Ca sĩ thanh tuyền đã chêt là ai?

Sau thời gian im ắng vì dịch bệnh, Quang Lê và các đồng nghiệp có dịp trở lại hoạt động tại Mỹ. Được biết, do tình hình dịch bệnh tại xứ cờ hoa đang dần được kiểm soát nên các chương trình âm nhạc đã được phép tổ chức. Xuất hiện cùng danh ca Thanh Tuyền trên sóng livestream của một trung tâm hải ngoại, Quang Lê chia sẻ nhiều kỷ niệm thú vị về chuyện nghề.

Dù đã có kinh nghiệm hàng chục năm trên sân khấu nhưng Quang Lê thừa nhận mình từng gặp nhiều sự cố nhớ đời. Một trong những bài học xương máu của nam ca sĩ chính là cách ứng xử với khán giả. Đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống khi gặp vấn đề về giọng hát khi biểu diễn.

Quang Lê cho biết anh bị khán giả phản ứng, giận 20 năm vì đi hát mà than bệnh

Ảnh: Chụp màn hình

Anh tâm sự với ca sĩ Thanh Tuyền: “Cách đây 20 năm, tôi sang Úc biểu diễn và bị bệnh thật. Tôi có chia sẻ với khán giả và bị một người giận tôi đến 20 năm luôn. Ông ấy bảo rằng tôi bỏ tiền đi xem Quang Lê hát, không thể nào đưa một lý do như vậy. Một là hát, hai là không hát, không có đính chính là do bệnh mà hát dở”.

Đồng thời, giọng ca Sầu tím thiệp hồng cũng cho biết từ đó anh rất thận trọng khi chia sẻ với công chúng. Quang Lê tâm sự: “Khán giả bỏ tiền xem mình hát mà mình lên sân khấu than thì có lỗi với họ. Nếu mình bệnh thì cam chịu hát đi. Có thể họ nghe giọng Quang Lê hôm nay khác khác, giọng Thanh Tuyền hôm nay khàn khàn, rồi họ cũng quên. Nhưng nếu mình nói hôm nay tôi khổ quá, tôi bệnh tôi hát dở là khán giả giận”. 

Danh ca Thanh Tuyền tiết lộ từng hay tin cha mất khi sắp ra sân khấu biểu diễn

Ảnh: Chụp màn hình

Đồng cảm với hậu bối, nữ nghệ sĩ cho biết dù cuộc sống có gặp sóng gió thế nào, đã là nghệ sĩ thì phải làm tròn bổn phận với công chúng. Tại đây, bà kể lại sự kiện đau thương năm nào khi phải cố gắng hoàn thành tiết mục lúc hay tin cha ruột qua đời.

Danh ca Thanh Tuyền ngậm ngùi nói: “Năm cha tôi mất, tôi không về được. Ra sân khấu, nghe tin cha chết mà mặt vẫn phải ráng tươi cười, giấu hết cảm xúc vào trong. Nghệ sĩ mà, mình nên mang cái vui, cái đẹp đến khán giả chứ đừng mang cái buồn. Nhìn nghệ sĩ như vậy chứ sau bức màn nhung thì cay đắng lắm. Ngược lại, chúng tôi được khán giả yêu thương. Đó là sự đền bù xứng đáng”. Ngoài ra, bà cũng tiết lộ khi trình diễn, bản thân luôn tập trung cao độ, gạt hết mọi suy nghĩ, cảm xúc để đảm bảo có tiết mục chỉn chu nhất.

Tin liên quan

Ca sĩ Thanh Tuyền tên thật là Phạm Như Mai, sinh năm 1947 (tuổi Đinh Hợi), tuy nhiên năm sinh trên giấy tờ của cô là 1948. Cô là chị cả trong một gia đình nghèo ở Đà Lạt có tổng cộng đến 16 người con, trong đó có người thứ 8 là ca sĩ Sơn Tuyền. Lên trung học, cô bé Như Mai thi đậu vào trường nữ Bùi Thị Xuân danh tiếng nhất Đà Lạt, dù nhà nghèo đông con nhưng cô vẫn cố gắng học giỏi với ước mơ sau này trở thành cô giáo. Tuy nhiên từ nhỏ Như Mai đã say mê và có năng khiếu về ca hát, vì vậy vào ăm 1959, khi chỉ mới vừa lên trung học, Như Mai đã đoạt được giải Thần đồng Đà Lạt với ca khúc Nắng Đẹp Miền Nam của nhạc sĩ Lam Phương.

