Co thắt mạch máu não là gì năm 2024

Đau đầu đột ngột và dữ dội là triệu chứng chính của vỡ mạch máu não. Cơn đau đầu này thường được mọi người mô tả là cơn đau đầu tồi tệ nhất mà họ từng trải qua.

Ngoài đau đầu dữ dội, các triệu chứng của vỡ mạch máu não có thể bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn vọt;
  • Cứng cổ;
  • Mắt mờ hoặc nhìn đôi;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Co giật;
  • Mất ý thức;
  • Lú lẫn;
  • Yếu liệt tay chân;
  • Nói đớ;
  • Méo miệng.
    Co thắt mạch máu não là gì năm 2024
    Các triệu chứng thường gặp của vỡ mạch máu não

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh vỡ mạch máu não

Sau khi vỡ mạch máu não, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sau:

  • Co thắt mạch máu: Điều này xảy ra làm cho giảm oxy đến não hơn.
  • Não úng thủy: Điều này xảy ra khi sự tích tụ quá nhiều dịch não tủy hoặc máu trong não, kết quả gây ra áp lực có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.
  • Động kinh: Động kinh là sự gia tăng hoạt động điện tạm thời, không kiểm soát được trong não.
  • Hôn mê: Là trạng thái bất tỉnh kéo dài. Nó có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần.
  • Tử vong: Vỡ phình động mạch não dẫn đến tử vong trong khoảng 50% trường hợp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Vì khi phình mạch máu não bị vỡ sẽ gây đe dọa đến tính mạng của bạn. Cho nên, khi có triệu chứng đột ngột đau đầu dữ dội, yếu liệt, nói đớ, hay bất cứ triệu chứng nào của vỡ mạch máu não, người thân hãy chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Nếu có người thân trong gia đình có bệnh phình mạch máu não, bạn cũng hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá xem bạn có mắc bệnh hay không.

Co thắt nửa mặt là một tình trạng thần kinh tương đối không đau, trong đó các cơ của một bên mặt co thắt không kiểm soát được.

Nó thường được gây ra bởi vòng lặp của một mạch máu nén hoặc kích thích dây thần kinh mặt khi nó rời khỏi thân não. Đôi khi nó có thể được liên kết với một khối u hoặc phình động mạch.

Co thắt nửa mặt có xu hướng xảy ra ở tuổi trung niên và người già. Các cơ ở một bên mặt co lại theo từng đợt, thường là để đáp ứng với việc nói chuyện hoặc nhai. Thường có một mức độ yếu mặt ở giữa các cơn co thắt. Sự bối rối xã hội thường dẫn đến.

Chẩn đoán phân biệt chính là co thắt mí mắt, chỉ ảnh hưởng đến các cơ quanh mắt và thường là song phương.

LÀM THẾ NÀO ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN CO THẮT NỬA MẶT?

Trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán có thể được thực hiện trên cơ sở các triệu chứng và kết quả kiểm tra thần kinh. EMG, hoặc điện cơ, có thể hỗ trợ chẩn đoán.

LÀM THẾ NÀO LÀ CO THẮT NỬA MẶT ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ?

Các trường hợp co thắt nửa mặt nhẹ không cần điều trị cụ thể. Botox đã được sử dụng thành công, tuy nhiên việc tiêm thường cần phải được lặp lại.

Phẫu thuật, dưới hình thức cắt sọ fossa sau và giải nén vi mạch, có tỷ lệ thành công cao. Điều này liên quan đến việc đặt một miếng đệm Teflon nhỏ giữa mạch máu vi phạm và dây thần kinh mặt. Nó mang lại rủi ro, bao gồm yếu mặt, điếc và đột quỵ, và không nên được thực hiện nhẹ.

Tắc mạch máu não hay nhồi máu não hoặc đột quỵ là một tai biến mạch máu não nguy hiểm dẫn đến nguy cơ tử vong của nhiều trường hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn tắc mạch máu não có nguy hiểm không và một số biện pháp góp phần giảm thiểu khả năng bị tắc mạch máu não.

