5 tân binh hàng đầu qbs 2022 năm 2022

NDH - 05/01/2022 11:22:47

Thời gian thoái vốn kéo dài qua năm sau do dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến quá trình đám phán, thống nhất với các đối tác.

  • Xuất nhập khẩu Quảng Bình đang sở hữu 43,2 triệu cổ phiếu, tương đương 98,6% vốn Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình (HoSE: QBS) thông báo Nghị quyết HĐQT gia hạn thời gian thực hiện thoái vốn tại Công ty cổ phần Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ sang năm 2022. Lý do là do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình đàm phán, thống nhất với các đối tác.

Vào cuối tháng 6, công ty công bố triển khai thoái toàn bộ 43,2 triệu cổ phiếu, tương đương 98,63% vốn điều lệ Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ.

HĐQT ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Chủ tịch HĐQT thực hiện đàm phán, ký hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục khác có liên quan đến việc thoái vốn tại công ty con này.

Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cảng và hỗ trợ xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu Quảng Bình quyết định đầu tư 432 tỷ đồng vào công ty con này từ giữa năm 2019. Tài sản góp vốn là toàn bộ tổng tài sản của Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ như tài sản cố định, đất đai, chi phí, giấy phép, giá trị còn lại trên sổ sách tại thời điểm ngày 30/6/2019. Vào đầu năm 2021, HĐQT Xuất nhập khẩu Quảng Bình thông qua việc cho Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ vay tiền để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với hạn mức là 10 tỷ đồng.

Xuất nhập khẩu Quảng Bình chuyên bán buôn phân bón, hóa chất, cung cấp dịch vụ kho bãi, cảng cạn và các dịch vụ khác. Xét về hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần 9 tháng đạt 1.256 tỷ đồng, tăng 52%; lỗ ròng 98 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 39 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí tài chính tăng cao và lỗ hoạt động khác gần 73 tỷ đồng. Theo thuyết minh, chi phí khác tăng mạnh khi phát sinh khoản giá trị còn lại và chi phí từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định 74,4 tỷ đồng.

Hơn 69,3 triệu cổ phiếu QBS của Xuất nhập khẩu Quảng Bình sẽ giao dịch phiên cuối cùng trên sàn HOSE vào ngày 11/5.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa có văn bản thông báo về việc chuyển giao dịch cổ phiếu QBS của CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình sang Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Như vậy, hơn 69,3 triệu cổ phiếu QBS sẽ giao dịch phiên cuối cùng trên sàn HOSE vào ngày 11/5. 

Trên thị trường chứng khoán, sau khi tăng mạnh trong những tháng đầu năm, cổ phiếu QBS đã đảo chiều điều chỉnh và liên tục giảm sàn.

Chốt phiên giao dịch hôm nay (29/4), cổ phiếu QBS đứng giá tham chiếu tại 3.500 đồng/cp, tương đương giá trị vốn hoá đạt hơn 242,6 tỷ đồng. Thanh khoản của mã này tăng đột biến từ đầu tháng 4 tới nay, có phiên đạt tới gần 8 triệu đơn vị khớp lệnh.

5 tân binh hàng đầu qbs 2022 năm 2022

Diễn biến giá cổ phiếu QBS kể từ đầu năm 2021. (Nguồn: Tradingview).

Theo thông báo của HOSE, cổ phiếu QBS bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ ngày 15/4 và chỉ được giao dịch phiên chiều do kinh doanh thua lỗ hai năm liên tiếp. Năm 2019 và năm 2020, Xuất nhập khẩu Quảng Bình lỗ ròng lần lượt 173,11 tỷ đồng và 97,29 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2020 là hơn 93 tỷ đồng.

Tuy nhiên, HOSE đã cho phép cổ phiếu QBS được giao dịch toàn thời gian trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát từ ngày 27/4.

Tính đến nay, đã có 11 doanh nghiệp chuyển giao dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX theo công văn số 713/UBCK-PTTT ngày 3/3/2021 về việc hướng dẫn chuyển giao dịch cổ phiếu với mục đích giảm tải cho hệ thống giao dịch của HOSE và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Việc chuyển nhượng Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ được QBS lên kế hoạch từ quý IV/2021 với mục đích cơ cấu lại danh mục tài sản, đảm bảo khả năng thanh toán.

CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (Mã: QBS) vừa thông báo đã hoàn tất chuyển nhượng cổ phần sở hữu tại CTCP Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ cho Công ty TNHH MTV Trung tâm Logistics Xanh - thành viên của CTCP Container Việt Nam (Viconship - Mã: VSC). Mức giá chuyển nhượng không được công bố.

5 tân binh hàng đầu qbs 2022 năm 2022

Một góc trong Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ. (Ảnh: VTV).

Trước đó, Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ là công ty con của QBS, được thành lập theo nghị quyết của Hội đồng quản trị vào tháng 7/2019, do QBS góp 432 tỷ đồng, tương ứng 98,6% vốn điều lệ. Công ty con này có địa chỉ tại Khu công nghiệp Đình Vũ, TP Hải Phòng.

Đến giữa năm 2021, Ngân hàng VietinBank thông báo rao bán khoản nợ của QBS với giá khởi điểm hơn 258 tỷ đồng, được đảm bảo bằng Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình. Thời điểm đó, tổng dư nợ của QBS tại ngân hàng VietinBank gần 197 tỷ đồng, trong đó nợ gốc hơn 161 tỷ.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 mới đây, QBS đã trình cổ đông về việc bán toàn bộ 98,63% vốn tạiCảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ với giá gốc 432 tỷ đồng. Việc thoái vốn đã được QBS lên kế hoạch từ quý IV/2021, với mục đích cơ cấu lại danh mục tài sản để đảm bảo khả năng thanh toán. 

Kết quả kinh doanh của QBS liên tục sa sút trong khoảng 5 năm trở lại đây, với doanh thu từ 3.500 tỷ đồng năm 2017 giảm gần một nửa về 1.529 tỷ đồng trong năm 2021.

Tính đến cuối quý I/2022, QBS lỗ lũy kế hơn 104 tỷ đồng. Lượng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp khoảng 13 tỷ đồng. Phần lớn tài sản tập trung vào các khoản phải thu ngắn hạn với hơn 754 tỷ. Tổng nợ đi vay của công ty gần 400 tỷ, so với vốn góp chủ sở hữu là 693 tỷ đồng.

5 tân binh hàng đầu qbs 2022 năm 2022

  Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của QBS.