Đầu thập niên 1960, khi còn đang đi học, cô được nhận vào hát ở đài phát thanh, đồng thời được người cậu chỉ dẫn nhạc lý sơ cấp. Trong một lần thu thanh tại đài phát thanh ca khúc Vọng Gác Đêm Sương của nhạc sĩ Mạnh Phát, được chính nhạc sĩ Mạnh Phát tình cờ nghe được và nhận ra những tiềm năng của cô nữ sinh Đà Lạt, sau đó nói lại với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Giám đốc hãng dĩa Continental.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã kể lại quãng thời gian ấy trong hồi ký như sau:

Đó là vào năm 1964, tôi đi nghỉ dưỡng sức ở Đà Lạt. Bạn bè thân hữu ở Đài Phát Thanh đến thăm hỏi, có giới thiệu giọng hát cô bé Như Mai nhiều triển vọng. Cô là nữ sinh trường Bùi Thị Xuân, hàng tuần có tham gia hát ở Đài Phát Thanh Đà Lạt.

Rồi nhân dịp nghỉ hè, trường Bùi Thị Xuân tổ chức phát thưởng bế giảng năm học, mời tôi đến dự lễ. Đến phần văn nghệ, người dẫn chương trình giới thiệu “nữ sinh Như Mai hát tặng cho khách quý đến từ Saigon”. Giọng cô nữ sinh Bùi Thị Xuân lảnh lót cất lên, khỏe khoắn đầy nội lực thanh xuân, âm vang làm rộn rã cả sân trường. Tôi nghe cháy bỏng một ước mơ, một hy vọng mà cô bé như muốn ngỏ cùng ai.

Khi chấm dứt bài hát, Như Mai ngước nhìn tôi. Tôi hiểu ý nên mời cô bé lên gặp tôi trên khán đài và hỏi: “Cháu có muốn trở thành ca sĩ không?”. Như Mai xúc động gật đầu. Sau đó tôi gặp thân sinh của Như Mai và bàn chuyện đưa cô bé về Saigon để đào tạo thành ca sĩ.

Khi ấy, tôi còn độc thân, ngày ngày ăn cơm chợ, tối tối ngủ ở đơn vị, thật không tiện chút nào để đỡ đần một cô gái trẻ xa nhà như vậy. Thế nên, sau khi bàn bạc với Ban Giám Đốc Hãng Dĩa Continental, tôi nhờ nhạc sĩ Mạnh Phát lên Đà Lạt rước Như Mai về Saigon, tá túc trong gia đình của ông, cũng là gia đình của đôi nghệ sĩ tài danh Minh Diệu – Mạnh Phát thời bấy giờ. Mọi phí tổn ăn ở do Hãng Đĩa Continental đài thọ.

Tôi lên chương trình đào tạo và đặt tên mới cho Như Mai là Thanh Tuyền, ý muốn nói là giòng suối xanh của Cao nguyên Đà Lạt. Chỉ trong vòng 8 tháng có mặt ở thủ đô Saigon, Thanh Tuyền đã có đĩa và băng nhạc giới thiệu với người yêu nhạc. Như con chim lạ từ xứ sương mù, một bông hoa rừng còn đẫm ướt hơi sương, Thanh Tuyền nhanh chóng chiếm được sự mến mộ của người yêu nhạc thủ đô, sánh vai cùng đàn anh đàn chị trên Đài Phát Thanh, trên sân khấu Đại Nhạc Hội, phòng trà ca nhạc, được báo giới Saigon không tiếc lời ca ngợi. Năm ấy, Thanh Tuyền vừa đúng 17 tuổi.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Sau này, ca sĩ Thanh Tuyền nói rằng ngoài nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã hết lòng nâng đỡ cô rất nhiều trong những bước đầu của sự nghiệp, cô còn mang ơn đôi vợ chồng nghệ sĩ Mạnh Phát – Minh Diệu rất nhiều. Đây là đôi song ca nổi tiếng trên đài Pháp Á từ thập niên 1940, và họ đã truyền lại hết những kiến thức và kinh nghiệm cho cô gái nhỏ đến từ Đà Lạt mà họ xem như là con gái ở trong nhà.

Ca khúc đầu tiên được ca sĩ Thanh Tuyền thu trong dĩa nhựa là Dấu Chân Kỷ Niệm (của thầy là nhạc sĩ Mạnh Phát), ngay lập tức đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả. Cô cũng góp mặt lần đầu tiên trong một chương trình nhạc của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương trên đài truyền hình và liên tục trong nhiều chương trình khác.


Click để nghe Thanh Tuyền hát Dấu Chân Kỷ Niệm

Mặc dù là học trò của Nguyễn Văn Đông và độc quyền cho hãng Sơn Ca và Continental của nhạc sĩ này, nhưng Thanh Tuyền vẫn được cho phép hát cho các hãng khác, đặc biệt là vào năm 1966, khi cô bắt đầu cộng tác với hãng đĩa Asia Sóng Nhạc và Hãng Dĩa Việt Nam, tên tuổi Thanh Tuyền vụt sáng với rất nhiều ca khúc ăn khách, nhất là Đà Lạt Hoàng Hôn và Nỗi Buồn Hoa Phượng, những bài hát đã khẳng định được tên tuổi và vị trí của Thanh Tuyền đối với công chúng.

Cho đến năm 18 tuổi (1966), Thanh Tuyền đã là một cái tên sáng giá trong làng nhạc Sài Gòn, nhưng cô chỉ thu dĩa và hát cho đài phát thanh. Sau đó cô mới đủ tuổi hát phòng trà và đặt chân vào hát tại các vũ trường như Tự Do, Maxim’s… Thời đỉnh cao, Thanh Tuyền cho biết cô hát cho 6 phòng trà mỗi đêm.

Sau khi đã có chỗ đứng trong làng tân nhạc, Thanh Tuyền lại được nhạc sĩ, kiêm soạn giả Viễn Châu dìu dắt tập ca vọng cổ và đã có những thành công nhất định với giọng hát truyền cảm ngọt ngào. Vì vậy, hãng dĩa Hồng Hoa đã mời cô thu liên tiếp nhiều dĩa hát tân cổ nhạc và được giới hoan nghênh nhiệt liệt, như Dấu Chân Kỷ Niệm, Chuyện Tình Người Đan Áo, Phố Vắng Em Rồi, Nỗi Buồn Gác Trọ… Mời các bạn nghe Thanh Tuyền hát tân cổ ở bên dưới:


Click để nghe Thanh Tuyền hát Tân Cổ nhạc

Từ năm 1967 – 1968, Thanh Tuyền bắt đầu hát song ca cùng ca sĩ Chế Linh và trở thành một hiện được, trở thành đôi song ca nhạc vàng được yêu thích nhất từ trước đến nay. Người ghép đôi để Thanh Tuyền hát song ca cùng Chế Linh chính là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, vào thời điểm nam danh ca nhạc vàng này đang cộng tác với hãng đĩa Continental của ông. Đĩa hát Continental có bài hát “Hái Hoa Rừng Cho Em” của nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân đánh dấu lần đầu Chế Linh – Thanh Tuyền song ca và ăn khách ngoài mong đợi. Những hãng đĩa khác sau đó đã tiếp tục khai thác cặp đôi song ca này, cũng như hàng loạt ca khúc được sáng tác để Chế Linh – Thanh Tuyền song ca, đó là Con Đường Xưa Em Đi, Phút Cuối, Tình Bơ Vơ…


Click để nghe Chế Linh và Thanh Tuyền song ca Hái Hoa Rừng Cho Em

Năm 1970, Thanh Tuyền đoạt 2 giải Kim Khánh là nữ ca sĩ được yêu thích nhất và album được yêu thích nhất trên báo Trắng Đen do khán thỉnh giả bình chọn. Từ năm 1972 – 1974, theo cuộc trưng cầu ý kiến độc giả của nhật báo Trắng Đen, Thanh Tuyền đều được bình chọn là nữ ca sĩ ăn khách nhất.

Cũng như nhiều ca sĩ khác cùng thế hệ, sở hữu được nét riêng biệt trong giọng hát. Khi cô cất tiếng hát lên là biết ngay đó là Thanh Tuyền không lẫn vào đâu được bởi chất giọng đặc biệt, cách luyến láy đã trở thành thương hiệu. Cô hát theo lối bạch thanh, giọng cao vút, ngân nga, trầm bổng.

Năm 1968, Thanh Tuyền lên xe hoa, cô không hát phòng trà nữa mà chỉ tiếp tục hát trong băng đĩa.

