Bong da ở đầu ngón tay là bệnh gì

Mỗi ngày, tay chịu trách nhiệm cầm nắm, tiếp xúc với nhiều vật thể, môi trường khác nhau. Điều này dễ dẫn đến tình trạng da tay bị bong tróc, gây mất thẩm mỹ cho đôi tay. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.

1.Tác động từ môi trường

Tiếp xúc với hóa chất

Phần lớn các loại nước rửa tay, dầu gội đầu, nước rửa chén,…chúng ta sử dụng thường ngày chứa lượng chất tẩy rửa cao. Tiếp xúc thường xuyên với những chất này sẽ phá hoại sự bền vững của tế bào da. Lớp sừng của da bị bong tróc vì sức tẩy của hóa chất. Điều này cũng sẽ có ảnh hưởng xấu đến lớp da non chưa phát triển đầy đủ để tiếp xúc với môi trường ngoài. Vì thế tình trạng tróc da tay thường xuyên xảy ra.

Rửa tay quá nhiều

Rửa tay là việc cần thiết để giữ gìn vệ sinh và an toàn sức khỏe nhưng rửa tay quá nhiều cũng gây tổn thương cho da. Lực ma sát của hai tay khi rửa làm bào mòn lớp da ngoài cùng của tay. Cùng với đó, nước rửa tay có nhiều hóa chất cũng sẽ làm lớp da mau tróc hơn vì da tay mất đi độ ẩm tự nhiên. Để giữ tay luôn sạch nhưng không bị bong da bạn nên rửa tay khi cần thiết, dùng sản phẩm rửa tay có thành phần tự nhiên dịu nhẹ.

Cháy nắng

Vết cháy nắng xảy ra khi da tiếp xúc tiếp với nắng gắt. Lúc này, da bị đỏ và có thể bong ra như bị phỏng. Tình trạng da cháy nắng làm da trở nên nhạy cảm, bong tróc và dễ tổn thương. Bạn nên thoa kem chống nắng thường xuyên, che chắn cẩn thận cho đôi tay khi đi nắng. Nếu bị cháy nắng, bạn nên thoa dưỡng ẩm và đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Rửa tay quá nhiều, dùng mỹ phẩm không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng tróc da tay. Đồ họa: Ánh Nhiên

Thời tiết bất thường

Vào mùa đông, thời tiết lạnh có thể tạo cảm giác thích thú nhưng sự hanh khô của mùa lạnh sẽ làm da tay dễ bị bong tróc hơn bình thường. Bạn nên tăng cường độ ẩm cho da tay nhiều hơn vào mùa đông, chú ý thành phần trong sản phẩm dưỡng ẩm để tránh da tay bị kích ứng.

Mút ngón tay

Nguyên nhân này xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ con thường mút đầu ngón tay nên da đầu ngón tay của trẻ thường bị tróc, thậm chí là lỡ loét nếu không được phụ huynh ngăn chặn.

2. Bong tróc da tay có liên quan đến một số bệnh da liễu

Dị ứng

Da ngón tay bị bong tróc khi bạn tiếp xúc với những vật chứa chất gây dị ứng. Một ví dụ cụ thể là khi bạn dùng trang sức kém chất lượng, niken từ loại trang sức này sẽ làm da bị mẩn đỏ dẫn đến bong tróc.

Thiếu vitamin B3 hoặc nhiễm độc vitamin A

Lạm dụng quá nhiều một loại vitamin hoặc bổ sung quá ít một loại vitamin trong chế độ ăn uống cũng sẽ gây ra tình trạng tróc da tay. Pellagra là tình trạng thiếu vitamin B3(hay còn gọi là niacin) trong chế độ ăn. Việc này là nguyên nhân của bệnh viêm da. Ngoài ra, khi bạn bổ sung quá nhiều vitamin A, nó cũng khiến da tay bị kích ứng và nứt móng tay. Bạn nên cân bằng hai loại vitamin này trong chế độ ăn uống để hạn chế tối đa bệnh viêm da. Khi tình trạng viêm da, tróc da tay kéo dài thì bạn nên tìm đến bác sĩ.

