Bệnh ung thư xương là gì

Ung thư xương là một trong những dạng bệnh khá hiếm gặp. Các dấu hiệu ung thư xương cũng không quá rõ ràng. Vì vậy, bệnh dễ phát triển đến giai đoạn muộn, khó kiểm soát và điều trị. Để giúp các độc giả chủ động hơn trong việc tự bảo vệ sức khỏe bản thân, bài viết hôm nay MEDLATEC sẽ chỉ ra các dấu hiệu nhận biết sớm loại ung thư này.

1. Các dấu hiệu ung thư xương dễ nhận biết

Mỗi giai đoạn của ung thư xương sẽ có các biểu hiện và triệu chứng riêng. Cụ thể:

Dấu hiệu sớm của ung thư xương

Thường thì đây là các nhóm biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh. Tuy rằng các biểu hiện không quá rõ ràng, dễ bị bỏ qua nhưng nếu tinh ý thì người bệnh vẫn có thể tự theo dõi được:

  • Người trẻ tuổi, chưa bước vào độ tuổi trung niên (thường trong khoảng 30 - 40 tuổi) xuất hiện các biểu hiện nhức mỏi tay chân, xương khớp yếu, vô lực như người cao tuổi.

  • Khi thực hiện các hoạt động ngoài trời cần đến thể trạng khỏe mạnh thì tay chân lại đau nhức, bị tê tại vùng khớp hoặc không dồn sức, dồn lực được.

  • Đặc biệt, tại các khu vực xương đau nhức, khi sờ hoặc xoa bóp nhẹ sẽ cảm thấy ấm hơn các vùng da khác.

Các dấu hiệu tê mỏi chân tay dù chưa đến tuổi trung niên có thể là cảnh báo sớm của ung thư xương

Triệu chứng của ung thư xương giai đoạn bệnh phát triển

Khi bệnh đã tiến triển đến các giai đoạn sau thì biểu hiện đi kèm ngày càng rõ ràng. MEDLATEC sẽ tổng hợp lại các biểu hiện theo thứ tự ngẫu nhiên, không nhất thiết là các triệu chứng được liệt kê sau mới là dấu hiệu nghiêm trọng:

  • Bệnh nhân có dấu hiệu tinh thần mệt mỏi, cơ thể suy nhược hoặc kiệt quệ, thường xuyên sốt nhẹ và giảm cân nhanh nhưng không rõ nguyên nhân. Việc can thiệp bằng các loại thực phẩm chức năng kích thích ăn uống hoặc thuốc hạ sốt đều không hiệu quả.

  • Đau xương: Các cơn đau từ mức trung bình đến nghiêm trọng chính là dấu hiệu ung thư xương điển hình. Bệnh phát triển càng nặng thì tần suất các cơn đau xuất hiện sẽ càng dày, cường độ đau cũng tăng. Thời điểm các cơn đau thường xuất hiện nhất là vào ban đêm, có thể đau đến mức không ngủ lại được nhưng bệnh nhân lại không xác định được chính xác vị trí bị đau.

  • Xuất hiện các khối u hoặc sưng tại vị trí xương: Khi xương có u thì hiện tượng xương bị sưng, biến dạng là điều dễ hiểu. Mô xương có xu hướng nhô ra ngoài và lồi lõm dị thường. Vùng da tại khu vực có xương bị nổi u cũng dễ bị tấy, sưng đỏ hơn các khu vực khác.

  • Thường xuyên gãy xương: Khi bị ung thư xương, các chức năng xương sẽ bị rối loạn. Chúng gần như mất khả năng chống chịu với ngoại lực, thậm chí khi đã gãy thì rất lâu lành, khó lành, đôi khi khiến bệnh nhân bị liệt chân dù chân đã bó bột.

Bệnh nhân bị ung thư xương vì chức năng xương rối loạn mà rất dễ gãy xương dù chịu tác động không lớn

  • Cơ thể bị biến dạng hoặc nén ép: Ung thư xương càng nặng thì dấu hiệu này càng điển hình, thậm chí có thể phân biệt bằng mắt thường. Hệ xương các chi sau khi ung thư luôn có các thay đổi bất thường, như gù vẹo cột sống, biến dạng xương chi,...

2. Các khu vực dễ xuất hiện dấu hiệu ung thư xương

Ung thư xương được nhận định là thường xuất hiện tại các đòn xương dài và xương dẹt. Một số vị trí xương có thường thể hiện các dấu hiệu ung thư cụ thể bao gồm:

  • Xương chậu.

  • Xương bả vai.

  • Đầu trên xương chày.

  • Đầu dưới xương đùi.

  • Đầu trên xương cánh tay.

  • Đầu dưới xương quay.

3. Nên xử lý như thế nào khi phát hiện các dấu hiệu ung thư xương?

Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân cũng như người thân vào thời điểm phát hiện nguy cơ bị ung thư xương là giữ bình tĩnh cũng như tinh thần lạc quan. Khi các dấu hiệu xuất hiện dày đặc, người bệnh không nên tự ý đưa ra kết luận về tình trạng cũng như uống thuốc, sử dụng phương pháp truyền miệng để chữa trị.

