Cá trê và cá tra cá nào dễ nuôi

Hiện nay, người nuôi cá tra với mật độ cao thường cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp, cá nhanh lớn nhưng giá thành cao do chi phí thức ăn rất tốn. Vì vậy, nuôi cá tra bằng thức ăn tự chế là cách hữu hiệu để giảm giá thành.

Cá tra ăn tạp, rất nhanh lớn và rất dễ nuôi, trong điều kiện nuôi thâm canh chỉ 4-5 tháng là cá đạt trong lượng 1,0-1,2 kg. Cá nuôi lâu năm có thể đạt trọng lượng 10-12 kg/con nhưng vì không kinh tế nên người ta thường bán khi cá đạt trọng lượng 1,0-1,2 kg/con. Cá tra ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Mùa vụ sinh sản của cá tra trong tự nhiên vào tháng 5-6 âm lịch hằng năm. Cá đẻ một lần trong năm, bãi đẻ thường trên phần sông MêKông thuộc địa phận Campuchia. Trước đây khi mà con cá tra chưa được sinh sản bằng phương pháp nhân tạo thì nguồn giống cá tra giống chỉ được bắt ở dưới sông, khu vực giáp ranh với nước bạn.Chuẩn bị ao nuôi: Ao nuôi cá cần gần nguồn nước ngọt để khi cần lấy nước và rút nước được dễ dàng. Ao có hình chữ nhật, diện tích ao nuôi có thể biến động từ vài công (mỗi công = 1.000 m2) đến vài ha tùy theo khả năng nuôi và diện tích sẵn có, nhưng thích hợp nhất là từ 1.000-1500 m2, chiều sâu 1,5-2,5 m. Bờ ao cần cao hơn đỉnh lũ cao nhất hằng năm 0,5 m nhằm tránh ngập lụt trong mùa lũ. Xung quanh ao đắp thêm bờ đất nhỏ cao thêm 20 cm để ngăn nước mưa tràn xuống làm đục nước ao ảnh hưởng đến hoạt động của cá. Mặt bờ cần trồng rau muống để ngăn sạt lở và làm thức ăn xanh cho cá.Cải tạo ao: Đối với ao đã có sẵn thì cần cải tạo lại ao trước khi nuôi. Cần rút cạn nước, vét bùn ở đáy ao, bón lót vôi khử trùng với lượng 10-15 kg/100 m2 ao, phơi đáy ao 2-3 ngày, kết hợp dọn sạch cỏ bờ ao, lấp các lỗ mọi rò rỉ và ống bọng (cứ khoảng 200-300 m2 ao cần một ống bọng lấy nước, đường kính 25-30 cm). Trên bờ ao cũng cần bón vôi với lượng tương tự như dưới ao để ngăn phèn rửa trôi xuống ao. Đối với ao mới đào thì cần phải tiến hành bón vôi theo bờ ao theo từng lớp đất 30-40 kg vôi bột cho 100 m3 đất và bón đáy ao 20-30 kg/100 m2. Khi cho nước vào ao cần xác định thường xuyên độ pH, bơm nước cũ bỏ đi và thay nước mới vào nếu thấy pH nước còn quá acid (tức nước bị nhiễm phèn, rất độc cho cá) cho đến khi nào thấy pH bằng 6 -7 mới thả cá con vào ao.Thả cá: Cá giống cần khỏe mạnh và có kích cỡ đều nhau để chúng cùng lớn sẽ tránh được trường hợp cá hại lẫn nhau, mật độ thả 5-7 con/m2 ao. Thời vụ thả cá tốt nhất là từ tháng 7-9 thì cỡ cá giống từ 10-12 con/kg, nếu thả vào tháng 3-5 thì cá con cần lớn hơn (4-6 con/kg). Cá tra có thể nuôi ghép với các loài cá khác như cá hường, cá mè vinh, cá trê, tỷ lệ ghép là 5-10% tổng số đàn. Kinh nghiệm cho thấy là nuôi cá tra ghép với các loài cá khác sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn do tận dụng được nguồn thức ăn. Khi thả cá động tác cần nhẹ nhàng tránh làm cá bị thương tổn.Cho cá ăn: Thời kỳ cá còn nhỏ, có kích cỡ từ 10-20 cm cá phát triển mạnh về chiều dài, chưa tích lũy mỡ nên cần cho ăn thức ăn chứa nhiều đạm (30%). Các loại thức ăn cho thời kỳ này là: cá vụn, đầu tôm, các sản phẩm loại của các nhà máy thủy hải sản xuất khẩu, cám, rau muống, bắp, khoai... Lượng thức ăn hằng ngày bằng 5-8% trọng lượng cá. Cần cho cá ăn bằng sàn ăn để biết lượng ăn của cá mà điều chỉnh. Đến thời kỳ cá lớn hơn, từ 25 cm trở đi, cá đã trở sang giai đoạn tích lũy mỡ và tăng trọng nhanh, hàm lượng đạm trong thức ăn thời kỳ này giảm xuống 15-20%. Cho cá ăn một lần/ngày và cần cho cá ăn đến no không ăn nữa thì thôi, thường là lượng thức ăn bằng 4-6% trọng lượng cá. Thành phần thức ăn của cá như sau; 20% rau xanh, 50% cám, 30% cá, ốc, hến, đầu cá... xay nhỏ (nguồn thức ăn động vật có thể trộn với muối để dự trữ cho cá ăn dần). Thức ăn được nấu chín, nhồi dẻo, cho ăn ở dạng viên. Hệ số thức ăn tự chế đối với cá tra trung bình từ 3-3,5. Do đó tùy theo tình hình giá cả thức ăn trên thị trường mà người nuôi có thể tự điều chỉnh cơ cấu thành phần thức ăn sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.Chăm sóc: Kiểm tra nước hằng ngày, nước bẩn sẽ làm cá kém ăn và chậm lớn, thông thường mỗi tuần cần thêm nước vào ao hoặc thay nước mới từ 20-30% lượng nước trong ao và cứ sau từ 1-2 tháng thì người ta nâng mực nước trong ao lên 0,5 m.Phòng bệnh: Cần chú ý những trận mưa đầu mùa, tốt nhất là không nên cho nước mưa này chảy qua bờ xuống ao nhất là với những ao mới đào sẽ làm cho ao bị nhiễm phèn. Pha loãng vôi bột trong nước và lấy nước vôi trong té đều lên mặt ao. Khi thay nước mới vào thì khử trùng nước ao. Phòng bệnh tiêu hóa cho cá bằng Sulphamid trộn với thức ăn: 10g dùng cho 1 tấn cá.

(Tạp chí Thủy sản VN) – Tại thôn 3, xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), nhiều hộ nông dân đang ăn nên làm ra nhờ mô hình nuôi cá trê lai. Một trong những người đi đầu và có công lớn trong việc đưa con trê lai về với vùng đất cát nắng nóng quanh năm này là ông Âu Văn Cường, quê ở miền Tây ra đây lập nghiệp.

Mạnh dạn “mở đường”

Trong một lần đi công tác Bình Thuận, tôi đã được anh Nguyễn Luân Lưu, nguyên là cán bộ Khuyến nông xã Hồng Sơn giới thiệu về mô hình làm ăn hiệu quả cao vốn ít của ông Âu Văn Cường. Đó là trang trại nuôi cá độc đáo ngay trên vùng cát nắng nóng được ví như sa mạc của Việt Nam này.

Ông Cường tâm sự: “Cách đây hơn hai chục năm, tôi đến đây lập nghiệp chỉ thấy mênh mông cát trắng với… cát đỏ. Người dân ở đây bao đời nay chỉ biết trồng cây thanh long và một số loại cây trồng ngắn ngày khác. Đời sống nói chung rất khó khăn. Có kinh nghiệm về nuôi thuỷ hải sản, tôi mạnh dạn đào ao thả cá. Ban đầu nhìn mình làm ai cũng cười, vì ai đời lại đào ao trên cát? Công việc đào ao, giữ nước, thay nước cho ao cá thường xuyên là một việc làm rất khó khăn ngày đó”. Tuy vậy, bằng nghị lực và quyết tâm, ông đã điều tiết được nguồn nước ở con suối cách ruộng của mình gần 1km.

Cá trê lai mang lại hiệu quả kinh tế cao

Loài cá mà ông chọn nuôi là cá trê lai. Vì theo ông Cường, trê lai là loại cá dễ nuôi nhất, chúng ăn tạp, lành tính, mau lớn và có khả năng chống chịu bệnh tật rất tốt. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại cá tạp mà ông mua của những ngư dân ven biển mang về. Trê lai là một loài háu ăn vì vậy chúng có thể ăn một ngày 3 bữa. Do chúng ăn nhiều, mau lớn nên lượng chất thải ra môi trường nước cũng rất nhiều. Do đó, để cho môi trường không bị ô nhiễm và cá phát triển tốt, mỗi ngày ông phải thay nước một lần.

Hỏi về con giống và giá cả thị trường, ông nói: Mình mua con giống ở tận Long An và thường thì mua theo ký (gồm cá con và nước), 150 ngàn đồng/ký. Lúc mua, cá con chỉ như đầu que hương, nuôi sau hơn ba tháng là bán được. Lúc này cá nặng trung bình 2- 3g/con.

Theo ông ước tính, tỷ lệ thành công vào khoảng 40% con giống. Với giá bán như hiện nay, 12 ngàn đồng/kg, với ông 2.000m2 mặt ao, mỗi năm ông có thể thu về vài trăm triệu. Nhẩm tính chi phí, ông cho biết: Nuôi cá trê lai kiểu gì cũng lãi 50% vì nó đơn giản và rủi ro thấp.

Và “chiến lược” quay vòng vốn

Khi chúng tôi thắc mắc sao lại bán cá lúc còn khá nhỏ như vậy thì ông giải thích: Do ở đây gần thành phố Phan Thiết, có nhiều khu công nghiệp, nhà máy tập trung nhiều công nhân nên bán cá nhỏ để tiện cho người tiêu dùng. Ông tính: Mỗi suất cơm của công nhân bây giờ thường vào khoảng 10 ngàn. Nên 1 con cá tầm 3 – 4 ngàn đồng là đủ dùng cho 1 người, để to quá thì chỉ bán lẻ trong các chợ đầu mối, khó cho khâu tiêu thụ. Với lại, bán cá nhỏ để quay vòng vốn nhanh. Hiện nay, ngoài hơn 2.000m2 ao nuôi trê lai, ông Cường còn tính mở rộng diện tích mặt nước để nuôi xen kẽ nhằm đảm bảo luôn có cá cho bạn hàng tiêu thụ.

Nhìn một vùng cát trắng mênh mông toàn nắng gió được ông nông dân Âu Văn Cường cải tạo và đem lại hiệu quả bằng những hồ nước nuôi cá trong xanh, chúng tôi càng khâm phục nghị lực và ý chí kiên cường của lão nông 52 tuổi này. Theo anh Nguyễn Luân Lưu, vài năm trở lại đây, mô hình của ông Cường đã được nhiều hộ dân học tập làm theo và bước đầu có lãi, đem lại niềm vui cho nhiều người trong vùng.