Bị mất tâm lý nhà đầu tư chứng khoán

Câu chuyện bắt đầu từ việc: Bạn có một anh bạn thân, dù không có nhiều kiến thức về tài chính nhưng cũng khoe kiếm được vài chục triệu ngon ơ từ đầu tư chứng khoán qua sự hỗ trợ từ người khác. Lúc này, bạn cảm thấy “chuyện này thật bình thường” vì mình cũng chẳng có tý kiến thức gì về tài chính cả.

Tuy nhiên, ngày mốt, ngày hai anh ta tiếp tục khoe số tiền lãi và con số đó vẫn không ngừng tăng lên. Từ việc chỉ chơi cho biết thì nay đã ngót nghét vài trăm triệu. Anh ta bắt đầu tâm sự với bạn về kế hoạch nghỉ hưu sớm, đi du lịch và hưởng thụ cuộc sống,…

Đến lúc này, nếu bạn vẫn cảm thấy “chẳng quan tâm lắm” thì chúc mừng, bạn là người có ý trí kiên định.

Bị mất tâm lý nhà đầu tư chứng khoán

Tuy nhiên, nếu bạn tự dằn vặt bản thân và cảm thấy tiếc nuối: “Biết vậy mình đã đầu tư sớm hơn” thì có lẽ bạn đang chịu đựng cảm giác FOMO – Hay còn gọi với cái tên “Hội chứng sợ bỏ lỡ cơ hội”.
Đây là “bẫy tâm lý” cực nguy hiểm và là nguyên nhân khiến nhiều người mới tham gia đầu tư phải trở về với trắng tay. Vậy hiệu ứng FOMO là gì? Có cách nào để “đánh bại” nó không? Cùng Finhay tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

FOMO là từ viết tắt của Fear Of Missing Out – Một trạng thái tâm lý nảy sinh khi trong tiềm thức bị dẫn lối bởi suy nghĩ “phải thực hiện ngay nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội”. Nó bắt nguồn từ cảm giác sợ hãi khi không nắm bắt được cơ hội hay bỏ lỡ một điều gì đó rất giá trị.

Bị mất tâm lý nhà đầu tư chứng khoán

Trong chứng khoán, FOMO là cảm giác mà khi một cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian ngắn. Lúc đó, bạn có suy nghĩ rằng các nhà đầu tư khác đang kiếm lời rất tốt và điều đó thúc đẩy bạn mua thật nhiều cổ phiếu này. Hành động đó thể hiện bạn đang mắc phải hội chứng FOMO.

Lợi dụng cơ hội này, các Cá Mập bắt đầu đẩy giá cổ phiếu của mình tăng trong thời gian ngắn, khiến hàng loạt nhà đầu tư nhảy vào mua. Đó cũng là lúc Cá Mập “chốt lời” số cổ phiếu họ đang nắm giữ.

Đôi khi, hiệu ứng FOMO thể hiện ở việc bạn đưa ra các lệnh chốt lời hoặc cắt lỗ quá sớm không theo kế hoạch đặt ra khiến bạn ân hận trong suốt thời gian dài.

Hiệu ứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai, từ người mới bắt đầu tới những nhà đầu tư lão luyện.

Bị mất tâm lý nhà đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư, có 6 lý do chính khiến bạn dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO. Cụ thể là:

  • Tâm lý sợ bị bỏ lỡ: Chính là cảm giác ám ảnh vì sợ phải bỏ lỡ một điều gì đó. Hiệu ứng này sẽ khiến các nhà đầu tư không có tầm nhìn dài hạn trở lên chao đảo, mất kiểm soát.
  • Quá kỳ vọng vào thị trường: Tâm lý chủ quan khi cho rằng cổ phiếu này đang tăng và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian nữa. Khiến bạn mất đi lý trí và dễ trở thành miếng mồi ngon cho thị trường thao túng và xâu xé.
  • Quá tự tin hoặc tự ti và thiếu kiên nhẫn: Nếu bạn thích khoe khoang hay quá tự ti vào bản thân, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ trở thành nạn nhân tội nghiệp của hội chứng FOMO.
  • Mong muốn một chiến thắng lớn: Những chiến thắng nhỏ lẻ khiến bạn thấy thật nhàm chán. Bạn tham vọng tìm đến những cơ hội mới và bị chúng cuốn vào. Ban đầu có vẻ ổn định, nhưng thật không may vì chẳng có chuỗi chiến thắng nào kéo dài mãi cả.
  • Nỗi đau thường xuyên mất mát khiến bạn muốn được chiến thắng: Cảm giác thất vọng khi bắt đầu và tiếc nuối khi kết thúc khiến bạn lao vào vòng luẩn quẩn để tìm chiến thắng cho mình. Nhưng vô hình chung lại khiến bạn chìm sâu vào những tổn thất nặng nề.
  • Thiếu hiểu biết về thị trường và chạy theo đám đông: Đa số những người mới tham gia đầu tư đều có rất ít kiến thức và kinh nghiệm về thị trường tài chính. Vì vậy, thay vì bồi dưỡng lý thuyết thì bạn lựa chọn giao dịch thật nhiều. Nhưng thật không may điều này khiến bạn sa vào bẫy FOMO đã được giăng sẵn.

>> Hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

Để tránh bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO, bạn có thể áp dụng 6 cách đơn giản dưới đây:

  • Tìm hiểu thật kỹ về thị trường chứng khoán: Bạn cần nắm chắc từng ngóc ngách của thị trường chứng khoán. Vì đôi khi nhà đầu tư lâu năm cũng không thể hiểu biết hết về thị trường. Nếu bạn thấy một cổ phiếu nào đó có triệu chứng FOMO, hãy tỉnh táo mà đứng ngoài cuộc chơi nhé!

Bị mất tâm lý nhà đầu tư chứng khoán

  • Xác định đúng thời gian cắt lỗ: Nếu thấy cổ phiếu của mình chạm đáy hoặc đu đỉnh. Hãy mạnh dạn cắt lỗ để bảo toàn phần vốn còn lại.
  • Tỉnh táo, kiên định và tự tin: Hãy kiên quyết với kế hoạch của mình để tránh những sai lầm không thể kiểm soát.
  • Xác định đúng phong cách đầu tư: Điều này giúp bạn hạn chế sự ảnh hưởng của tâm lý FOMO. Cũng như việc ra quyết định nên cắt lỗ khi nào và như thế nào.
  • Kiềm chế cảm xúc: Vì cảm xúc là kẻ thù của lý trí vì vậy, khi đưa ra một quyết định nào đó hãy chắc chắn rằng không có sự tham gia của cảm xúc bạn nhé.
  • Lợi nhuận không dành cho tất cả mọi người: Lợi nhuận trong việc đầu tư được mang đến từ khoản lỗ của người khác trên thị trường. Vì vậy, bạn nên biết tiến và dừng đúng lúc nhé

Với nhà đầu tư, hiệu ứng FOMO luôn đem lại những tác động tiêu cực. Vì vậy, bạn nên trang bị những kiến thức cơ bản để phòng tránh nhé.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp thường dựa vào tâm lý chung thị trường để ra quyết định bán ra và mua vào hợp lý, tối ưu hóa lợi nhuận. Dưới đây là 16 cung bậc cảm xúc nhà đầu tư chứng khoán thường trải qua:

16 cung bậc cảm xúc thường có trong đầu tư chứng khoán.

1. Nghi ngờ

Đây là giai đoạn cổ phiếu bắt đầu tăng nhẹ sau thời gian dài tích lũy. Nhiều nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu ở vùng giá này tuy nhiên còn nghi ngờ, không biết mã cổ phiếu có thực sự tăng giá hay chỉ là nhịp hồi ngắn hạn. Do đó, nhiều nhà đầu tư chần chừ chưa mua cổ phiếu ở giai đoạn này mà tiếp tục quan sát xu hướng.

2. Hi vọng

Một vài nhà đầu có kinh nghiệm sẽ nhận ra xu hướng tăng của thị trường theo chu kỳ, đặc biệt những mã cổ phiếu theo dõi trước đó. Lúc này, nhà đầu tư bắt đầu mua vào các cổ phiếu có tiềm năng và hy vọng nó sẽ tăng giá trong tương lai gần.

3. Lạc quan

Thanh khoản thị trường tăng được xác minh bởi khối lượng giao dịch lớn trong ngày. Lực mua áp đảo. Giá cổ phiếu tăng nhanh. Điều này càng thu hút dòng tiền. Nhà đầu tư vô cùng lạc quan với các triển vọng sắp tới của doanh nghiệp. Đây cũng là giai đoạn đặc biệt hấp dẫn nhà đầu tư mới (F0) tham gia thị trường

4. Niềm tin

Lúc này, những người mua cổ phiếu trước đó đã có lợi nhuận, nhưng họ tiếp tục kỳ vọng vào sự tiềm năng của doanh nghiệp cũng như cổ phiếu doanh nghiệp đó trong tương lai. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đổ thêm tiền vào danh mục của mình, mua thêm cổ phiếu.

