Mã chứng khoán msn là gì năm 2024

Trong tháng 4/2024, các quỹ ETF tại Viêt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng giá trị hơn 1.823 tỷ đồng. Cũng trong tháng 4 vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng với tổng giá trị hơn 5.316 tỷ đồng.

Theo Agriseco Research, sau đợt giảm điểm của thị trường, giá của nhiều mã cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn. Do đó, các cơ hội đầu tư tháng 5/2024 tập trung vào nhóm VN30 và cổ phiếu đầu ngành đã có mặt bằng định giá an toàn đồng thời kỳ vọng duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới...

Thị trường vẫn có một số khó khăn như bước sang giai đoạn trống vắng thông tin hỗ trợ, tỷ giá, lãi suất và lạm phát có thể tiếp tục diễn biến bất lợi làm giảm tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán. Các cơ hội đầu tư tháng 5/2024 là lựa chọn tập trung vào nhóm VN30 và cổ phiếu đầu ngành đã có mặt bằng định giá an toàn đồng thời kỳ vọng duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong các quý tới...

Masan High-Tech Materials (MHT) là một công ty sản xuất và cung cấp vật liệu công nghệ cao thuộc Tập đoàn Masan với hơn 2.200 cán bộ, công nhân viên trên toàn cầu luôn kiên định mục tiêu 'Lấy con người làm trọng tâm phát triển'.

Năm 2024, WCM dự kiến đạt doanh thu thuần từ 32.500 đến 34.000 tỷ đồng, tăng lần lượt so với cùng kỳ từ 8% đến 13%.

Tại ĐHĐCĐ mới diễn ra, khi được hỏi về tình trạng cắt giảm nhân sự trong bối cảnh kinh tế khó khăn ở các doanh nghiệp, Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đã trích một câu trong tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo".

Là doanh nghiệp tiên phong trong việc thực thi các sáng kiến bền vững, Masan High-Tech Materials đã và đang tạo ra những bước tiến lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, trong bối cảnh các ngành công nghiệp toàn cầu hướng tới công nghệ xanh.

Tập đoàn HSBC vừa cập nhật định giá mới đối với cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan với đánh giá có thể tăng thêm 46% trong vòng 12 tháng tới đây trong bối cảnh tập đoàn này có thể chuyển niêm yết cổ phiếu Masan Consumer.

MSN: Điều lệ công ty sửa đổi

MSN: Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt tăng vốn điều lệ sau đợt chào bán riêng lẻ cổ phiếu ưu đãi

MSN: Thông báo thay đổi nhân sự công ty

MSN: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024

“Chúng ta sẽ thúc đẩy lợi nhuận của WinCommerce, Masan MEATLife và Phúc Long hơn nữa để sánh vai cùng Masan Consumer. Khả năng sinh lời sẽ là thước đo quan trọng trong 18 đến 24 tháng tới giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông.”, Ts. Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan chia sẻ.

: Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan là một doanh nghiệp dẫn dầu trong ngành bán lẻ, nhưng thật sự tập đoàn này có những mảng kinh doanh gì và hoạt động của những mảng kinh doanh này ra sao thì không phải nhà đầu tư nào cũng tìm hiểu được. Bài viết này mình sẽ chia sẻ cho anh chị em nhà đầu tư về những tìm hiểu sơ bộ của mình về mã cổ phiếu MSN này.

Mô hình kinh doanh của MSN

Đầu tiên mình đi tìm hiểu về mô hình kinh doanh của MSN. Đây chính là điều làm mình bất ngờ nhất về doanh nghiệp này. MSN là một tập đoàn có những mảng kinh doanh rất đa dạng, tuy nhiên mình sẽ chia các mảng kinh doanh của MSN ra làm 4 nhóm chính

  • Nhóm tiêu dùng - bán lẻ The Crown X: Ở mảng này MSN đang sở hữu Masan Consumer Holding (MCH) (72.7%) và Wincommerce (80.1%)
  • Mảng chế biến thịt: Masan Meatlife (87.9%)
  • Mảng khai thác chế biến khoáng sản: Masan High-tech Materials (86.4%)
  • Mảng ngân hàng: Techcombank (TCB) (14.93%)

Có thể nói, MSN là một doanh nghiệp có quy mô vô cùng lớn và đã thiết lập sự hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực đời sống là như thực phẩm, tiêu dùng và tài chính. Chuỗi giá trị trong mảng F&B của công ty khá hoàn thiện với MCH (nước mắm, tương ớt Chinsu, mì tôm Omachi, cùng nhiều loại nước uống, đồ ăn liền khác), MEAT Deli, VinEco, Phúc Long. Rồi chính bản thân doanh nghiệp này lại sở hữu cho mình kênh phân phối riêng là chuỗi siêu thị lớn nhất Vinmart; bên cạnh đó, công ty cũng không bỏ qua kênh tiêu dùng trực tuyến khi hoàn thành hợp tác chiến lược với Alibaba. Sở hữu gần 15% TCB giúp MSN không những thu lợi nhuận từ mảng này mà còn có thể tích hợp mảng này vào mảng tiêu dùng tại hệ thống bán lẻ của mình. Mảng khai thác chế biến khoáng sản tuy không nhiều nhà đầu tư biết đến nhưng thực chất mảng này MSN cũng nắm vị trí khá vững chắc khi là nhà cung cấp vonfram và bismut lớn nhất bên ngoài Trung Quốc.

Kết quả kinh doanh của MSN

- Trong quý 3/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan ghi nhận doanh thu thuần đạt 23,605 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ. Đóng góp chính vẫn là The Crown X với 16,012 tỷ đồng. Lãi ròng đạt 1,147 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ.

- Lũy kế 9 tháng đầu năm, MSN đạt 64,801 tỷ đồng doanh thu thuần, thực hiện 70.4% mục tiêu doanh thu thuần năm 2021. Lãi ròng đạt 2,126 tỷ đồng, thực hiện 85% mục tiêu lợi nhuận là 2,500 tỷ đồng

Là một tập đoàn đa ngành, việc phân tích chỉ số tài chính của MSN ở cấp độ tập đoàn theo mình không có quá nhiều ý nghĩa, nên mình đi vào hoạt động, triển vọng ở từng mảng kinh doanh.

Nhận định cổ phiếu MSN có những tiềm năng gì

- Mảng tiêu dùng - bán lẻ:

  • MCH (Masan Consumer Holdings) hưởng lợi từ việc nhu cầu tiêu dùng tại nhà tăng đối với thực phẩm tiện lợi, gia vị và thịt chế biến. MCH vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính của MSN với mức tăng trưởng dự kiến hơn 20% trong 2022 nhờ vào các phát kiến mới và chiến lược cao cấp hóa danh mục.
  • VinCommerce (WinComerce): Tuy nhiên mình cho rằng Masan đang xử lý mảng kinh doanh này rất đúng hướng. Đầu tiên, ngay sau khi M&A và tiếp quản Vinmart, công ty đã tái cơ cấu, cho đóng cửa các cửa hàng hoạt động không hiệu quả bước đầu làm cho chi phí bán hàng giảm xuống trong khi EBITDA có dấu hiệu tăng trưởng và đạt giá trị dương trong 3 quý liên tiếp. Ngoài ra, MSN cũng tiến hành mở rộng vai trò của chuối Winmart trong HĐKD chung của mình khi tích hợp được cả dịch vụ ngân hàng TCB hay kiot Phúc Long, làm cho số lượng hóa đơn/ngày trung bình tăng 16% và doanh thu lợi nhuận trên mỗi đơn hàng cũng tăng lên.

  • Bên cạnh đó, Masan đã bổ sung mảnh ghép mới vào hệ sinh thái tiêu dùng Point of Life ("PoL") (nền tảng tích hợp từ offline đến online các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu) với thương vụ mua lại Công ty Cổ phần Mobicast, một doanh nghiệp startup trong lĩnh vực mạng di động ảo. Việc mở rộng sang lĩnh vực viễn thông được cho là cơ sở để Masan số hóa nền tảng hiện nay chủ yếu ở kênh offline, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết nhằm mang đến giá trị cho người tiêu dùng trong dài hạn, đồng thời giảm chi phí thu hút khách hàng mới. Sang năm 2022, kỳ vọng sau khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, những cửa hàng theo mô hình mới (PoL) của chuỗi bán lẻ WCM có thể được triển khai trên diện rộng, đây sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu trong 2022.

- Đối với MML (Masan Meat Life): Masan đặt mục tiêu nâng công suất các nhà máy chế biến thịt lên 25%-30% trong Q4/2021 so với hiện tại là 11%. Ước tính doanh thu từ thịt mát sẽ đạt ~220 triệu USD trong năm 2021. Bên cạnh đó, mảng thức ăn chăn nuôi tăng trưởng trở lại nhờ quá trình tái đàn vẫn đang diễn ra ổn định. MML có thể đạt ~30% doanh thu trong 2022 nhờ khả năng thâm nhập thị trường sâu hơn của mảng thịt mát.

- Mảng khai thác chế biến khoáng sản: Công ty Tài nguyên Masan sở hữu mỏ đa kim Núi Pháo với trữ lượng Vonfram lớn nhất thế giới. Quặng Vonfram đang trong chuối tăng giá suốt từ 2018 đến nay nên tiềm năng của mảng này dự kiến vẫn còn nhiều.

Ngoài ra, công ty cũng trở thành nhà chế tạo hàng đầu vật liệu công nghiệp công nghệ cao cho các ngành công nghiệp quan trọng như cơ khí chế tạo máy và công cụ, khai khoáng, ô tô, năng lượng, hàng không và công nghiệp hóa chất khi hoàn tất sáp nhập với H.C.Starck. Tuy công ty vẫn cần thời gian để tối ưu hiệu quả kinh doanh từ thương vụ M&A này nhưng nhìn chung giao dịch này là bước đi chiến lược trong tầm nhìn của MSR để trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng chuỗi giá trị tích hợp xuyên suốt hàng đầu thế giới. Nguồn cung sơ cấp ổn định với giá thành thấp từ MSR kết hợp với năng lực tái chế của HCS sẽ mang đến cho công ty lợi thế cạnh tranh toàn cầu. MHT (Masan High-Tech Materials) cũng có kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có giá trị cao trong năm 2022, ước tính doanh thu tăng mảng này sẽ tăng thêm 40%YoY.

- Mảng ngân hàng: Tuy chỉ sở hữu khoảng 15% nhưng lợi nhuận của TCB trong năm 2021 tăng trưởng khá tốt nên sau khi hợp nhất sẽ đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của cả tập đoàn.

Chứng khoán MSN là gì?

CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN)

MSN là ngành gì?

MSN là công ty sản xuất đạm động vật lớn nhất Việt Nam sở hữu thương hiệu Bio-zeem, dẫn đầu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Công ty nắm giữ vị thế thống lĩnh trong hầu hết các thị trường, các ngành hàng tiêu dùng mà Công ty tham gia cạnh tranh.

MSN kinh doanh gì?

Masan Consumer là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Chúng tôi sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và đồ uống bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, chádo ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng và đồ uống đóng chai.

MSN của ai?

MSN: CTCP Tập đoàn Masan - Masan Group.