Bị đi ngoài ra máu là bệnh gì năm 2024

Trẻ đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Bị đi ngoài ra máu là bệnh gì năm 2024

Trẻ đi ngoài ra máu là bị gì?

Trẻ bị ngoài ra máu là tình trạng có máu xuất hiện trong phân của trẻ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, màu sắc của máu trong phân sẽ có màu sắc khác nhau, có thể có màu đỏ thẩm hoặc đỏ tươi, thậm chí có thể là màu thâm đen. Bên cạnh đó, phân của trẻ còn có thể có đàm nhớt, bọt, mùi hôi bất thường, sưng nóng hậu môn, chán ăn, mệt mỏi, đau quặn bụng,…

  • Phân màu đen: Màu đen thường do chảy máu trong. Sau khi tiêu hóa và ở trong đại tràng, máu trong phân bị oxy hóa và chuyển thành màu đen. Trong một số trường hợp, phân lẫn máu có thể làm phân đen toàn diện hoặc chỉ ở một phần. Khi hòa tan trong nước, màu sẽ trở thành đỏ.
  • Phân có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi: Đây là tình trạng máu tươi hoặc chảy máu gần trước khi trẻ đi đại tiện.

Tình trạng đi ngoài ra máu là một biểu hiện nguy hiểm. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc hàng ngày, cha mẹ cần chú ý để phát hiện vấn đề sớm và đưa trẻ đi khám kịp thời, tránh các biến chứng.

Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, do đó, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường ruột dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu (1). Một số bệnh lý thường gặp gây ra tình trạng này như:

1. Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một bệnh phổ biến trong hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ khiến niêm mạc đường ruột bị tổn thương. Bệnh có thể gây ra bởi sự xâm nhập của tác nhân vi khuẩn shigella hoặc ký sinh trùng Entamoeba Histolytica,…. Các triệu chứng đặc trưng của kiết lỵ gồm đi ngoài nhiều lần (hơn 4 lần/ngày), phân có chứa dịch nhầy, máu, bọt hơi,…Bên cạnh đó, trẻ thường gặp khó khăn và cảm thấy khó chịu khi đi ngoài, thậm chí có thể quấy khóc nhiều.

2. Polyp đại – trực tràng

Polyp đại trực tràng thường xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh vẫn có nguy cơ xảy ra ở trẻ em nếu trẻ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, bị béo phì hoặc có thói quen ăn không lành mạnh.

Đa số polyp lành tính, nhưng nếu số lượng và kích thước polyp ngày càng tăng, chúng có thể gây trở ngại cho hoạt động của ruột. Khi polyp va chạm với sản phẩm tiêu hóa, nó có thể gây tổn thương và chảy máu, dẫn đến việc máu trộn lẫn trong phân. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng tắc ruột ở trẻ.

3. Thiếu vitamin K

Thông thường, các tổn thương nhỏ trong đường ruột do nhiều yếu tố tác động chỉ chảy một ít máu và có thể tự lành. Tuy nhiên, ở trẻ em thiếu hụt vitamin K-vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, tình trạng chảy máu do tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, máu chảy khó kiểm soát, dẫn đến việc máu kết hợp với phân và rò ra ngoài.

Tình trạng thiếu hụt vitamin K thường xảy ra ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Do đó, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp đủ lượng sữa cho bé.

4. Lồng ruột cấp tính

Lồng ruột cấp tính là tình trạng một phần ruột bị lộn ngược, chui vào bên trong phần ruột gần kề. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi lúc này, cấu trúc đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện.

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị lồng ruột cấp tính gồm: đau bụng quặn, nôn mửa, phân kèm máu và chất nhầy, khóc ầm ĩ,… Trẻ mắc bệnh cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để tránh những biến chứng nguy hiểm.

5. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh viêm mạn tính trong hệ thống đường ruột, gây ra viêm nhiễm nặng và có thể gây chảy máu trong các mô ruột. Tình trạng viêm này có tác động nghiêm trọng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, và khi kết hợp với chảy máu, trẻ sẽ trở nên kiệt sức và phát triển kém… Bệnh có thể gây biến chứng tử mô ruột, đặc biệt khi trẻ đã xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu..

6. Thương hàn

Thương hàn là một loại bệnh nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa, do vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Vi khuẩn này có khả năng xâm nhập và sinh sống trong đường ruột, sau đó lan truyền khắp cơ thể. Các triệu chứng của bệnh gồm: tiêu chảy kèm theo máu trong phân, sốt cao, phát ban toàn thân, đổ mồ hôi bất thường…

Bị đi ngoài ra máu là bệnh gì năm 2024
Trẻ đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu ở trẻ có thể xảy ra một vài lần do tổn thương niêm mạc gây chảy máu. Tuy nhiên, một số trường hợp kéo dài, chảy máu nhiều sẽ khiến trẻ mất máu, gây xanh xao cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hơn nữa, đây còn có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm nào đó và có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra máu, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà hay tự ý cho trẻ dùng thuốc bởi điều này có thể trở nên nặng hơn và khó tránh được các biến chứng bệnh. (2)

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu

Tùy thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong điều trị đi ngoài ra máu ở trẻ:

  • Sử dụng kháng sinh nếu gây ra bởi vi khuẩn và có nhiễm trùng.
  • Điều trị các triệu chứng: sử dụng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, thuốc giảm tiêu chảy ở trẻ em, thuốc bổ sung men vi sinh, v.v.
  • Phẫu thuật để xử lý các vấn đề như tình trạng lồng ruột, polyp đường ruột,…
  • Bổ sung nước và điện giải đầy đủ.