5. Cảm xúc

Thông thường trong giai đoạn này, nhiều tin tức hỗ trợ được đưa ra, mang lại cảm xúc tích cực cho nhà đầu tư. Thực tế, chứng khoán là phản ánh tương lai. Những tin tích cực này chính xác đã được phản ánh vào giai đoạn lạc quan từ trước đó. Giai đoạn này tiếp tục thu hút dòng tiền và gia tăng số lượng nhà đầu tư mới.

6. Hưng phấn

Từ cảm xúc chuyển sang hưng phấn là rất nhanh. Khi đạt được mức lợi nhuận vượt cả kỳ vọng, nhiều nhà đầu tư cảm thấy tự tin vào khả năng đầu tư của mình. Không ít nhà đầu tư dồn toàn bộ số tiền có được và dùng đòn bẩy (ký quỹ hay còn gọi margin) để đầu tư nhiều hơn.

Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ nhận ra đây là đỉnh sóng và thực hiện chốt lãi.

7. Thỏa mãn

Thị trường bắt đầu có dấu hiệu đi ngang, nhưng đa số nhà đầu tư F0 không nhận ra được vì đang thỏa mãn với lợi nhuận có được một cách nhanh chóng. Tin tức hỗ trợ vẫn còn, do đó dòng tiền tiếp tục chảy vào chứng khoán. Nhà đầu tư mua cổ phiếu ở giai đoạn này thường rơi vào tình trạng "đu đỉnh".

8. Lo ngại

Thị trường bắt đầu xu hướng giảm, tài khoản của nhiều nhà đầu tư cũng giảm theo. Tâm lý lo lắng dần xuất hiện, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa dám đưa ra quyết định với danh mục của mình.

9. Từ chối

Tài khoản âm, mức lỗ ngày một tăng, nhưng nhà đầu tư không muốn cắt lỗ vì họ không tin thị trường đang bước vào giai đoạn phân phối. Nhà đầu tư vẫn tin vào khả năng hồi của thị trường sau vài nhịp điều chỉnh.

10. Sợ hãi

Giá cổ phiếu rơi vào đà giảm nhiều phiên liên tiếp, nếu tăng thì chỉ tăng nhẹ một phiên rồi lại quay đầu giảm sâu tiếp. Nhà đầu tư bắt đầu lo sợ khi số vốn bỏ ra bị hao hụt từng ngày.

11. Tuyệt vọng

Tài khoản âm thậm chí quá nửa, lỗ hơn 50%. Lúc này cắt lỗ cũng không còn ý nghĩa, nhà đầu tư rơi vào tuyệt vọng, chỉ mong mỏi được hòa vốn (về bờ).

12. Hoảng loạn

Thị trường bước vào giai đoạn xuống giá (thị trường con gấu). Nhiều tài khoản bị gọi ký quỹ (call margin) rồi bán giải chấp dẫn đến tâm lý hoảng loạn đối với nhiều nhà đầu tư.

13. Bán tháo

Vì hoảng loạn, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu bất chấp mức giá thấp. Chính điều này càng khiến cho thị trường xuống giá hơn.

14. Thất vọng

Thị trường tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm. Nhà đầu tư cảm thấy không còn hi vọng về bờ. Tâm trạng trở nên tiêu cực. Nhiều người bất mãn có thái độ và lời lẽ không hay về doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp và thị trường. Họ cho rằng thị trường chứng khoán là canh bạc, không phải kênh đầu tư.

15. Rời bỏ thị trường

Mất niềm tin vào thị trường, nhà đầu tư có tâm lý ân hận, hối tiếc và tự hứa sẽ không bao giờ "chơi" chứng khoán nữa. Thanh khoản thị trường lúc này gần như cạn kiệt vì không còn ai mua và nhà đầu tư cũng không còn bán ở giá thấp nữa.

16. Mất niềm tin

Thị trường chứng khoán không còn là một kênh đầu tư yêu thích. Dòng tiền dần chuyển sang các kênh đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm. Nhà đầu tư mất niềm tin hoàn toàn vào chứng khoán.

Nếu là nhà đầu chuyên nghiệp, giai đoạn 15 và 16 sẽ là thời điểm lý tưởng để "bắt đáy", khởi đầu cho giai đoạn nghi ngờ.