Bệnh nhân 2899 ở đâu

Vi phạm quy định về phòng, chống dịch: Phải xử lý nghiêm để làm gương!

(ĐCSVN) – Bệnh nhân COVID-19 số 2899 ở Hà Nam vi phạm cách ly tại nhà gây hậu quả nghiêm trọng trong xã hội, làm số ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tăng mạnh và diễn biến phức tạp, quan điểm của chuyên gia pháp lý đề nghị lực lượng chức năng cần xử lý nghiêm hành vi trên để tăng tính răn đe, giáo dục.​

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh phòng, chống dịch COVID-19

Hà Nam: Xem xét xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân vi phạm quy định về phòng, chống dịch

Tại cuộc họp khẩn về công tác phòng chống dịch COVID-19 diễn ra tại Hà Nam sáng 2/5, bà Lê Thị Thủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam chỉ đạo UBND tỉnh Hà Nam cần xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân có liên quan đến việc để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

Cũng tại cuộc họp trên, ông Trương Quốc Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chốngdịch COVID-19tỉnh cho biết, đối với trường hợp anh N.V.Đ. (bệnh nhân 2899) dù đã hoàn thành cách ly ở Đà Nẵng nhưng khi về nhà không thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch của địa phương.

Cụ thể, trong thời gian tự cách ly tại nhà, anh Đ. vẫn tổ chức liên hoan, ăn uống và đi giao du với nhiều người. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu lực lượng chức năng trước tiên phải xử phạt hành chính đối với bệnh nhân này, đồng thời giao Công an tỉnh Hà Nam và các ngành liên quan rà soát lại hồ sơ vụ việc, nếu hồ sơ đủ căn cứ sẽ truy cứu hình sự đối với bệnh nhân 2899.

Bệnh viện dã chiến Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam đón bệnh nhân COVID-19 từ đêm 2/5.

Quan điểm Luật sư Khương Tân Phương, Trưởng văn phòng luật sư Thuận Nam, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết: TheoĐiều 8 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, nghiêm cấm các hành vi như sau: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này; Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trong trường hợp Bệnh nhân COVID-19 nếu không tuân thủ biện pháp cách ly mà làm lây lan dịch bệnh cho người khác thì cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế thì: người nào thực hiện che giấu hiện trạng truyền nhiễm nhóm A của bản thân hoặc người khác sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài bị xử phạt hành chính, nếu hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người khác ở mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự thì người làm lây lan dịch bệnh còn có thể bị xử lý hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù 1 năm đến cao nhất là 12 năm tù giam.

Luật sư Khương Tân Phương, Trưởng văn phòng luật sư Thuận Nam, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Trường hợp, nam bệnh nhân 2899 sau khi từ nơi cách ly tập trung trở về không khai báo y tế, cách ly y tế tại nhà mà lại tụ tập ăn nhậu, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo Điều 240 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 và hướng dẫn tại Công văn số 45/HĐTP ngày30tháng3năm2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

“Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh COVID-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác thì bị coi là thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người”,bao gồm:

a) Trốn khỏi nơi cách ly.

b) Không tuân thủ quy định về cách ly.

c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly.

d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.’’

Nhữngngày qua, nước ta đã ghi nhận thêm một số ca bệnh COVID-19 mới bùng phát trong cộng đồng. Nguyên nhân khởi phát được cơ quan chức năng xác định từ bệnh nhân COVID-19 số 2899 tại Hà Nam đã không tuân thủ quy định cách ly tại nhà, vẫn tiếp xúc với người khác để dịch bệnh lan mạnh tới nhiều người. Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh nhân này không chỉ vi phạm các quy định về phòng, chống dịch; còn không thực hiện đúng các quy định trong thời gian cách ly.

Theo luật sư Khương Tân Phương, cơ quan chức năng cần làm rõ trách nhiệm của bệnh nhân mắc COVID-19 Hà Nam; đồng thời điều tra trách nhiệm của chính quyền địa phương, nhân viên y tế trong việc chỉ đạo, giám sát./.

