Bố mẹ không chia tài sản cho con gái

Tôi tên Hạnh, 39 tuổi. Nhà tôi tuy ở tỉnh lẻ nhưng khá giả. Bố mẹ sinh 4 người con. Sau khi sinh bé út, mẹ tôi đau yếu liên miên nên việc nhà việc cửa tôi phải làm hết, lại phải phụ trách chăm sóc 2 đứa em trai kế. Vất vả bận bịu nên tôi gầy gò đen đúa, học hành cũng bê trễ không được suôn sẻ như người ta.

Giờ thì cả bốn chị em đều đã có gia đình, con cái. Ngoài bé út lấy được chồng giàu, những người còn lại kinh tế đều tầm tầm. Riêng hai em trai được bố mẹ cho nhà đất nên tuy thu nhập không cao, cuộc sống vẫn ổn định.

Hoàn cảnh nhà tôi khó khăn nhất. Nhan sắc, học vấn có hạn nên tôi cũng chỉ lấy được người chồng bình thường, được cái thương vợ thương con, bố mẹ chồng cũng không ghét bỏ. Có điều cả đại gia đình gồm 3 cặp vợ chồng sống chung chưa kể trẻ con nên thật sự chật chội và phức tạp.

Đôi lần tôi đề nghị bố mẹ đẻ cắt cho miếng đất nho nhỏ để vợ chồng cất nhà ở riêng. Bố tôi từ chối thẳng, bảo con gái lấy chồng ăn lộc nhà chồng, không có chuyện chia đất chia cát bên nhà đẻ, như vậy không đúng đạo lý. Tôi đành xin mấy trăm triệu nhưng ông cũng không cho, lý do là bố mẹ già rồi, cần tiền phòng thân.

Tôi năn nỉ mẹ nói với bố nhưng mẹ tôi cũng chỉ nói lấy lệ, xưa nay bà không quen trái ý chồng. Tủi thân quá, tôi khóc, bà cũng chỉ bảo cố gắng, dúi cho tôi 5 triệu bạc. Từ đó đến nay hơn 5 năm rồi, bố mẹ không giúp đỡ gì thêm, trong khi vợ chồng tôi phải đi vay tiền mua đất làm nhà, nợ ngập đầu ngập cổ, hai đứa lăn lưng làm nhưng chắc còn lâu mới trả hết.

Bố mẹ không chia tài sản cho con gái

(Ảnh minh họa)

Hai năm nay bố tôi không khỏe, gần đây bệnh nặng thêm, phải nằm một chỗ suốt chứ ít khi nhúc nhắc dậy được. Mấy chị em chúng tôi đều có qua chăm sóc, mua thuốc, biếu tiền. Tuy nhiên, vì bận công việc, nhà cũng xa cả chục cây số nên tôi và em gái không qua được quá thường xuyên, vài ngày mới sang một lần mấy tiếng vào buổi tối.

Bố mẹ tôi không thông cảm mà trách suốt, bảo đẻ con gái ra cốt lúc ốm đau mà giờ chẳng được nhờ. Thực sự tôi cũng nói hết nước hết cái để bố mẹ và vợ chồng 2 em trai thông cảm, gánh vác phần lớn việc chăm sóc bố mẹ, vì bố mẹ ở với em trai lớn, còn em trai thứ cũng ở sát vách. Tuy nhiên, bố mẹ tôi bảo, các em trai em dâu lo cơm nước thuốc thang, chăm sóc đêm hôm rồi thì ban ngày tôi với em gái út phải chia ca mà chăm bố.

Thật sự tôi bế tắc quá và tủi quá. Ban ngày tôi phải đi làm, tôi còn đống nợ phải trả, có bố mẹ chồng cần phải phục vụ, có con cái phải chăm lo. Rõ ràng các em trai có điều kiện hơn, lại được hưởng tài sản của bố mẹ. Tại sao khi chia tài sản, bố mẹ gạt con gái sang một bên, nhưng đến khi cần chăm sóc lại bắt chia ca công bằng?