Sau đây là hai hướng xử lý quan trọng mà người bệnh nên thực hiện:

Thực hiện thăm khám kịp thời

Khi đến các cơ sở y tế, người bệnh nên thông báo đầy đủ các dấu hiệu ung thư xương mà mình theo dõi được với bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thăm khám lâm sàng cũng như nghiên cứu thể trạng, tiền sử bệnh lý, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc một số xét nghiệm sau đây:

  • Chụp X-quang xương: Đây là cách tối ưu nhất để xác định số lượng xương tổn thương, sự xâm lấn phần mềm.

Chụp X-quang xương là một trong các phương pháp chẩn đoán ung thư xương chính xác

  • Chụp cắt lớp: Phương pháp này có thể đánh giá các tổn thương trong tủy xương và ngoài bề mặt xương.

  • Chụp MRI: Hỗ trợ đánh giá các trường hợp xương bị tổn thương nặng, bị xâm lấn thần kinh và các mạch máu.

  • Chụp xạ hình xương.

  • Chụp PET/CT: Các vấn đề liên quan đến sarcoma phần mềm, xương đã tái phát hoặc di căn xa sẽ được theo dõi. Tổn thương ác tính cũng được nhận diện sớm.

  • Sinh thiết xương.

Duy trì lối sống lành mạnh

Từ thời điểm bệnh nhân thực hiện thăm khám cho đến lúc bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chính thức có thể mất một khoảng thời gian. Không phải bệnh nhân nào cũng được yêu cầu nhập viện nội trú. Vậy người bệnh nên thực hiện sinh hoạt như thế nào khi phát hiện dấu hiệu ung thư xương?

  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là cung cấp đủ canxi, ít chất béo, có thể dung nạp nhiều trái cây và rau xanh.

  • Nên tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong ánh mặt trời cũng như các loại hóa chất độc hại khác.

  • Tập thể dục ở mức độ vận động nhẹ nhàng, giãn gân cốt.

Bệnh nhân bị ung thư xương nên hướng đến lối sống lành mạnh, nhẹ nhàng

Như vậy chúng ta đã vừa thống kê các dấu hiệu ung thư xương rõ ràng, dễ phát hiện sớm bệnh. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang cung cấp, triển khai các gói dịch vụ sàng lọc ung thư xương để phục vụ cộng đồng. Mọi yêu cầu, thắc mắc cần được tư vấn liên quan đến chẩn đoán và điều trị ung thư xương xin vui lòng gọi về cho chúng tôi theo đường dây nóng 1900 56 56 56. MEDLATEC hân hạnh được bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Bệnh ung thư xương là tình trạng tương đối hiếm gặp. Bản thân chứng bệnh này cũng diễn biến chậm, khó nhận biết và kiểm soát. Vì vậy, để giúp các bạn có thêm những kiến thức y khoa trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp, chúng tôi sẽ cung cấp một vài thông tin cơ bản sau. Mời độc giả tham khảo.

1. Khái quát về bệnh ung thư xương

Một số sự thay đổi bên trong các tế bào cơ thể có thể hình thành bệnh ung thư. Thông thường, một số tế bào đột biến sẽ phát triển thành các khối u. Dần dần các tế bào sinh sôi và phát triển dẫn đến việc khối u lớn hơn, cạnh tranh với cả các mô và tế bào khỏe mạnh. Sự cạnh tranh này thậm chí có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân vì chúng phá vỡ cấu trúc sinh lý bình thường của cơ thể.

Vậy ung thư xương là gì? Về cơ bản nguyên lý của ung thư xương giống với các chứng ung thư thông thường. Tại vùng trung tâm xương hoặc vỏ xương khi xuất hiện khối u sẽ chuyển thành ung thư, hủy hoại khu vực nó đang khu trú.

Ung thư xương thường được phát hiện tại các khu vực khớp hoặc gần khớp

Bệnh ung thư xương thường xuất hiện tại các vùng xương nào?

Các độc giả cần lưu ý rằng chúng ta đang xét trường hợp tế bào ung thư là tế bào nguyên phát xuất hiện tại xương. Khá nhiều bệnh nhân đã nhầm lẫn trường hợp tế bào ung thư phát hiện tại xương chỉ là thứ phát và bị di căn từ cơ quan khác sang. Trên lý thuyết thì ung thư xương có thể khởi phát tại bất cứ vùng xương nào, tuy nhiên theo thống kê từ các nghiên cứu y khoa thì:

  • Có đến 50% trường hợp ung thư xương được phát hiện ở các đoạn xương dài như ung thư xương chân, ung thư xương cột sống hoặc xương cánh tay.

  • Các trường hợp bị ung thư tại xương gần khớp, đầu trên hoặc đầu dưới của xương đùi, xương chày hoặc ung thư xương chậu.

  • Các trường hợp khác như ung thư xương sọ, ung thư xương hàm khá hiếm gặp nhưng đã từng ghi nhận một số trường hợp mắc tại nước ta.

