Bị bỏng có nên bôi kem đánh răng không

Advertisement

Cách chữa bỏng bằng kem đánh răng được nhiều người truyền tai với những tác dụng tuyệt vời. Vậy, chữa bỏng bằng kem đánh răng có thực sự an toàn và hiệu quả không?

Có thể thấy rằng, bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là bỏng bô, bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ…Dù lý do bị bỏng là gì thì bạn cũng cần biết cách sơ cứu vết thương tránh nhiễm trùng và sẹo xấu. Và có khá nhiều cách chữa bỏng tại nhà như dùng đá viên, nha đam, mật ong, kem đánh răng…Những phương pháp chữa bỏng này có cách đã được kiểm chứng, có cách chỉ dừng lại ở truyền miệng.

Do đó, nhiều người cảm thấy băn khoăn không biết cách chữa bỏng bằng kem răng có thực sự hiệu quả không? Nên sử dụng kem đánh răng như thế nào để chữa bỏng đúng cách? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Có nên chữa bỏng bằng kem đánh răng không?

Như chúng ta đã biết, bỏng là tình trạng bị thương khiến làn da bị đỏ, phồng rộp, thậm chí là nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách. Và để chữa bỏng, nhiều người sử dụng kem đánh răng để làm dịu vết thương. Bởi, không ít người tin rằng tính the mát có thể làm vết thương mau lành, không bỏng rát.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc chữa bỏng bằng kem đánh răng phải đúng cách và cẩn trọng. Với những vết thương nặng, vết bỏng lớn thì việc thoa kem đánh răng lên  làn da đang bị tổn thương có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành thương.  

Có nên chữa bỏng bằng kem đánh răng không?

Mặc dù vậy, với vết bỏng nhẹ, diện tích bỏng không lớn thì bạn vẫn có thể áp dụng cách trị bỏng bằng kem đánh răng sau khi đã sơ cứu vết thương. Ngay sau khi bị bỏng, bạn nên xối nước lạnh trực tiếp lên vết thương khoảng 15-20 phút. 

Sử dụng khăn mềm lau khô rồi thoa một lớp mỏng kem đánh răng lên vùng da bị bỏng. Bạn có thể lựa chọn các loại kem đánh răng có thành phần bạc hà để mang đến sự dịu mát cho vết thương.

Bạn cần lưu ý khi dùng kem đánh răng để trị bỏng đó là chỉ áp dụng trên diện tích nhỏ, mức độ nhẹ. Không ít người thắc mắc, cách chữa bỏng nước sôi bằng kem đánh răng có được không. Về cơ bản, dù nguyên nhân bỏng là gì thì việc chữa bỏng bằng kem đánh răng cũng sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết thương.

Ngoài ra, khi chữa bỏng bạn không nên tự ý thoa bất cứ bài thuốc dân gian truyền miệng nào vào vết bỏng nặng, có diện tích bỏng lớn. Việc bạn cần làm là sơ cứu vết thương, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để Bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp theo từng tình trạng.

Cách chữa bỏng bằng kem đánh răng an toàn và hiệu quả

Ngay sau khi bị bỏng, bạn cần sơ cứu vết thương đúng cách theo mức độ nặng nhẹ. Và dùng kem đánh răng trị bỏng cũng tùy thuộc vào tình trạng của vết bỏng. Trên thực tế, bị bỏng sẽ được phân theo 3 cấp độ như sau.

Bị bỏng cấp độ 1

Với những vết bỏng ở cấp độ 1, thông thường sẽ xuất hiện vết tấy đỏ, sưng nhẹ và đau rát. Đây được xem là mức độ bỏng nhẹ, có thể sử dụng kem đánh răng để chữa bỏng ngay sau khi sơ cứu vết thương. Bạn cần thực hiện các bước sơ cứu bao gồm:

Bị bỏng cấp độ 1
  • Ngâm vết bỏng vào nước hoặc xả vòi trực tiếp trong vòng 15-20 phút. Tuyệt đối không ngâm nước lạnh quá 20 phút nhằm tránh hoại tử vùng da bị bỏng.
  • Sử dụng khăn mềm hoặc khăn giấy để lau sạch vết thương.
  • Tiến hành chữa bỏng nhẹ bằng kem đánh răng, chỉ nên thoa một lớp mỏng.
  • Bạn có thể sử dụng kem đánh răng, nha đam hoặc thuốc mỡ kháng sinh để chữa bỏng.
  • Ở mức độ bỏng nhẹ, bạn không cần phải dùng băng gạc, vết thương sẽ nhanh khô và lành lại.