Lưu ý, bố mẹ chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ và cần phải tuân theo đúng liều lượng bác sĩ kê toa. Đồng thời, phụ huynh không được tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau. Việc khai báo chính xác các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh, lịch sử ăn uống sẽ giúp quá trình tìm nguyên nhân cũng như lựa chọn phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả hơn.

Chăm sóc trẻ em bị đi ngoài ra máu cha mẹ nên biết

Bên cạnh việc tuân theo các chỉ định điều trị của bác sĩ, bố mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách nhằm giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc trẻ đi ngoài ra máu bố mẹ nên biết:

  • Cho trẻ ăn nhiều chất xơ, rau củ.
  • Cho trẻ uống nước nhiều hơn, đảm bảo cung cấp đủ nước hàng ngày.
  • Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ.
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay với dung dịch khử khuẩn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi cho bé ăn cũng nhưng khi chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Cho trẻ tập những bài tập thể dụng nhẹ nhàng, tốt cho hệ tiêu hóa..
  • Thay đổi loại sữa nếu bé có dấu hiệu đi ngoài ra máu hoặc táo bón trong thời gian dài. Đối với mẹ đang cho con bú, mẹ cần cải thiện chế độ ăn uống để giảm tình trạng bé đi ngoài ra máu.
  • Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ điều trị tích cực ngay khi có dấu hiệu bất thường.
  • Bổ sung vitamin K nhằm hạn chế rối loạn đông máu.
  • Cho trẻ thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, dạng lỏng và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp đối với trẻ mắc bệnh Crohn.
    Bị đi ngoài ra máu là bệnh gì năm 2024
    Trẻ đi ngoài ra máu cần uống đủ nước mỗi ngày.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Khi phát hiện trẻ đi ngoài ra máu, tốt nhất, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị sớm và đúng cách. Đặc biệt, khi trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng dưới đây, trẻ cần được đưa đến gặp bác sĩ càng tốt:

  • Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần;
  • Phân đẫm máu;
  • Mệt mỏi;
  • Suy kiệt;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Đau, sưng bụng;
  • Sốt cao;
  • Buồn nôn,nôn;
  • Có cục khối nổi lên trong bụng khi sờ;
  • Hình dạng và kết cấu phân bất thường kéo dài hơn 3 tuần;
  • Mất kiểm soát khi đi cầu hoặc đi tiểu.

Lưu ý, nếu trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra máu kèm theo sốt, đau bụng, nôn mửa,…trẻ cần được đưa đến bệnh viện khẩn cấp bởi đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề như lồng ruột, xoắn ruột, hoặc thủng ruột.

Làm thế nào để phòng ngừa?

Để phòng ngừa tình trạng trẻ đi ngoài ra máu, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Bên cạnh việc tắm rửa hằng ngày, bố mẹ chú ý vệ sinh vùng kín của trẻ đúng cách, nhất là sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lứa tuổi: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cần cung cấp đủ 4 nhóm chất cần thiết (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất). Lưu ý, trẻ cần được bổ sung đủ chất xơ từ rau quả, ngũ cốc và thực phẩm giàu sắt để giữ cho đường ruột khỏe mạnh.
  • Chế độ ăn uống và thức ăn: Trẻ không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu đường, đồ ngọt, thức ăn nhanh, thức ăn có chất bảo quản và màu nhân tạo. Đồng thời, trẻ cần uống đủ nước và tránh nước ngọt có gas.
  • Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Khi chế biến và lưu trữ thực phẩm, mẹ lưu ý đảm bảo vệ sinh, rửa sạch rau quả trước khi sử dụng và tránh sử dụng thực phẩm đã hết hạn.
  • Hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn: Đảm bảo trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đồ vật bẩn, động vật hoặc khi ra khỏi nhà vệ sinh.
  • Tiêm phòng đầy đủ: Tuân thủ lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm gây ra tiêu chảy ra máu ở trẻ.
  • Đảm bảo môi trường sạch sẽ: Giữ cho môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, đặc biệt là những vật dụng mà trẻ tiếp xúc thường xuyên như đồ chơi, chăn màn, núm ty, v.v.
  • Đề phòng ngộ độc: Tránh để trẻ tiếp xúc với các chất độc hại, thuốc, hóa chất và các vật liệu không an toàn.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm: Giữ khoảng cách xa với những người mắc bệnh truyền nhiễm và hạn chế tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của họ.
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ: Điều trị các bệnh nền có thể gây ra tiêu chảy ra máu, như viêm đại tràng, viêm ruột, táo bón, v.v.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trẻ đi ngoài ra máu không phải là một hiện tượng hiếm gặp và có thể gây ra nhiều hệ lụy nặng nề nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị phù hợp. Do đó, nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ hoặc tiêu chảy ra máu, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.