20% so với trị số bình thường trước đó thì bệnh nhân được coi là có nguy cơ nhiễm xuất huyết Dengue. Nếu không biết được giá trị hematocrit bình thường của bệnh nhân thì có thể xem giá trị > 45% là mốc chẩn đoán.

Điều trị sốt xuất huyết Dengue

Bệnh sốt xuất huyết hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là khắc phục triệu chứng và xử lý để tránh bệnh biến chứng nặng nề hơn. Do đó, để khỏi sốt xuất huyết nhanh chóng cần chú ý những điều sau đây:

  • Để người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối, khi nằm nên mắc màn để tránh bị muỗi đốt làm lây lan dịch bệnh.
  • Bù lượng nước hao hụt do dịch gây ra bằng cách uống nhiều nước hoặc bổ sung oresol (pha đúng theo hướng dẫn), nước cam, nước chanh…
  • Dùng Paracetamol để hạ sốt cho trẻ. Trường hợp nếu trẻ khó uống thuốc hoặc nôn trớ, nên chọn thuốc có vị ngọt.

Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế làm những điều như sau:

  • Hạ sốt dồn dập: Trong quá trình điều trị cần tránh thực hiện các biện pháp hạ sốt cấp tốc vì bệnh do virus gây ra nên nhiệt độ sau khi hạ xong lại tiếp tục tăng trở lại. Nếu liên tục hạ sốt như vậy sẽ tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Đi ra nơi có gió to, tắm nước lạnh: Người bệnh tuyệt đối không được để cơ thể nhiễm lạnh. Nên ở nhà nghỉ ngơi, hạn chế ra ngoài gió và không tắm nước lạnh, vì những hành động này có thể làm co mạch ngoài da nhưng lại làm giãn mạch bên trong nội tạng dễ dẫn đến tử vong. 

Kinh nghiệm điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại nhà tỉ lệ là 70% là khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu không theo dõi sát sao, người bệnh có thể gây tử vong do sốc. Vậy khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết cần lưu ý những gì?

6. Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Có biến chứng gì?

Các giai đoạn sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến khá nhanh, qua từng giai đoạn các biểu hiện bệnh sẽ trở nên nặng dần. Tính từ thời điểm phát bệnh với những cơn sốt cao đầu tiên, bệnh sẽ khỏi dần từ 7-10 ngày sau đó. Sốt xuất huyết Dengue được chia làm các giai đoạn bệnh như sau:

– Giai đoạn sốt

Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài trong 2 ngày, có khi tới 7 ngày. Người bệnh ngoài triệu chứng sốt cao 39-40 độ C còn đi kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, đau hốc mắt, đau cơ… và rất khó hạ sốt. 

– Giai đoạn nguy hiểm

Xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt, đây là giai đoạn rất nguy hiểm. Các triệu chứng nặng của xuất huyết lúc này có biểu hiện như:

  • Xuất huyết dưới da ở mặt trong của cánh tay, bụng, đùi, mặt trước hai cẳng chân;
  • Chảy máu cam, chảy máu nướu;
  • Một số triệu chứng nặng hơn có thể xảy ra: chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não.

Những nốt phát ban trên cơ thể thường xuất hiện trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh.

– Giai đoạn hồi phục

Sau khi qua giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn hồi phục, lúc này tình trạng sốt sẽ giảm nhẹ và thể trạng bắt đầu tốt dần lên. Đồng thời, các xét nghiệm tiểu cầu cũng tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.

Biến chứng 

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh có diễn tiến khó lường, gây sốt cao triền miên và liên tục trong nhiều ngày. Không những vậy, bệnh còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng, tăng tỷ lệ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời:

  • Sốc do mất máu
  • Tràn dịch màng phổi
  • Suy tim, thận
  • Xuất huyết não
  • Hôn mê
  • Sảy thai, sinh non đối với phụ nữ mang bầu

7. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue? 

Do sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc xin phòng bệnh, do đó để ngăn ngừa bệnh xảy ra, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh nơi ở, môi trường sống sạch sẽ;
  • Phát quang bụi rậm, dọn dẹp môi trường;
  • Thường xuyên ngủ màn để tránh bị muỗi đốt;
  • Không nên trữ nước trong nhà hoặc tới gần những địa điểm thiếu vệ sinh như ao, hồ…
  • Phối hợp với chính quyền địa phương để phun hóa chất diệt muỗi;
  • Sử dụng kem xua muỗi hay tiêu diệt muỗi bằng cách đốt nhang muỗi, dùng vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.

Sốt xuất huyết Dengue là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ để lại biến chứng nặng nề. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, mỗi người hãy chủ động trang bị cho mình những kiến thức về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Có thể bạn chưa biết:

Giải đáp bệnh sốt xuất huyết mấy ngày khỏi?

Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?

Nhận biết sốt ở trẻ nhỏ bằng nhiệt kế

Nguồn tham khảo:

//www.who.int/tdr/publications/documents/dengue-diagnosis.pdf

Video liên quan

Chủ đề