Bị bỏng cấp độ 2

Cách trị bỏng bằng kem đánh răng được khuyến cáo không nên áp dụng đối với những trường hợp vết thương ở mức độ 2 trở lên. Bạn có thể nhận biết vết bỏng ở mức độ 2 đó là diện tích bỏng rộng, bỏng sâu khiến vết thương trở nên sưng đỏ, đau, nhiều bọng nước. Quá trình điều trị bỏng mức độ 2 cũng thực hiện theo các bước:

Bị bỏng cấp độ 2
  • Ngay lập tức sơ cứu vết bỏng bằng cách ngâm vào nước sạch trong vòng 15-20 phút.
  • Với vết bỏng mức độ 2 bạn không nên áp dụng phương pháp trị bỏng bằng kem đánh răng nhưng có thể sử dụng nha đam, mật ong để làm dịu vết thương.
  • Hàng ngày nên sát trùng bằng nước muối sinh lý, thay băng gạc và thoa kem trị liệu lên vết thương. 
  • Thực hiện các thao tác chăm sóc vết thương này đến khi lành lại.
  • Lưu ý mỗi lần vệ sinh vết thương, thay bằng cần làm sạch tay tránh nhiễm trùng nghiêm trọng.

Ngoài những bước xử lý vết thương trên, mỗi lần thay băng bạn có thể thoa một lớp Vaseline lên băng gạc để tránh tình trạng khô dính khiến vết thương bị tổn thương. Hoặc bạn có thể mua loại băng gạc dạng xịt giúp làm lành vết thương nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. 

Để dễ dàng đưa ra phương án xử lý cho những tình huống xấu, bạn thường xuyên kiểm tra tình trạng vết thương. Nếu xuất hiện những biểu hiện sưng đỏ, đau, mưng mủ, có mùi…ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tuyệt đối không chọc bọng nước hay lột da vết thương. Điều này khiến vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu trên da.

Bị bỏng cấp độ 3

Chắc chắn cách chữa bỏng bằng kem đánh răng sẽ không được áp dụng ở cấpđộ 3. Bởi, những trường hợp bị bỏng này thường gây ra nhiều tổn thương ở da, thậm chí là cháy xém.

Nếu không may bị bỏng ở mức độ này, bạn sẽ ít cảm thấy bị đau hoặc không đau do các dây thần kinh dường như đã bị tê liệt. Với những trường hợp bị bỏng nặng như vậy, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây.

Bị bỏng cấp độ 3
  • Sơ cứu vết thương ban đầu như cấp độ 1, 2 đó là ngâm vết bỏng trong nước lạnh 15-20 phút.
  • Sử dụng băng gạc băng vết bỏng lại để tránh cọ xát với quần áo, vải vóc. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc mỡ hay phương pháp trị bỏng dân gian nào.
  • Đến cơ sở y tế gần nhất để các Bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ dẫn của Bác sĩ, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để đảm bảo vết thương nhanh phục hồi và tránh để lại sẹo. Ngay sau khi vết thương khép lại, có dấu hiệu lên da non bạn có thể thực hiện các biện pháp ngăn chặn sẹo bằng các nguyên liệu tự nhiên như chanh, nghệ, mật ong…hoặc sử dụng kem trị sẹo…

Như vậy có thể thấy rằng, cách chữa bỏng bằng kem đánh răng chỉ phù hợp với vết thương nhẹ, diện tích bỏng nhỏ. Đối với vết thương sâu, rộng thì tuyệt đối không trị bỏng bằng kem đánh răng. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế gần nhất để Bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Advertisement

ANTD.VN - Các vết bỏng nhẹ có thể xảy do bất kỳ một sơ ý nào. Cách chữa trị cũng tương đối dễ dàng từ những nguyên liệu sẵn có ngay trong nhà bếp. Tuy nhiên, dưới đây chỉ là cách điều trị cho những vết bỏng nhẹ, với những trường hợp bỏng nặng, phức tạp, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Nước đá

Khi bị bỏng, dù là bỏng nặng hay nhẹ thì đều cần sơ cứu vết bỏng bằng nước lạnh. Việc này giúp hạ nhiệt vết thương và giúp vết bỏng không bị sâu. Hãy ngâm vết bỏng vào nước lạnh từ 15- 20 phút. Không nên ngâm lâu hơn vì sẽ làm tổn thương lớp biểu bì bên ngoài. 

