Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện 2023

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Theo Quyết định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, ban hành kèm theo Quyết định số 4026 /QĐ-BYT ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện đầu nghành, phụ trách chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Lao và Bệnh Phổi các tỉnh/thành phố Miền Nam.

Tự đánh giá chất lượng do bệnh viện thực hiện ít nhất 1 lần trong năm

Theo dự thảo, mục đích đánh giá chất lượng nhằm xác định mức chất lượng đạt được; xác định các ưu điểm, nhược điểm và các vấn đề tồn tại; cung cấp bằng chứng cho việc lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của bệnh viện; công nhận mức chất lượng đạt được, thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của bệnh viện.

Việc đánh giá nội bộ và đánh giá của cơ quan quản lý là bắt buộc theo quy định hằng năm của Bộ Y tế. Việc đánh giá của các cơ quan, tổ chức đánh giá cần tuân thủ theo các nguyên tắc: Tính trung thực; tính công bằng, khách quan; tính khoa học, đánh giá dựa trên bằng chứng; tính thận trọng nghề nghiệp; tính bảo mật thông tin; tính chuyên nghiệp.

Dự thảo nêu rõ quy trình đánh giá và công nhận chất lượng được thực hiện theo các bước: 1- Tự đánh giá (do bệnh viện thực hiện); 2- Đánh giá ngoài (do đoàn đánh giá độc lập hoặc của cơ quan quản lý); 3- Công nhận mức chất lượng.

Bên cạnh đó, dự thảo nêu rõ, tự đánh giá do bệnh viện thực hiện ít nhất 1 lần trong năm; đánh giá ngoài do đoàn đánh giá của cơ quan quản lý thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế hằng năm; đánh giá ngoài do đoàn đánh giá của tổ chức độc lập thực hiện sau khi có đề nghị chính thức của bệnh viện. Các bệnh viện sau khi thành lập được đề nghị cơ quan quản lý đánh giá công nhận chất lượng trong vòng 1 năm kể từ khi chính thức hoạt động.

Các mức đánh giá chất lượng

Theo dự thảo, kết quả đánh giá chất lượng được công bố theo các mức: Mức 1- Chất lượng kém; Mức 2- Chất lượng trung bình; Mức 3- Chất lượng khá; Mức 4- Chất lượng tốt; Mức 5- Chất lượng rất tốt.

Các mức chất lượng được chi tiết hóa theo kết quả đánh giá đạt được của các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí.

Kết quả tự đánh giá và đoàn đánh giá của cơ quan quản lý có giá trị từ sau khi công bố kết quả đến lần đánh giá tiếp theo. Kết quả đánh giá của đoàn đánh giá độc lập được Bộ Y tế công nhận có giá trị trong 3 năm liên tiếp.

Bộ Y tế thành lập Hội đồng quốc gia về chất lượng bệnh viện và được kiện toàn 3 năm 1 lần. Hội đồng có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện của các tổ chức đánh giá độc lập.

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quyết định cấp chứng nhận chất lượng ở mức tốt và rất tốt cho các bệnh viện đạt yêu cầu. Lãnh đạo các cơ quan quản lý được công bố kết quả đánh giá chất lượng của các bệnh viện trên địa bàn. Cơ quan quản lý trực tiếp cấp chứng nhận chất lượng ở mức mức kém, trung bình, khá cho các bệnh viện trực thuộc.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Hiển


Xuân Ngọc

Theo đó, bộ tiêu chí gồm 83 tiêu chí chính thức, chia làm 5 phần với nội dung chính như sau:

- Phần A: Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí);

- Phần B: Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí);

- Phần C: Hoạt động chuyên môn (35 tiêu chí);

- Phần D: Hoạt động cải tiến chất lượng (11 tiêu chí);

- Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí).

Trong đó, mỗi tiêu chí đề cập một vấn đề xác định, được xây dựng dựa trên năm bậc thang chất lượng gồm:

- Mức 1: Kém (chưa thực hiện, chưa cải tiến chất lượng hoặc vi phạm quy định);

- Mức 2: Trung bình (đã thiết lập yếu tố đầu vào);

- Mức 3: Khá (hoàn thiện yếu tố đầu vào, có kết quả đầu ra);

- Mức 4: Tốt (kết quả đầu ra tốt, có nghiên cứu, đánh giá lại kết quả thực hiện);

- Mức 5: Rất tốt (kết quả đầu ra tốt, có áp dụng để cải tiến chất lượng, tiếp cận với chất lượng bệnh viện các nước trong khu vực và tiên tiến trên thế giới).

Quyết định 6858/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chủ đề