Các giai đoạn phát triển của ung thư xương

Thông thường các bác sĩ chuyên khoa chia diễn biến của dạng bệnh ung thư này làm 4 giai đoạn lớn, lần lượt từ nhẹ nhất đến nặng nhất:

  • Giai đoạn 1: Lúc này trong cơ thể bệnh nhân đã xuất hiện các tế bào ung thư đầu tiên nhưng về cơ bản cấu trúc của hệ xương vẫn được giữ nguyên. Tế bào ung thư chưa cạnh tranh với các tế bào lành tại xương cũng như chưa lan sang cơ quan khác.

  • Giai đoạn 2: Xương của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi các tế bào ung thư, thường là suy giảm chức năng hoặc có thay đổi nhẹ về mặt cấu trúc. Tuy nhiên phạm vi hoạt động của nhóm tế bào này vẫn bị giới hạn.

Giai đoạn 2 của ung thư xương sẽ khiến bệnh nhân chịu các cơn đau kéo dài đặc trưng

  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư xâm lấn ra xung quanh và có thể dễ dàng quan sát bằng một số phương pháp xét nghiệm hình ảnh. Sức khỏe của bệnh nhân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Giai đoạn 4: Tế bào ung thư xương di căn sang các cơ quan bộ phận khác. Chúng có xu hướng di căn sang các xương khác thuộc hệ xương của người bệnh hoặc sang các hệ cơ quan khác trong cơ thể.

2. 4 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư xương dễ nhận biết nhất

Nếu bạn hoặc người thân đang bắt gặp các triệu chứng sau thì nên đi tầm soát ung thư xương.

Sờ thấy khối u tại xương hoặc cảm giác các cơn đau mơ hồ xuất hiện

Bệnh nhân ung thư xương thường xuyên phải đối mặt với các chứng đau nhức xương ngay cả khi các cơ bắp đang nghỉ ngơi, thư giãn. Các cơn đau này có xu hướng kéo dài, dù không phải cơn đau dữ dội nhưng cũng rất khó chịu. Đặc biệt, buổi tối hoặc đêm muộn là thời gian cơn đau xuất hiện nhiều và rõ ràng nhất.

Thấy một vùng xương bị sưng to bất thường

Nếu có các khối u phát triển gần xương thì biểu hiện cụ thể nhất chính là phản ứng sưng đỏ của cơ thể. Trên thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng sờ hoặc cảm nhận thấy các khối u, nếu chúng nằm sâu trong cơ thể thì việc cảm nhận bằng việc sờ nắn là bất khả thi. Lúc này chúng ta có thể đánh giá nguy cơ có u trong xương qua biểu hiện sưng to tại một vùng xương nào đó trên cơ thể.

Khả năng hoạt động của cơ thể bị hạn chế

bệnh ung thư xương trước hết sẽ tác động đến phần khớp xương gần nó nhất, khiến sự linh hoạt của chi bị giảm đi đáng kể. Theo thời gian, các tế bào ung thư sẽ dồn sức ép lên cả các đoạn dây chằng trong cơ thể, làm giảm khả năng cử động hoặc tệ hơn là gây liệt.

Bệnh nhân thường xuyên bị gãy xương

Vì sự hoạt động của các tế bào ung thư khiến cấu trúc của xương không còn vững vàng và chúng sẽ dễ gặp chấn thương hoặc gãy dù chỉ chịu lực tác động nhẹ. Tần suất bệnh nhân bị gãy xương sẽ ngày càng cao tùy theo sự tổn thương vì ung thư mà xương phải chịu.

Gãy tay hoặc chân thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo ung thư xương

Ngoài 4 dấu hiệu trên, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, ốm sốt, thường xuyên ra mồ hôi trộm, suy nhược cơ thể,... Khi bạn cảm thấy bản thân đang có nguy cơ bị ung thư thì nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. Tất cả các triệu chứng bất thường của cơ thể nên được thông báo với bác sĩ để phục vụ cho quá trình điều trị về sau.

3. Các phương pháp điều trị ung thư xương hiện nay

Tùy vào thể trạng và diễn biến của bệnh mà bác sĩ có thể đề xuất các phác đồ điều trị khác nhau. Thường thì các phương án trị ung thư xương phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:

  • Hóa trị: Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng tế bào ung thư để tiêu diệt chúng.

  • Xạ trị: Bệnh nhân sẽ được sử dụng tia X với mức năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, tuy nhiên phương án này có khả năng để lại biến chứng nguy hiểm.

  • Phẫu thuật: Khối u ác tính sẽ được can thiệp và loại bỏ bằng các kỹ thuật ngoại khoa, tuy nhiên người bệnh có thể lâu phục hồi cơ thể.

Phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ các khối u ác tính

Với một số thông tin cơ bản liên quan đến bệnh ung thư xương mà MEDLATEC vừa cung cấp, chúng tôi hi vọng các bạn độc giả sẽ nhận diện được sớm căn bệnh nguy hiểm này. Nếu bạn hoặc người thân đang phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư xương hoặc các cơ quan khác xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 1900 56 56 56. MEDLATEC cam kết bệnh nhân sẽ luôn được hưởng các phương pháp điều trị ung thư hiện đại, hiệu quả nhất với nhiều chính sách ưu đãi về chi phí.