Nghĩ lại cả cuộc đời từ khi còn bé tới nay, hễ công việc ai cũng nhớ đến tôi, có gì ngon ngọt đều cho tôi ra rìa. Mới đây tôi biết hóa ra bố mẹ viết di chúc sau này miếng đất nhỏ còn lại và toàn bộ tiền, vàng tiết kiệm nếu còn lại sẽ chia đều cho hai em trai. Tôi và em gái một chỉ vàng làm kỷ  niệm coi như lộc của bố mẹ cũng không có.

Tôi phải làm gì cho bố mẹ hiểu ra họ đã quá bất công với tôi và đừng đòi hỏi, trách móc tôi nữa?

Độc giả muốn tư vấn cho chị Hạnh, mời gửi ý kiến về box bình luận bên dưới.

Nếu bạn có những khúc mắc trong cuộc sống, xin đừng ngần ngại gửi cho chúng tôi để nhận được sự sẻ chia chân thành và lời khuyên nghiêm túc của độc giả. Ý kiến xin gửi đến , mục Đời sống.

LÊ HẠNH

Vấn đề thừa kế đang là một trong những vấn đề được quan tâm đến nhất hiện nay trong các gia đình. Các tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình cũng phát sinh từ đó và đôi khi sự canh tranh chuyển biến trở thành khốc liệt dẫn đến hậu nhiều hậu quả xấu làm mất tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Các vấn đề dẫn đến việc chia tài sản thừa kế như là người có tài sản chết rồi để lại di chúc hoặc không có di chúc, di chúc không hợp pháp…Như vậy thì luật chia tài sản cho con gái có được nhiều hơn hay ít hơn đối với con trai? Pháp luật đã có các quy định cụ thể chưa, cách thức phân chia như thế nào? Để tìm hiểu hơn về luật chia tài sản cho con gái các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé.

Căn cứ pháp lý liên quan: Bộ luật Dân sự 2015.

Bố mẹ không chia tài sản cho con gái

Luật chia tài sản cho con gái

Thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống theo tâm nguyên của người đã chết tuy nhiên phải đảm bảo các điều kiện của pháp luật Bộ luật Dân sự năm 2015 về di chúc.

Thừa kế theo pháp luật chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống trong trường hợp không có di chúc, trường hợp này gọi là chia thừa kế theo pháp luật và được pháp luật Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể về việc chia thừa kế.

Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 về di sản thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.

Trường hợp trong di chúc có ghi phần di sản của con cái được hưởng thì:

Thừa kế theo di chúc chính là thực hiện theo ý nguyện của người để lại di sản. Ý nguyện ở đây chính là nội dung được đề cập trong di chúc. Thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển di sản của người chết cho những người còn sống (người thừa kế), dựa theo nội dung di chúc để lại theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Cách chia di sản thừa kế theo di chúc theo Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 về phân chia di sản theo di chúc thì bao gồm các trường hợp sau:

  • Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Như vậy, đối với trường hợp có di chúc thì sẽ phân chia tài sản của người để lại di chúc theo đúng tâm nguyện của người đó. Về việc chia tài sản có con cũng vậy, nếu được ghi trong di chúc thì sẽ được chia theo di chúc. 

Trường hợp con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động, nếu như di chúc không ghi phần di sản của con được hưởng thì con cái sẽ vẫn được hưởng ⅔ di sản thừa kế theo quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.

Đối với trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật. 

Di sản đó sẽ được chia theo hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, thì đối với con cái là hàng thừa kế thứ nhất sẽ được ưu tiên hưởng di sản của cha mẹ để lại theo như hàng thừa kế thứ nhất. Và theo Khoản 2 Điều 651 thì người ở cùng 1 hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như đã phân tích trên thì việc chia tài sản cho con gái và con trai không khác nhau. Nếu như cha mẹ có để lại di chúc thì có thể sắp xếp chia di chúc cho con gái nhiều hơn hoặc ít hơn cho với con trai, có thể ngược lại. Vì khi chia di sản cho con cha mẹ dựa vào các yếu tố hiếu thảo, công sức nuôi dưỡng của con cái mà chia di sản thành các phần không bằng nhau. Còn trong trường hợp cha mẹ không để lại di chúc thì di sản sẽ được chi theo pháp luật và chia đều cho các con các phần bằng nhau.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về chia tài sản cho con gái và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến việc chia tài sản cho con gái. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về chia tài sản cho con gái vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn