Lôgô của hội di sản văn hóa việt nam năm 2024

Qua đây, cuộc thi tạo nên phong trào yêu di sản văn hóa Việt Nam, gìn giữ, tôn vinh những giá trị vô giá của di sản văn hóa dân tộc, lan tỏa tình yêu di sản văn hóa trong giới trẻ hiện nay.

Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam ông Tô Văn Động cho biết, “đây là lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức, dành cho những người yêu hội họa, khuyến khích các họa sĩ trẻ, sinh viên mỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng chuyên mỹ thuật và các trường văn hóa - nghệ thuật cả nước, kể cả du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, nhằm tạo sân chơi nghệ thuật, đồng thời để các họa sĩ trẻ có cơ hội tìm hiểu, thể hiện tình yêu với di sản văn hóa, thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo trong những sáng tác hội họa của mình, qua đó khuyến khích, động viên và tạo nên phong trào yêu di sản văn hóa Việt, gìn giữ và tôn vinh những giá trị vô giá của di sản văn hóa dân tộc, lan tỏa tình yêu di sản văn hoá trong giới trẻ hiện nay”. Cạnh đó, cuộc thi cũng sẽ góp phần cùng các tổ chức, đơn vị thuộc Hội Di sản Văn hoá Việt Nam có thêm những hoạt động thiết thực, cụ thể và ý nghĩa vào sự nghiệp chung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Cuộc thi sẽ góp phần cùng các tổ chức, đơn vị thuộc Hội có thêm những hoạt động thiết thực, cụ thể và ý nghĩa vào sự nghiệp chung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Các tác giả tham gia cuộc thi bằng tranh vẽ với nội dung thể hiện là giá trị của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các danh lam thắng cảnh trên mọi vùng, miền của Việt Nam với phong cách thể hiện tự do. Tranh dự thi được vẽ trên vải, vóc bằng các chất liệu sơn dầu, sơn mài, acrylic, tranh lụa, tranh đồ họa…

Cuộc thi được triển khai từ nay đến tháng 9. Sau thời gian chấm thi, việc công bố giải thưởng, trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải dự kiến diễn ra vào dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2023).

Tổng giải thưởng cuộc thi trị giá 960 triệu đồng, với 27 giải, trong đó 1 giải xuất sắc 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, 100 tác phẩm gồm 27 tác phẩm đạt giải và 73 tác phẩm được chọn vào chung khảo sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Các tác phẩm được chọn làm chung khảo sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tạo nên một không gian thú vị để công chúng khám phá và trải nghiệm di sản văn hóa đặc biệt của quê hương chúng ta./.

Bài dự thi được gửi vào email: [email protected]

Lôgô của hội di sản văn hóa việt nam năm 2024

Giữ gìn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa trên tạp chí văn nghệ

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sáng ngày 11/6/2023, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo “Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô xưa và nay - Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương”. Đây là dịp để nhìn nhận lại vai trò cũng như đóng góp của tạp chí văn nghệ trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa đồng thời gợi mở những giải pháp tuyên truyền, quảng bá di sản trên các ấn phẩm văn nghệ ở mỗi địa phương.

Nhân kỷ niệm 85 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt nam, ngày 18/6, tại Hà Nội, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức lễ ra mắt phiên bản mới Website tại địa chỉ http://www.hoidisan.vn.

Website của Hội là công trình tập thể, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, chịu trách nhiệm nội dung là Văn phòng Hội, Tạp chí Thế giới Di sản với sự tư vấn của trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị Di sản Văn hóa, sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần Hội tụ số Toàn Cầu.

Với giao diện thân thiện, cấu trúc mạch lạc, nội dung chính thống gồm các chuyên mục chính như: giới thiệu, tin tức- sự kiện, hội thảo- đào tạo, đề tài- dự án, di sản văn hóa Việt Nam, di sản văn hóa thế giới, diễn đàn...Ngoài những nội dung phù hợp với các chuyên mục trên, website còn đăng tải lại toàn bộ các bài viết trên Tạp chí Thế giới Di sản - cơ quan của Hội Di sản Văn Hóa Việt Nam; nhằm cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những thông tin về Di sản Văn hóa của Việt Nam và Di sản Văn hóa Thế giới.

Không chỉ là kênh thông tin chính thức của Hội, Website còn là diễn đàn thu hút sự tham gia của các nhà khoa học và công chúng, qua đó tập hợp các ý kiến đa chiều cùng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Website cũng là công cụ hữu hiệu trong việc quản lý và tra cứu các văn bản của Hội, đồng thời là cầu nối tích cực giữa Trung ương Hội với các hội địa phương, liên chi hội, chi hội và hội viên trong cả nước./.