Bid báo lãi tại sao cổ phiếu giảm thê thảm

Kết thúc phiên giao dịch sáng 4-10, thị trường chứng khoán vẫn chưa ngừng giảm sau cú lao dốc 45,67 điểm vào phiên đầu tháng 10.

Chỉ số VN-Index hiện đứng ở mức 1.084,98 điểm, tiếp tục giảm thêm 1,46 điểm so với hôm qua; HNX ở mức 237,94 điểm giảm 0,23 điểm; Upcom đóng cửa phiên sáng ở mức 82,6 điểm.

Thanh khoản cả 3 sàn tiếp tục mất hút, riêng sàn giao dịch Hose chỉ đạt hơn 5.248 tỉ đồng.

Đáng chú ý, nhiều cổ phiếu trong nhóm ngân hàng tiếp tục giảm điểm sau khi đã miệt mài lao dốc suốt thời gian qua. Không ít cổ phiếu "quốc dân" một thời đã giảm hơn 50% giá trị (tính theo giá đã điều chỉnh) khiến nhà đầu tư dù xác định "đầu tư trung hạn" cũng lo lắng.

Không ít nhà đầu tư đã "ôm" cổ phiếu ngân hàng từ vùng đỉnh hồi đầu năm 2022 đến thời điểm này. Anh Khánh, một nhà đầu tư cầm cổ phiếu ngân hàng cho biết sau nhiều lần trung bình giá đến giờ vẫn lỗ nặng, anh quyết định "tắt app, đóng bảng" và cũng không mua thêm khi thị trường chưa xác định đáy thời điểm này.

Một số cổ phiếu giảm khá mạnh trong phiên sáng nay, như NVB giảm 3,89% về chỉ còn 17.300 đồng/cổ phiếu, giảm khoảng 56% từ vùng đỉnh hơn 40.000 đồng lập được hồi đầu năm nay và rơi về mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021.

Một số cổ phiếu khác như BVB giảm 3,48% còn 11.100 đồng/cổ phiếu; KLB giảm 1,23% về 24.000 đồng/cổ phiếu.

Bid báo lãi tại sao cổ phiếu giảm thê thảm

Nhiều cổ phiếu hôm nay trong ngành ngân hàng đã về đáy của 2 năm qua

Những cổ phiếu ngân hàng từng một thời được nhà đầu tư ưa thích như TCB cũng đang được giao dịch ở mức 30.300 đồng/cổ phiếu, giảm 48%; MBB giảm còn 18.850 đồng/cổ phiếu; BID hiện giao dịch giá 31.200 đồng/cổ phiếu; STB còn 19.200 đồng/cổ phiếu…

Đáng chú ý, tính đến phiên ngày 4-10, có 3 mã cổ phiếu ngân hàng đang được giao dịch dưới mệnh giá 10.000 đồng là VBB của VietBank giá 9.200 đồng/cổ phiếu; ABB của An Bình giá 9.800 đồng/cổ phiếu và VAB của Việt Á giá 9.000 đồng/cổ phiếu.

Hiện thị giá cổ phiếu của Vietcombank (mã VCB) đang ở mức cao nhất trên thị trường trong nhóm cổ phiếu ngân hàng là 70.600 đồng/cổ phiếu dù cũng giảm khoảng 26% từ mức đỉnh hơn 95.000 đồng hồi đầu năm nay.

Có tới 17 mã cổ phiếu ngân hàng đang được giao dịch dưới mức thị giá 20.000 đồng.

Giá cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dò đáy trong 2 năm qua dù lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo vẫn tích cực. Thậm chí một số ngân hàng đang xúc tiến chia cổ tức "khủng" ở mức khoảng 30% nhưng vẫn không hấp dẫn nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường dò đáy.

Các chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán ACBS cho rằng tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng cuối năm nay của ngành ngân hàng kỳ vọng tiếp tục ở mức cao nhờ áp lực trích lập dự phòng giảm xuống. Lãi suất huy động đang tăng lên nhưng các ngân hàng sẽ kiểm soát tốt chi phí vốn nhờ tỉ lệ huy động vốn không kỳ hạn (CASA) cao.

Lãi suất cho vay cũng có thể tăng thêm trong nửa cuối năm 2022 do nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đang ở mức cao.

"Hoạt động thu nhập ngoài lãi như thanh toán, phân phối bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng đầu tư và thu hồi nợ ngoại bảng được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tích cực. Áp lực trích lập dự phòng giảm đáng kể so với năm 2021 và đây sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính cho các ngân hàng trong giai đoạn cuối năm" - chuyên gia của ACBS nêu.

