Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì năm 2024

Nôn mửa là tình trạng thức ăn sau khi được tiêu thụ trào ngược ra đường miệng. Nguyên nhân có thể từ bên trong như sỏi mật, vấn đề về hệ tiêu hóa và các tế bào đường ruột, hoặc cũng có thể do các nguyên nhân bên ngoài như do dị ứng, ngộ độc thực phẩm, ăn quá nhiều...

Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì năm 2024

Nôn mửa là tình trạng thức ăn sau khi được tiêu thụ trào ngược ra đường miệng.

Dị ứng thực phẩm

Cơ thể bạn có thể không “chấp nhận” một số thành phần trong một số thực phẩm nhất định. Khi vô tình ăn phải những món ăn mà cơ thể dị ứng, chắc chắn bạn sẽ bị nôn mửa. Có người dị ứng khi ăn hải sản, đậu phộng, có người lại dị ứng với cá, trứng, sữa...Vì vậy, bạn cần nhận biết cơ thể mình có phản ứng dị ứng với loại thực phẩm nào để tránh ăn phải gây nôn mửa.

Các thói quen xấu

Hút thuốc lá và uống quá nhiều đồ uống chứa cồn như rượu, bia trong bữa ăn cũng là một nguyên nhân có thể gây buồn nôn.

Thói quen ăn uống

Ăn quá nhiều, ăn vội và nhai không kỹ không những khiến bạn buồn nôn mà còn gây các vấn đề khác về tiêu hóa.

Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì năm 2024

Ăn quá nhiều, nhai không kỹ cũng là nguyên nhân gây nôn mửa

Ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, ói mửa do cơ thể đang tự động tìm cách đẩy chất độc ra ngoài.

Khó tiêu

Tình trạng khó tiêu có thể dẫn đến đầy hơi, ợ nóng, đau dạ dày và nôn mửa.

Tính axít

Khi các a-xít trong dạ dày mất đi độ cân bằng tự nhiên, rất nhiều thay đổi sẽ diễn ra trong hệ tiêu hóa và có thể gây nôn mửa.

Ký sinh trùng

Vi khuẩn, virus và các loại ký sinh trùng khác gây nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng là một trong các nguyên nhân khiến bạn buồn nôn.

Chứng buồn nôn sau khi ăn sáng hầu như ai cũng một hoặc vài lần gặp phải. Đây thực ra không phải hiện tượng quá nguy hiểm. Trừ khi nó đi kèm một vài dấu hiệu nghiêm trọng khác. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và làm thế nào để khắc phục. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc.

Nguyên nhân gây buồn nôn sau khi ăn sáng

Nhiều người cho rằng đa số hiện tượng buồn nôn sau khi ăn sáng là do mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ăn uống không điều độ

Nếu bạn thường xuyên có cảm giác khó chịu, chướng bụng, buồn nôn sau khi ăn sáng thì nguyên nhân trực tiếp là do thói quen ăn uống của bạn.

Có thể do bạn bỏ bữa thường xuyên. Ăn uống không điều độ, ăn quá no. Hoặc ăn không đúng giờ, sử dụng những thực phẩm có cồn, chứa chất kích thích.

Một tác nhân khác là từ những thực phẩm giàu tinh bột. Quá nhiều tinh bột khiến hệ tiêu hóa không tiết men kịp để tiêu thụ làm thức ăn ứ đọng trong dạ dày.

Một số người quan niệm ăn nhiều chất xơ sẽ hỗ trợ tiêu hóa. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều chất xơ, chất đạm một lúc thì sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, buồn nôn nhưng lại không thể nôn được.

Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì năm 2024

Buồn nôn sau khi ăn sáng xuất phát từ thói quen ăn uống không khoa học

Dị ứng với thức ăn

Dị ứng thực phẩm tức là hệ miễn dịch xác định nhầm một chất nào đó trong thực phẩm là một chất có hại nên đã phát sinh kháng thể chống lại chất này. Những lần sau nếu bạn ăn thực phẩm này dù chỉ với một lượng nhỏ cũng sẽ bị hệ miễn dịch chống lại. Khi bị dị ứng, bạn có thể có nhiều dấu hiệu cụ thể, trong đó có thể có buồn nôn, khó chịu.

Một trong những triệu chứng khi bị dị ứng là nổi mề đay, tiêu chảy, bụng đau quặn, khởi phát hen phế quản,… Nếu nặng hơn có thể bị sốc phản vệ. Do đó, khi đã có những dấu hiệu trên, hãy nhớ lại mình đã ăn những thực phẩm gì để tránh ăn những lần sau.

Ngộ độc thực phẩm

Nếu bạn ăn sáng nhằm phải thức ăn bị nhiễm khuẩn thì chỉ sau vài giờ hoặc một ngày, bụng sẽ rất khó chịu và bắt đầu buồn nôn. Và chỉ khi bạn nôn những chất đó ra khỏi cơ thể thì bạn mới cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, nôn nhiều có thể khiến bạn mất nước và điện giải. Do đó, điều đầu tiên khi bị ngộ độc thực phẩm là phải bổ sung nước.

Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì năm 2024

Buồn nôn sau khi ăn có thể do ngộ độc thực phẩm

Do những bệnh lý về dạ dày

Dạ dày là nơi chứa thức ăn và tiêu hóa thức ăn. Do đó, nếu bị buồn nôn sau khi ăn sáng thì không thể bỏ qua nguyên nhân từ dạ dày. Bạn có thể mắc một trong những vấn đề sau:

  • Viêm loét dạ dày: Đây là tình trạng yếu tố tấn công thắng yếu tố bảo vệ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Làm cho chức năng co bóp, tiết dịch vị của dạ dày suy giảm. Do đó, thức ăn sẽ ứ đọng lâu trong dạ dày gây chướng bụng, đầy hơi. Lúc này, dạ dày có xu hướng đẩy ngược thức ăn ra ngoài cơ thể để giảm áp lực, làm bạn có cảm giác buồn nôn.
  • Trào ngược dạ dày: Chứng buồn nôn vào sáng sớm khi đánh răng hoặc sau khi ăn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trào ngược dạ dày. Kèm theo đó, bạn có thể cảm thấy nóng rát lòng ngực, ợ nóng, ợ hơi. Hoặc bất ngờ miệng tiết nhiều nước bọt. Đây chính là những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Chấn thương não

Nếu bạn nghĩ rằng não và dạ dày không liên quan thì thực sự đã sai lầm. Khi sọ não, hộp sọ hay da đầu bị tổn thương, áp lực trong hộp sọ sẽ tăng lên. Điều này khiến các dây thần kinh bị chèn ép hoặc thay đổi vị trí làm bạn cảm thấy buồn nôn, nhất là vào buổi sáng.

Căng thẳng, lo âu

Thông thường, buổi sáng là thời điểm dễ khiến bạn căng thẳng nhất. Những người bị rối loạn lo âu, trầm cảm, khi lo lắng, suy nghĩ thường sẽ bị buồn nôn.

Thực chất buồn nôn chỉ làm tình trạng tồi tệ hơn, nhất là với những người rất coi trọng sức khỏe. Chính điều này lâu dần sẽ khiến bạn có chứng buồn nôn liên quan đến lo lắng và dần trở thành mãn tính.

Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì năm 2024

Căng thẳng lo âu cũng có thể làm bạn buồn nôn

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, buồn nôn sau khi ăn sáng có thể do những nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn giấc ngủ, cơ thể suy nhược: Chẳng hạn như bạn mất ngủ hoặc sau một chuyến bay dài,… làm rối loạn chu kỳ thức ngủ của bạn. Sự thay đổi này tác động đến hệ thần kinh nội tiết làm bạn cảm thấy buồn nôn.
  • Nghẹt mũi, sổ mũi: Việc nghẹt mũi có thể gây áp lực lên tai trong. Từ đó áp lực lên dạ dày và gây ra tình trạng nôn ói. Bên cạnh đó, khi bạn sổ mũi, chất nhầy có thể chảy ngược vào họng, kích ứng cổ họng gây nôn.
  • Cũng có thể do bạn dùng thuốc giảm đau, đang hóa trị, xạ trị, có vấn đề về túi mật mà khiến bạn buồn nôn vào buổi sáng hoặc thậm chí trong ngày.

Kinh nghiệm khắc phục buồn nôn sau khi ăn sáng hiệu quả

Chứng buồn nôn sau khi ăn sáng sẽ khiến người bệnh rất khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Vì vậy, khi gặp triệu chứng bày, bạn nên khắc phục càng sớm càng tốt.

Chườm ấm hoặc tắm nước ấm

Nếu bị buồn nôn khó chịu, bạn có thể dùng túi chườm ấm để chườm lên bụng. Túi chườm ấm sẽ làm máu lưu thông dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tắm nước ấm, khi tắm nhớ nắm chặt hai tay. Việc này cũng sẽ cải thiện chứng buồn nôn rất hiệu quả.

Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì năm 2024

Chườm ấm có thể làm dịu cơn buồn nôn

Xoa bóp, bấm huyệt

Cách làm này rất đơn giản và bạn hoàn toàn có thể tự làm. Dùng 2 ngón tay ấn vào phần gân mềm giữa ngón cái và xương, giữ và day trong vòng 5 phút. Lưu ý là bạn phải day liên tục. Cảm giác buồn nôn sẽ mất đi.

Uống trà gừng và trà húng quế

Gừng có tính ấm, vị cay và chứa hoạt chất chống buồn nôn. Do đó, ngay khi xuất hiện dấu hiệu buồn nôn sau khi ăn sáng, bạn hãy pha một ly trà gừng để đẩy lùi cơn buồn nôn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng trà húng quế để khắc phục những vấn đề về hệ tiêu hóa. Bạn có thể dùng trà hoặc cho lá húng quế hãm với nước sôi.

Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì năm 2024

Trà gừng cũng có tác dụng giảm buồn nôn sau khi ăn sáng hiệu quả

Ăn chuối

Nếu bạn uống một ly nước ấm rồi ăn một quả chuối, cảm giác buồn nôn sẽ biến mất. Đây là cách trị buồn nôn sau ăn rất hiệu quả và đơn giản mà bạn dễ dàng áp dụng.

Giải đáp các hiện tượng buồn nôn sau khi ăn sáng

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, buồn nôn sau khi ăn sáng cũng có thể xuất phát hoặc đi kèm một số hiện tượng sau.

Chóng mặt buồn nôn vào sáng sớm

Buổi sáng, nếu vừa ngủ dậy bạn đã bị chóng mặt, buồn nôn bạn thường nghĩ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ diễn ra một vài lần thì có thể bình thường. Nhưng diễn ra thường xuyên thì bạn nên chú ý đến những triệu chứng khác. Đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó, chẳng hạn như thiếu máu lên não.

Hiện tượng buồn nôn sáng sớm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Do đó, nếu tình trạng chóng mặt buồn nôn vào sáng sớm diễn ra thường xuyên, bạn nên gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

Buồn nôn có phải mang thai không?

Buồn nôn, ốm nghén là một trong những dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào việc buồn nôn để xác định mang thai hay không thì vẫn còn thiếu. Bạn có thể đang gặp phải những vấn đề về tiêu hóa. Nếu thực sự mang thai, ngoài buồn nôn, cơ thể còn có một số triệu chứng khác như tức ngực, chậm kinh, đi tiểu nhiều,…

Vì thế, nếu bạn băn khoăn liệu buồn nôn có phải mang thai thì tốt nhất, bạn nên thử thai để có câu trả lời chính xác. Nếu kết quả là 2 vạch thì hãy gặp bác sĩ để nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì năm 2024

Buồn nôn có thể không phải là dấu hiệu mang thai

Buồn nôn vào sáng sớm khi mang thai

Việc mẹ bị buồn nôn vào sáng sớm khi mang thai là hiện tượng bình thường. Đây chỉ là những cơn ốm nghén thường xảy ra ở 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu những cơn buồn nôn càng ngày càng nặng, nôn mất kiểm soát kèm đau rát thì có thể mẹ đã gặp phải vấn đề về dạ dày.

Lúc này, mẹ cần gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến thai nhi.

Bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ khám bệnh uy tín tại Hà Nội

Như những thông tin đã đề cập, chứng buồn nôn sau khi ăn sáng có thể cảnh báo nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và ngày càng trầm trọng thì bạn cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt. Nếu đang băn khoăn không biết địa chỉ nào uy tín để chăm sóc sức khỏe thì Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một lựa chọn mà bạn có thể tham khảo.

Buồn nôn sau khi ăn là bệnh gì năm 2024

Bệnh nhân được tư vấn tận tình khi tới thăm khám tại Hồng Ngọc

Với hơn 18 năm phát triển, bệnh viện đã và đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực y tế. Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn cùng trang thiết bị y tế hiện đại bệnh viện đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện của khách hàng.

Vì thế, nếu đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe như buồn nôn sau khi ăn sáng, bạn có thể tới thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Buồn nôn sau khi ăn nên làm gì?

Để giảm cảm giác buồn nôn sau khi ăn, bạn có thể thử một cách sau:.

Uống nước ấm kết hợp ăn 1 quả chuối chín để làm dịu bụng..

Uống 1 tách trà gừng ấm để giảm đau bụng, ổn định đường tiêu hóa và giảm buồn nôn..

Uống trà bạc hà hoặc thoa dầu bạc hà lên bụng..

Tại sao ăn quá no lại buồn nôn?

Việc ăn quá no sẽ khiến cho dạ dày bị căng phồng, nhu động ruột chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ, từ đó dẫn đến việc thức ăn không thể tiêu hóa hết, lâu dần sẽ gây ra tác hại như: Ăn quá no khiến khó chịu trong bụng, đầy hơi.

Sau khi nôn nên ăn uống gì?

Sau khi nôn và đi tiêu thì cơ thể bị mất nước. Do vậy cần phải bù nước bằng cách uống nhiều nước lọc, nước oresol, chanh muối hoặc nước dừa tươi. Nếu người ngộ độc thực phẩm bị co giật, ngừng thở, ngừng tim thì tiến hành hô hấp nhân tạo rồi đưa ngay đến bệnh viện để điều trị.

Ăn vào buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

Ăn xong buồn nôn cũng là dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Buồn nôn và nôn ói sau khi ăn xong có thể do chức năng tiêu hóa bị suy giảm, niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích do một số loại bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…