Bị COVID có chọc hút trứng được không

Chọc hút trứng là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Vì là bước quan trọng nên nhiều chị em không tránh khỏi cảm giác lo lắng và sợ hãi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kinh nghiệm cần thiết để chị em có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng và suôn sẻ.

Thủ thuật được thực hiện bằng cách đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo để đánh giá số lượng nang noãn đạt tiêu chuẩn. Tiếp đó gắn kim chọc hút vào bơm tiêm hoặc trực tiếp lên máy hút noãn, tráng kim và bơm tiêm bằng môi trường nuôi cấy rồi tiến hành chọc và hút tế bào trứng đã trưởng thành từ buồng trứng để đem đi thụ tinh trong ống nghiệm. Chọc hút trứng chính là bước tiếp theo sau khi người phụ nữ trải qua chu kỳ kích thích buồng trứng, sử dụng thuốc để kích thích sự phát triển của trứng. Khi trứng đạt tiêu chuẩn thì mũi tiêm rụng sẽ được tiến hành và bước chọc hút trứng sẽ diễn ra sau mũi tiêm khoảng 34-36 giờ.

Tìm hiểu thêm:Thông tin về quá trình chọc hút trứng.

Bị COVID có chọc hút trứng được không
Chọc hút trứng sẽ diễn ra sau mũi tiêm khoảng 34-36 giờ

Vì là một bước quan trọng trong cả quá trình thực hiện IVF nên nhiều chị em sẽ lo lắng liệu chọc hút trứng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và gây nguy hiểm hay không? Câu trả lời cho vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và tay nghề của bác sĩ thực hiện. Vậy nên, điều quan trọng nhất chính là lựa chọn trung tâm y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo mọi công đoạn diễn ra thuận lợi và hạn chế tối đa những nguy cơ không đáng có.

Ngoài ra, một vấn đề nữa cũng được nhiều chị em quan tâm là liệu chọc hút trứng có gây đau đớn không? Trước khi tiến hành chọc hút trứng, bệnh nhân sẽ được gây mê tại chỗ và trong suốt quá trình diễn ra sẽ không có bất kỳ cảm giác đau đớn nào. Tuy nhiên, cơn đau có thể xuất hiện sau khi chọc hút noãn và mức độ đau giống như trong chu kỳ kinh nguyệt.

Để quá trình chọc hút trứng (noãn) diễn ra suôn sẻ và không gặp quá nhiều khó khăn, chị em cần lưu ý một số vấn đề dưới đây

Để đảm bảo sức khỏe trong trạng thái tốt nhất, trước ngày thực hiện chọc hút trứng, chị em nên ngủ sớm và nghỉ ngơi đầy đủ. Chị em nên để bụng rỗng, cần nhịn ăn và uống khoảng từ 8-10 tiếng trước khi tiến hành thủ thuật chọc hút. Tuyệt đối tránh sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia và chất kích thích. Trước khi đến cơ sở y tế, chị em không nên trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm hoặc nước hoa có mùi thơm vì có thể ảnh hưởng đến noãn. Ngoài ra, những đồ trang sức hay kinh áp tròng cũng không nên sử dụng. Các chất sơn trên móng tay và móng chân cũng cần tẩy sạch hoàn toàn. Về quan hệ vợ chồng thì cũng cần kiêng từ 3-5 ngày trước khi tiến hành thủ thuât. Cách tốt nhất là giữ trạng thái thoải mái, thư giãn và không để bản thân bị căng thẳng quá độ

Sau khi tiến hành chọc hút trứng, bệnh nhân không được tự ý lái xe ra về mà cần có người nhà đi cùng, bởi lúc này lượng thuốc gây mê vẫn còn khiến người bệnh không đủ tỉnh táo để điều khiển các phương tiện giao thông. Ngoài ra, người bệnh có thể lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Cụ thể:

Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt tại nhà

Ngay sau khi tiến hành thủ thuật xong, bệnh nhân có thể hoạt động bình thường, tuy nhiên, tốt nhất, bệnh nhân nên dành trọn vẹn ngày đầu tiên để thư giãn và nghỉ ngơi hoàn toàn. Những ngày sau đó, chị em có thể làm công việc nhẹ nhàng  nhưng cần tránh làm việc nặng hay gắng sức.

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước trong trường hợp nào cũng đều tốt cho cơ thể và đối với phụ nữ sau khi chọc hút trứng cũng không ngoại lệ. Hãy đảm bảo lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày không dưới 2 lít. Bên cạnh nước khoáng tinh khiết, chị em có thể uống nước ép trái cây, sinh tố hay các loại trà thảo dược tốt cho cơ thể.