Trong khi đó, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng việc tăng lãi suất điều hành sẽ gây áp lực lên chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Yuanta dự báo biên độ lợi nhuận (NIM) toàn ngành sẽ thu hẹp trong thời gian tới, dù tác động sẽ không giống nhau cho từng ngân hàng.

Tại tuần giao dịch 3 - 7/10, VN-Index rớt mạnh ngay phiên giao dịch đầu tuần khi mất gần 46 điểm. Chỉ số tiếp tục giảm điểm trước khi hồi phục vào phiên thứ Tư (5/10/2022). Tuy nhiên, mức độ hồi phục này không đủ, ở hai phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giảm lần lượt 29.74 điểm và 38.61 điểm. Tính cho cả tuần, VN-Index giảm tổng cộng 96.2 điểm, xuống còn 1,035.91 điểm.

Bid báo lãi tại sao cổ phiếu giảm thê thảm

Về mức độ ảnh hưởng, các Large Cap như VCB, MSN, BID, HPG hay TCB là những cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất kéo VN-Index giảm mạnh trong tuần qua. Ở chiều ngược lại, bộ đôi nhà Vingroup là VIC và VHM là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất khi góp gần 9 điểm tăng cho chỉ số này.

Về nhóm ngành, trong tuần thị trường giảm điểm mạnh, toàn bộ các nhóm ngành cùng hiện sắc đỏ tiêu cực. Trong đó, nhóm cổ phiếu tài chính như chứng khoán, ngân hàng hay bảo hiểm cùng giảm mạnh. Cụ thể, các cổ phiếu như VND, HCM, VCI, TCB, LPB, MIG hay BMI đều có mức giảm rất mạnh.

Bất động sản cũng có tuần giao dịch ảm đạm khi sắc đỏ hiện diện ở nhiều cổ phiếu như DXG, CEO, IJC. Tuy nhiên, một số mã trong nhóm vẫn giữ được sắc xanh trong bối cảnh tiêu cực của thị trường. Cụ thể, VIC tiến tốt 9.45%, VHM tăng 6.11%, HDC tăng 5.07%.

Có thể thấy, trong phiên giao dịch cuối tuần 7/10, VN-Index là chỉ số giảm mạnh nhất trên thế giới, kế đó là chỉ số của Nga với mức giảm 2.43%. Nếu so với đầu năm, VN-Index hiện đang giảm gần 31%, cũng nằm trong top giảm mạnh nhất thế giới.

Đà giảm ngày 7/10 nối dài chuỗi lao dốc trước đó của chứng khoán Việt, giữa lúc Ngân hàng trung ương thế giới đẩy mạnh thắt chặt tiền tệ và dòng tiền rút khỏi thị trường chứng khoán.

Tâm lý của nhà đầu tư Việt cũng bị tác động trong bối cảnh đó. Với cái nhìn bi quan về thị trường, nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam dễ bị tác động bởi những đợt thăng giáng của chứng khoán thế giới, nỗi lo suy thoái toàn cầu và gần đây nhất là những tin đồn xoay quanh Credit Suisse.

Trên khắp các diễn đàn, thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn khẳng định sẽ quyết tâm rời bỏ thị trường chứng khoán mà thay vào đó chọn các kênh đầu tư an toàn hơn như gửi ngân hàng, vàng, đô la…

Tuy nhiên, trong bối cảnh này, nhiều nhà quản lý quỹ đang cược vào khả năng hồi phục của thị trường vì định giá đã xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã giảm hơn 27% trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về đà tăng của lãi suất. Chỉ số chứng khoán Việt hiện có P/E ở mức 9 lần (tính trên EPS dự phóng trong 12 tháng), mức thấp nhất kể từ năm 2012.

Đối lập với sự chán nản của những nhà đầu tư đang thua lỗ, nhiều người đang nắm giữ tiền mặt lại hồ hởi chờ đợi mua vào những cổ phiếu tiềm năng khi đã rơi về vùng giá hấp dẫn chưa từng có.

Giới đầu tư cho rằng câu chuyện dài hạn của Việt Nam vẫn chưa bị tác động nhờ vị thế kinh tế vĩ mô vững mạnh hơn so với các nước trong khu vực. Hơn nữa, Việt Nam cũng hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng. GDP Việt Nam được dự báo tăng trưởng 7% trong năm nay. Đây đều là những tín hiệu tốt để có thể tiếp tục đặt niềm tin vào thị trường chứng khoán.