Một số căn bệnh da liễu

Tróc da tay là biểu hiện của một số bệnh da liễu như: Chàm tay, bệnh vẩy nến, tiêu sừng tẩy tế bào chết, bệnh Kawasaki. Những căn bệnh này đều có biểu hiện chung là bong, tróc da tay. Bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra liệu pháp chữa trị tốt nhất để tránh da tay bị tổn thương nặng nề và gây mất thẩm mỹ của tay.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tróc da tay. Để có thể bảo vệ đôi tay được mịn màng bạn nên cân nhắc các loại mỹ phẩm đang dùng, sử dụng bao tay khi phải tiếp xúc chất tẩy rửa mạnh, che chắn kĩ càng khi ra nắng… Nếu tình trạng tróc da tay diễn ra trong thời gian dài, có hiện tượng lỡ loét bạn nên tìm đến bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Lột da tay có thể xuất phát từ việc tiếp xúc hàng ngày với các tác nhân có nguy cơ làm tổn thương da nhưng cũng có thể là do bệnh lý về da. Có không ít trường hợp bị lột da tay gây ra cảm giác đau đớn, khiến người bệnh gặp trở ngại trong các hoạt động thường ngày. Vậy lột da tay có ảnh hưởng gì không, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

1. Lột da tay có ảnh hưởng gì không?

Bị lột da tay là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng căn nguyên xuất phát không giống nhau. Vì thế, da tay bị lột ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này, cụ thể như sau:

1.1. Ảnh hưởng bên ngoài

Có không ít trường hợp bị lột da tay xuất phát từ chính thói quen sống hàng ngày, điển hình là:

Tiếp xúc thường xuyên với xà phòng dễ khiến da tay bong tróc, ngứa ngáy

- Thường xuyên để tay tiếp xúc với hóa chất.

- Sự thay đổi với tính chất thất thường của khí hậu, thời tiết.

- Da tay bị cháy nắng do tiếp xúc quá lâu với ánh nắng.

- Lạm dụng hóa chất sơn móng tay.

- Sống trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với nguồn nước bẩn hoặc có chứa hóa chất độc hại.

- Thói quen cắn móng tay, mút ngón tay,...

Trên phương diện này thì không cần lo lắng quá về vấn đề lột da tay có ảnh hưởng gì không bởi nó chỉ khiến da tay dễ bị tổn thương, trở nên mong manh và hư hại. Mặt khác, đây cũng là những yếu tố làm cho các lớp sừng bảo vệ da tay bị bào mòn. Nếu lột da tay xuất phát từ các căn nguyên ấy, chỉ cần không tiếp xúc với tác nhân gây ra hiện tượng này kết hợp chăm sóc da đúng cách, dần dần da sẽ hồi phục trở lại.

1.2. Ảnh hưởng bên trong

Bên cạnh những tác động bên ngoài khiến da tay bị lột như đã nói đến ở trên thì còn có một số loại bệnh lý về da cũng gây ra hiện tượng lột da tay như:

- Á sừng

Đây là bệnh lý khiến cho bề mặt da bước vào quá trình sừng hóa nên thô ráp, khô, nứt nẻ, bong tróc, có vảy,... Nếu da không được chú ý vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị sưng tấy, nhiễm khuẩn.

- Bệnh chàm

Chàm da là một dạng viêm nhiễm có thể khởi phát do hay phải tiếp xúc với chất kích thích hay chất gây dị ứng trong suốt thời gian dài. Hậu quả là da đầu ngón tay bong tróc, sưng tấy, viêm nhiễm, ngứa ngáy. Một số trường hợp tại vùng da bong tróc còn xuất hiện các loại mụn có nước, dễ bị vỡ ra và đóng vảy. Xét trên phương diện này thì lột da tay có ảnh hưởng gì không tùy thuộc vào những cảm giác khó chịu do triệu chứng và tính mất thẩm mỹ của làn da của bệnh gây ra.

Lột da tay do bệnh vảy nến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ bội nhiễm da

- Vảy nến

Bệnh được biểu hiện bởi những mảng da đỏ viêm nhiễm, hình bầu dục hoặc hình tròn có viền sẫm màu, phần trung tâm có vảy màu hồng hoặc trắng, bong tróc.

- Viêm da dị ứng tiếp xúc

Triệu chứng điển hình của bệnh là da bị bong tróc, nứt nẻ kèm theo mụn nước. Lột da tay có ảnh hưởng gì không đối với bệnh lý này chính là cảm giác đau, ngứa rất khó chịu khi bệnh trở nặng vì lúc ấy da sẽ ngày càng khô ráp và dễ bong tróc ở diện rộng. Viêm da dị ứng tiếp xúc thường gặp ở người có làn da bị kích ứng do chất hóa học như: cao su, chất tẩy rửa, niken,...

- Viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa trong điều kiện bình thường hầu như không gây ra bất cứ biểu hiện nào. Tuy nhiên, nếu gặp điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ làm xuất hiện các đám da mẩn đỏ, bong tróc và tình trạng rối loạn sắc tố da. Khi ngứa ngáy, nếu người bệnh gãi nhiều rất dễ khiến da ửng đỏ và bị bong tróc.