Bị COVID có chọc hút trứng được không
Đảm bảo lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày không dưới 2 lít

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống của phụ nữ sau khi chọc hút trứng cần ưu tiên các thức ăn có thành phần chứa axit folic, canxi, sắt, các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, hải sản hay thực phẩm chứa chất béo omega3 như ngũ cốc, bông cải xanh, các loại trái cây…

Quan hệ vợ chồng

Đối với chuyện “chăn gối” thì nên hạn chế không quan hệ tình dục từ 2-3 ngày sau khi tiến hành thủ thuật chọc hút trứng.

Giảm thiểu các cơn đau

Thông thường sau khi chọc hút trứng, người phụ nữ có thể gặp một số dấu hiệu như chuột rút, đầy hơi, đau nhức và khó chịu trong người. Vậy nên để giúp dễ chịu hơn chị em có thể dùng các biện pháp giảm đau như dùng túi sưởi hoặc chai nước âm để chườm dưới phần bụng dưới giúp dễ chịu hơn.

Bị COVID có chọc hút trứng được không
Giảm thiểu các cơn đau bằng việc chườm nóng phần bụng dưới

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu xấu

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp một vài biến chứng xấu như:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Khó thở
  • Xuất huyết âm đạo
  • Thân nhiệt tăng cao
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu

Nếu có những dấu hiệu bất thường trên hãy liên hệ ngay với bác sĩ để nhanh chóng xử lý tránh biến chứng nguy hiểm hơn. Nhìn chung, thủ thuật chọc hút trứng không gây nguy hiểm cho sức khỏe của người phụ nữ và thường đa số đều phục hồi nhanh chóng. Vậy nên, điều cần làm đối với chị em là thực hiện chế độ nghỉ ngơi kết hợp dinh dưỡng khoa học, đồng thời giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng để duy trì thể trạng tốt nhất giúp các bước tiếp theo trong chu kỳ IVF diễn ra thuận lợi.

Liên hệ với Fanpage IVF Hồng Ngọc để nhận tư vấn trực tiếp về quá trình chọc hút trứng.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm:

KÍCH RỤNG TRỨNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG

CHI PHÍ KÍCH TRỨNG HIỆN NAY LÀ BAO NHIÊU?

Hành trình điều trị vô sinh khó khăn vì Covid-19

Lập gia đình đã 5 năm, từng đi khám và điều trị vô sinh hiếm muộn ở nhiều nơi nhưng hai vợ chồng chị Thùy Dương ở Hà Nội vẫn chưa được đón nhận niềm hạnh phúc làm cha mẹ. Một lần mang thai tự nhiên nhưng phôi thai yếu không giữ được, một lần làm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng thất bại.

Sau hai năm nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần và chuẩn bị kinh tế, đến đầu năm 2020, hai vợ chồng chị  tiếp tục quá trình điều trị vô sinh thì dịch Covid-19 xảy ra. Chờ đợi cho dịch bệnh tạm lắng xuống nên tháng 9 năm ngoái, vợ chồng chị mới đến Bệnh viện Bưu điện để làm IVF. Trong suốt quá trình thăm khám và điều trị vô sinh, vợ chồng chị Dương được các y bác sĩ  dặn dò phải chú ý phòng tránh Covid-19. Chị cũng đã tiêm đủ hai mũi vaccine phòng bệnh. Dù hết sức cẩn thận song đầu tháng 12 năm ngoái, khi đến ngày làm thủ thuật chọc hút kích trứng, chị Dương có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Lúc đó chị vô cùng lo lắng bởi nếu phải hủy bỏ thì sẽ phải làm lại từ đầu, không chỉ tốn kém về tiền bạc mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Tuy nhiên, các bác sĩ của Trung tâm hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện vẫn quyết định tiến hành chọc hút trứng cho chị. Một xe cứu thương đưa đón chị tận nhà, một ekip bác sĩ riêng thực hiện thủ thuật tại phòng riêng biệt nhằm tránh lây nhiễm Covid-19.

Đầu năm vừa rồi, chị Dương dự kiến sức khỏe ổn định thì tiếp tục thực hiện việc chuyển phôi. Tuy nhiên, không may chị tái nhiễm Covid-19 và phải hoãn lại. Mặc dù gặp nhiều trắc trở do dịch bệnh gây ra, nhưng một lần nữa, với sự kiên trì của bản thân và sự động viên, hỗ trợ của các y bác sĩ Bệnh viện Bưu điện, chị Dương lại yên tâm dưỡng sức, mong đạt kết quả tốt nhất khi chuyển phôi trong thời gian tới.

Bị COVID có chọc hút trứng được không
Bị COVID có chọc hút trứng được không

Covid-19 đã ngăn trở quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn của nhiều cặp vợ chồng. Ảnh minh họa

Giống như chị Dương, Nguyễn Thu Hương kết hôn đã hơn 1 năm nhưng chưa có con. Năm ngoái, Thu Hương thực hiện IUI (phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung) nhưng không thành công nên hai vợ chồng đã quyết định chuyển sang làm kỹ thuật IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Thật không may đến ngày cần phải chọc hút trứng để trữ phôi thì Hương lại nhiễm Covid-19. Vợ chồng Hương đã vô cùng lo lắng bởi nếu không làm ngay thì cả hai sẽ phải chờ thời gian khá lâu nữa mới có thể thực hiện được. Quá trình điều trị tưởng chừng bị gián đoạn nhưng may mắn là Thu Hương được các bác sĩ hỗ trợ đưa vào khu cách ly riêng để thực hiện thủ thuật chọc hút trứng. Kết quả, Hương có 8 phôi để trữ, tất cả đều đạt chất lượng và điều này đã nhen nhóm hy vọng cho đôi vợ chồng trẻ.

Có nên đợi hết dịch Covid-19 mới khởi động điều trị vô sinh, hiếm muộn?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện, thời gian qua, với quyết sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế, nước ta đã tiêm phủ 3 mũi vaccine cho khoảng 90% người từ 18 tuổi trở lên. Vì vậy, đa số người mắc Covid-19 đều có biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, dịch bệnh có thể còn kéo dài, nếu đợi hết dịch thì các cặp vợ chồng sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để sinh con, nhất là với những trường hợp đã lớn tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã tư vấn cho bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã tư vấn, trong giai đoạn hiện nay, các cặp đôi bị vô sinh hiếm muộn vẫn có thể đi khám để tìm nguyên nhân hiếm muộn bình thường. Tuy nhiên, trước khi thăm khám nên tiêm phòng vaccine phòng Covid-19 và chú ý tuân thủ 5K trong quá trình thăm khám. “Khi quyết định điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ cần biết bệnh nhân tiêm phòng chưa, tiêm vaccine gì, thời gian là bao lâu. Nếu đã mắc Covid-19 thì thời gian mắc là bao lâu, các triệu chứng khi mắc là gì, đã sử dụng thuốc gì, tình trạng sau khi mắc bệnh. Dựa vào đó chúng tôi sẽ khuyên bệnh nhân nên can thiệp vào thời gian nào để sinh con cho phù hợp và tránh ảnh hưởng của dịch bệnh đến khả năng sinh sản” – BS Nguyễn Thị Nhã nói.

Trước những băn khoăn về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 và nhiễm SARS-CoV-2 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, BS Nguyễn Thị Nhã cho biết, các nghiên cứu về vấn đề này hiện chưa có nhiều. Tuy nhiên, qua những thông tin mà bác sĩ Nhã cập nhật từ các nghiên cứu trên thế giới về mối liên quan giữa Covid-19 và khả năng sinh sản, cho đến thời điểm này các nhà khoa học đã kết luận vaccine không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, các tác dụng phụ có thể gặp sau tiêm như sốt, mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản. Vì vậy, sau khi tiêm vaccine ít nhất 2 tuần đến 1 tháng, các cặp vợ chồng mới nên áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản.

Đối với bệnh Covid-19, theo các nghiên cứu từ Mỹ và châu Âu, SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào thông qua thụ thể ACE2. Thụ thể này có mặt ở các tế bào tinh hoàn cũng như buồng trứng. Vì vậy, Covid-19 có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tinh trùng. Một số nghiên cứu cho thấy, sau mắc Covid-19 từ 1 đến 2 tuần thì 1,4% mẫu tinh dịch của nam giới vẫn còn SARS-CoV-2. Vì vậy, nam giới nên đợi ít nhất 1 tháng và nữ giới đợi khoảng 2-3 tháng sau khi khỏi bệnh Covid-19 thì mới nên thực hiện hỗ trợ sinh sản.

Tại BV Bưu điện, trong quá trình thực hiện hỗ trợ sinh sản, nếu bệnh nhân mắc Covid-19 thì tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ có hướng xử trí sao cho hợp lý và tốt nhất cho các cặp vợ chồng. “Với những ca làm IUI nếu chỉ theo dõi chu kỳ kinh bình thường để bơm tinh trùng hoặc đang kích trứng chúng tôi sẽ cho tạm dừng. Hay với những ca làm IVF, nếu mới chỉ tiêm được 1 - 2  mũi kích trứng thì chúng tôi cũng cho dừng. Nhưng nếu bệnh nhân đã tiêm được 6 -7 mũi và sắp sửa chọc được trứng thì chúng tôi vẫn tiến hành thủ thuật cho bệnh nhân ở khu cách ly dành cho người mắc Covid-19” – BS Nguyễn Thị Nhã cho biết.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã khuyến cáo, phụ nữ mang thai bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản vẫn nên tiêm đủ 3 mũi vaccine phòng Covid-19. Nếu không may nhiễm bệnh thì cần nghỉ ngơi đầy đủ, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc kháng virus vì có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi. Những trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng cần nhập viện để được theo dõi và điều trị, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi./.