Kem đánh răng

Bạn không nên dùng kem đánh răng ngay sau khi bị bỏng. Đầu tiên, ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh, sử dụng khăn lau khô vùng da bị bỏng, sau đó mới thoa kem đánh răng. Đối với những vết bỏng da, kem đánh răng có hương vị bạc hà sẽ rất hiệu quả.

Dầu hoa oải hương

Một trong những cách đơn giản để điều trị bỏng da là sử dụng dầu oải hương. Nhỏ tinh dầu vào vùng da bị bỏng. Lưu ý, khi mua dầu oải hương cho da bỏng, chỉ nên dùng loại dầu đã pha loãng. 

Dấm

Có rất nhiều loại dấm trong nhà bếp và trong trường hợp bỏng, bạn chỉ nên dùng dấm trắng. Dấm trắng có chứa một thành phần của aspirin gọi là axit acetic, giúp giảm đau và viêm. Bạn có thể sử dụng một miếng vải hoặc bông sạch đắp vào vùng da bị bỏng.

Mật ong

Được biết đến như một trong những thành phần sử dụng để chữa vết thương, mật ong có thể được sử dụng để giảm bớt các vết bỏng da. Mật ong hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật và vi khuẩn vùng da bị bỏng. 

Nha đam

Sau khi rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh, lấy lá nha đam cắt lát (lấy phần có nhiều dịch nhờn) đắp lên vết bỏng có tác dụng giảm đau và giúp vết thương mau lành, đây là một cách chữa trị bỏng nhẹ rất hiệu quả. Nếu không có lá nha đam tươi bạn có thể dùng kem bôi có chứa tinh chất nha đam.

Lòng trắng trứng

Bạn có thể dùng lòng trắng trứng vào da bị bỏng, sau đó để khô. Sử dụng lòng trắng trứng có tác dụng làm giảm đau và cũng có thể làm giảm sưng tấy.

Nghệ

Đầu tiên rửa vùng da bị bỏng, làm khô và sau đó sử dụng nghệ. Người bị bỏng nên sử dụng nghệ ít nhất một tuần.

Trà túi 

Trà đen có chứa axit tannic làm giảm nhiệt và chữa lành vết bỏng. Bạn chỉ cần rửa vùng da bị bỏng bằng nước lạnh, sau đó đặt túi trà lên da. Túi trà nên được nhúng trong nước lạnh. 

Dầu dừa và nước chanh

Dầu dừa có chứa thành phần vitamin E và chất béo có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm, nước chanh có tính axit. Khi bị bỏng lấy dầu dừa và chanh hòa lẫn thành dung dịch, sau đó bôi lên chỗ bỏng giúp kháng viêm tại chỗ và giảm đau.

Đu đủ

Một biện pháp hiệu quả khác chữa bỏng da là đu đủ chín. Đu đủ cung cấp các hoạt động chống viêm và kháng khuẩn trên vết bỏng, giúp da mau lành. 

Khoai tây

Khoai tây có tác dụng làm giảm đau rát và làm dịu vết thương. Ngoài ra, khoai tây có thể giảm khả năng bị phồng rộp vết bỏng. Sau khi làm mát vết bỏng bằng nước mát chỉ cần cắt một lát khoai tây, chà nhẹ lên vết bỏng để nước khoai tây ngấm đều lên vết thương. Khi dùng khoai tây nên dùng càng sớm càng tốt để vết bỏng không hình thành vết phồng rộp.

Sữa lạnh, sữa chua

 Để chữa da bị bỏng, đảm bảo sữa có chứa chất béo vì chất đạm và chất béo trong sữa có hiệu quả làm lành vết bỏng. Bạn có thể đổ sữa lạnh trực tiếp vào vùng bị bỏng trong hơn 15 phút. Ngoài ra, có thể sử dụng sữa chua lạnh và tươi. 

Củ hành

Một biện pháp hiệu quả chữa bỏng da là hành. Tuy nhiên, chỉ có hành tươi mới hiệu quả chữa bỏng. Cắt hành tây và đặt một miếng lên vết bỏng hoặc có thể bóc vỏ hành và ép lấy nước thoa lên vùng da bị bỏng. 

(Theo Boldsky)

Video liên quan

Chủ đề