Năm 1970, Trung tâm Thúy Nga phát hành cuốn băng đầu tiên mang tên Tiếng Hát Thanh Tuyền 1. Đây cũng là băng nhạc đầu tiên thu thanh chỉ 1 giọng hát trong nguyên băng nhạc 18 ca khúc. Thanh Tuyền cho biết lúc đó cô thân với bà Thúy (giám đốc trung tâm Thúy Nga), và cuốn băng này chỉ được thu một cách ngẫu hứng mà cô không nghĩ nhiều đến hậu quả. Không ngờ cuốn băng cối (magnetic) Tiếng Hát Thanh Tuyền 1 này bán rất chạy, làm tiền đề cho sự phát triển của trung tâm Thúy Nga cho đến tận ngày nay. Nhưng đổi lại, Thanh Tuyền cũng chịu một sự trừng phạt lớn là bị thầy Nguyễn Văn Đông từ mặt suốt 2 năm vì lý do thu âm cho một trung tâm khác mà không hỏi ý kiến ông (lúc đó Thanh Tuyền vẫn là học trò và là ca sĩ độc quyền của Continental).

Sau thành công của băng nhạc Tiếng hát Thanh Tuyền 1, Thanh Tuyền đã thu âm tiếng hát Thanh Tuyền 2 bán cho Hãng dĩa Việt Nam để phát hành. Hãng dĩa Việt Nam tiếp tục mời Thanh Tuyền thực hiện tiếng hát Thanh Tuyền 3, Thanh Tuyền 4 cho đến năm 1975.


Click để nghe băng nhạc Tiếng Hát Thanh Tuyền – 1 trong những băng nhạc vàng bán chạy nhất thập niên 1970

Đang ở trên đỉnh cao của danh vọng và sự nghiệp lừng lẫy thì cuộc đời Thanh Tuyền sang trang vào biến cố 1975. Chồng của cô vượt biên trước, để lại cô với 3 người con còn rất nhỏ (6 tuổi, 3 tuổi và 1 tháng tuổi) cùng lời hẹn sang ổn định trước thì đón 3 mẹ con sang Mỹ.

Nhưng suốt 3 năm, chồng đi biệt xứ không tin tức. Thanh Tuyền ở lại sống trong hoang mang rằng có thể chồng mình đã không vượt qua được những cơn bão trên đại dương. Nhưng thực tế, ông có được một cuộc sống ổn định trên đất Hoa Kỳ. Ở lại trong nước, Thanh Tuyền sống một cuộc sống thiếu thốn, bên nách 3 con thơ, vừa phải làm mẹ, vừa phải làm cha.

Thời điểm này, Thanh Tuyền là ca sĩ của đoàn Kim Cương. Năm 1976, cô góp mặt cùng một vài ca sĩ khác của đoàn Kim Cương – Ngọc Chánh trong băng nhạc đỏ Đường Chúng Ta Đi, cô hát hai ca khúc “Tiếng Chày Trên Sóc BomBo” và “Nổi Lửa Lên Em”. Mời các bạn nghe băng nhạc “độc đáo” này ở bên dưới:


Click để nghe băng Đường Chúng Ta Đi

Năm 1978, Thanh Tuyền quyết định đi Mỹ, cô tị nạn ở đải Pulau Bidong 1 năm trước khi sang Hoa Kỳ năm 1979. Tại đây cô tìm kiếm và gặp lại chồng, nhưng người này đã có gia đình mới. Sau đó Thanh Tuyền đi bước nữa với một người đàn ông đã giúp đỡ cô rất nhiều trong những năm tháng khó khăn sau 1975, cũng là người giúp cô đưa con sang được đến Mỹ.

Năm 1981, Thanh Tuyền tự thực hiện và phát hành băng nhạc đầu tiên ở hải ngoại mang tên Gửi Người Ngàn Dặm, sau đó bán lại cho Trung tâm Thanh Lan phát hành với số doanh số kỷ lục. Thập niên 1980 cũng chứng kiến sự trở lại ngoạn mục của giọng hát vàng một thời. Chỉ trong vài năm, Thanh Tuyền liên tục ra hàng chục album mới với sự đón nhận của người Việt xa xứ.

Cho đến nay, ở tuổi ngoài 70, Thanh Tuyền vẫn còn đi hát, tuy nhiên khá hạn chế tùy theo điều kiện sức khỏe. Cô được xem là một trong những ca sĩ hát live tốt nhất trong số những nữ ca sĩ tuổi ngoài 70 hiện nay.

nhacxua.vn biên soạn

Video liên quan

Chủ đề