Với những nguyên nhân bệnh lý về da gây nên hiện tượng lột da tay trên đây có thể thấy tùy từng trường hợp cụ thể mà mức độ ảnh hưởng của triệu chứng lột da tay sẽ có sự khác nhau. Ở mức độ nặng nhất, lột da tay do viêm da dị ứng tiếp xúc, bệnh chàm, vảy nến, á sừng,... có thể khiến cho hoạt động thường ngày của người bệnh gặp khó khăn, bội nhiễm và tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.

Khác với trường hợp lột da tay do tác động của yếu tố bên ngoài, khi da tay bị lột do một bệnh lý về da nào đó thì không thể chủ quan được và nếu muốn chấm dứt tình trạng này, cần phải có biện pháp điều trị phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi vậy, nếu có những biểu hiện dưới đây thì bạn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

Thăm khám bác sĩ da liễu là cách tốt nhất để biết chính xác lột da tay có ảnh hưởng gì không

- Da bị bong trợt, khô và dần dần mất hết vân tay.

- Có các đám da đỏ không rõ ranh giới kèm theo sẩn ngứa, đám sẩn và mụn nước tiết dịch nhưng không có vảy da.

- Bị ngứa ngáy nhiều, đặc biệt là vào buổi đêm gây mất ngủ, nhiễm trùng hoặc trầy xước da nghiêm trọng vì gãi ngứa.

2. Nên làm gì khi bị lột da tay?

Việc xử trí với tình trạng lột da tay cũng cần dựa trên căn nguyên gây ra nó. Hầu hết các trường hợp lột da tay xuất phát từ tác động bên ngoài có thể cải thiện được khi duy trì dưỡng ẩm đều đặn cho da tay, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, kim loại nặng, chất tẩy rửa vì chúng dễ làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Các trường hợp xuất phát từ yếu tố bệnh lý thì cần thăm khám bác sĩ da liễu để có biện pháp điều trị phù hợp.

Thực tế hiện nay có không ít người bị lột da tay liền dùng muối, chà bàn chải vào thương tổn hoặc sử dụng các biện pháp lột da tay. Đây là việc làm sai lầm vì nó rất dễ kích thích làm nghiêm trọng hơn tình trạng chảy máu, nhiễm trùng vị trí da bị tổn thương.

Không ai biết chính xác được lý do khiến da mình bị lột là gì nên cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa mới biết được lột da tay có ảnh hưởng gì không để khi cần thiết sẽ có biện pháp điều trị hiệu quả. Nếu cần tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này, quý khách hàng có thể gọi đến hotline tư vấn sức khỏe của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Tổng đài viên sẽ có những chia sẻ cụ thể và xác đáng về vấn đề mà quý khách đang bận tâm.

Tại sao bị lột da đầu ngón tay?

Đầu ngón tay có thể bị lột da, bong tróc da nếu như bạn tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như hoá chất, các chất có trong sản phẩm làm bằng da,... dấu hiệu thường gặp ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân, nên cần lưu ý những đồ vật có nguy cơ gây dị ứng để tránh tái phát. Vảy nến là bệnh gây ra do yếu tố tự miễn.

Ngón tay bị bong da phải làm sao?

Cách xử lý với hiện tượng bong tróc da tay.

Ngâm tay với mật ong và nước cốt chanh. ... .

Dưỡng ẩm tại nhà bằng mật ong. ... .

Ngâm da tay bị bong tróc bằng yến mạch. ... .

Dưỡng da bằng dưa chuột. ... .

Giúp da khô mềm mại hơn bằng dầu dừa. ... .

Thoa lên da tay hỗn hợp chuối chín, mật ong và sữa. ... .

Nhẹ nhàng với làn da của bạn. ... .

Chườm mát cho da tay..

Bàn tay bị lột da là bệnh gì?

Bong tróc da tay còn là biểu hiện của một số bệnh da liễu như: Chàm da, bệnh vẩy nến, tiêu sừng tẩy tế bào chết,... Những căn bệnh này đều có biểu hiện chung là bong tróc da tay. Vì thế bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra liệu pháp chữa trị tốt nhất để tránh da tay bị tổn thương nặng nề1.

Da tay chân bị bong tróc là thiếu chất gì?

Thiếu Vitamin B3 hoặc thừa vitamin A có thể dẫn đến bong tróc da tay. Trong trường hợp thiếu hụt vitamin bạn nên bổ sung bằng rau xanh, trái cây và các loại thức ăn khác.

Chủ đề