Bài, ảnh: Kim Chiến

TIN LIÊN QUAN

  • Quý II: Tập trung hoàn thiện Đề án trình Hội nghị Trung ương 5,6 (khóa XIII)
  • Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
  • MTTQ tỉnh Hải Dương tiếp nhận 100 tấn gạo ủng hộ phòng chống dịch
  • Khởi tố một cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC
  • Hà Nội: Học sinh tiểu học và lớp 6 học trực tiếp từ 6/4
  • 3 vaccine “made in Vietnam” đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ
  • Tập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô bằng mọi biện pháp

Lệ Hà   -   Thứ bảy, 01/05/2021 21:14 (GMT+7)

Chốt kiểm dịch đặt tại nhà văn hóa thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Ảnh: CTV.

Theo Cục Y tế dự phòng, ngày 1.5 Hà Nam có thêm 3 ca gồm: 1 là bạn BN2899 (ăn cùng ngày 22.4), 2 ca là vợ và ông nội sống cùng nhà với bệnh nhân trên. Trong 3 ca có 1 trường hợp là F1 của BN2899 (nam thanh niên dương tính sau khi hết cách ly tập trung) và 2 trường hợp là F2. Họ đều ở huyện Lý Nhân, Hà Nam.

Trường hợp F1 này từng ngồi ăn cùng với BN2899 chiều 22.4 (cùng với BN2911 ở Hà Nội và BN2910 ở TPHCM). Hai F2 là ông nội (hơn 80 tuổi) và vợ (đang mang thai tháng thứ 4).

Như vậy, đến nay đã có tổng số 16 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Hà Nam (10 ca), Hà Nội (3 ca), Hưng Yên (2 ca), TP.HCM (1 ca).

Tổng số ca F1 là 690 (Hà Nam: 521, Hà Nội: 73, Hưng Yên: 34, TP.HCM: 37, Thanh Hoá: 9, Ninh Bình: 3, Lào Cai: 1, Hoà Bình: 1, Thái Bình: 11) cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm.

Có 1.890 ca là F2 đang cách ly tại nhà.

Tổng số mẫu đã xét nghiệm là 2.452 (Hà Nam: 1.926, Hà Nội: 73, Hưng Yên: 214, TP.HCM: 111, Thanh Hoá: 9, Ninh Bình: 3, Lào Cai: 1, Hoà Bình: 1, Thái Bình: 114).

Cũng theo Cục Y tế dự phòng kết quả xét nghiệm 1.569 mẫu âm tính với SARS-CoV-2; 16 mẫu dương tính với SARS-CoV-2 là các bênh nhân ở trên; 867 mẫu đang chờ kết quả.

Riêng tỉnh Hưng Yên lấy mẫu toàn thôn Hoàng Xá, xã Tiên Tiến (nơi có 2 ca dương tính với SARS-CoV-2). Tổng số mẫu xét nghiệm là 1.134. Kết quả 785 mẫu âm tính với SARS-CoV-2, còn lại đang chờ.

Trước đó, tối 29.4, Bộ Y tế công bố các ca bệnh: BN2899, BN2901, BN2903, BN2908-BN2909 (là các ca trong 1 gia đình tại Hà Nam) và BN2910 (tại TP.HCM).

Đây là chùm ca bệnh liên quan đến bệnh nhân BN2899 từ Nhật Bản trên chuyến bay VJ3613 nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng ngày 7.4.2021, được cách ly tập trung ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Đà Nẵng.

Ngày 22.4 bệnh nhân hoàn thành cách ly, có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính, được về cách ly tại địa phương. Ngày 24.4 có biểu hiện triệu chứng ho, sốt, đau họng được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam lấy mẫu xét nghiệm.

Kết quả bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Video liên quan

Chủ đề