1. Nguyên nhân dẫn đến tắc mạch máu não là gì?

Hiện tượng tắc mạch máu não được xem là một dạng của đột quỵ não và thường xảy ra ở những bệnh nhân tiềm ẩn những nguy cơ về bệnh lý mạch máu như: béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, nghiện thuốc lá, mỡ máu cao, rung nhĩ,... Vậy tắc mạch máu não có nguy hiểm không? Đáp án là có, rất nguy hiểm vì bệnh thường để lại nhiều di chứng nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vong cao.

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não bao gồm tắc mạch não (nhồi máu) và vỡ mạch máu não (xuất huyết), xếp thứ 5 trong các nguyên nhân gây tử vong tại Mỹ (theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Mỹ).

Co thắt mạch máu não là gì năm 2024

Rất nhiều người có chung lo lắng: tắc mạch máu não có nguy hiểm không?

Các nguyên nhân phổ biến gây tắc mạch máu não đó là:

  • Xơ vữa động mạch: chiếm đến 50% trong các trường hợp, đặc biệt 45% là xơ vữa mạch máu lớn bên ngoài sọ, trong sọ là 5%;
  • Tắc mạch máu nhỏ trong não: tỷ lệ 25%;
  • Cục huyết khối ở tim: 20% số trường hợp mắc bệnh rung nhĩ, van tim;
  • Mắc bệnh về máu: dưới 5%.

2. Một số yếu tố gia tăng nguy cơ bị tắc mạch máu não

Như đã đề cập ở trên, chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết hơn một số yếu tố nguy cơ gây tắc mạch máu não:

  • Tiểu đường: những người bị đái tháo đường sẽ có khả năng bị tắc mạch máu não cao gấp 4 lần so với người bình thường;
  • Huyết áp cao: đây là nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ;
  • Bệnh động mạch cảnh hoặc xơ vữa động mạch: nguy cơ tắc mạch máu não sẽ càng cao nếu người bệnh bị xơ vữa động mạch hoặc hẹp động mạch cảnh, đặc biệt trong gia đình có người thân mắc phải bệnh này;
  • Tăng mỡ máu: nồng độ cholesterol tốt thấp hoặc nồng độ cholesterol xấu cao sẽ tăng nguy cơ hình thành huyết khối động mạch, dễ gây tắc mạch máu não;
  • Rung nhĩ: có khoảng 15% trường hợp bị đột quỵ là những người bị rung nhĩ;
  • Lười vận động: những người ít hoạt động thể dục thể thao sẽ phải đối mặt với tình trạng như béo phì, tăng cholesterol máu, tăng huyết áp,... Tất cả các vấn đề này đều có nguy cơ hình thành nên huyết khối động mạch;
  • Người bệnh đã từng bị tắc mạch máu não thoáng qua thì khả năng cao sẽ bị tắc mạch máu não thực sự. Triệu chứng của tắc mạch máu não thoáng qua cũng gần giống như đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có thể tự phục hồi. Có khoảng ⅓ số trường hợp đột quỵ thoáng qua bị đột quỵ thực sự chỉ trong vòng 1 năm;
  • Tuổi tác: người càng cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên) thì nguy cơ bị tắc mạch máu não càng tăng;
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: tiêu thụ quá nhiều chất béo no, nhiều đường, cholesterol và muối dễ bị các bệnh về tiểu đường, cao huyết áp, tắc mạch và tăng hàm lượng cholesterol trong máu;
  • Nghiện thuốc lá: hút thuốc lá khiến người bệnh có nguy cơ cao bị tắc mạch máu não là do trong khói thuốc chứa nhiều thành phần độc hại khiến cho:
  • Cholesterol máu tăng;
  • Hình thành cục huyết khối trong mạch;
  • Hẹp lòng mạch;
  • Tăng xơ vữa động mạch;
  • Tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương nghiêm trọng.

3. Các triệu chứng ở người bị tắc mạch máu não

Người bệnh có thể đột ngột xuất hiện các triệu chứng của đột quỵ não như:

  • Méo mặt, lệch mặt;
  • Yếu nửa người;
  • Nói đớ tiếng (hay loạn vận ngôn);
  • Đau đầu dữ dội;
  • Choáng váng, đi loạng choạng, đứng không vững.

Co thắt mạch máu não là gì năm 2024

Đầu đau dữ dội và choáng váng là biểu hiện của tắc mạch máu não

Khi thấy xuất hiện những biểu hiện này, cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để xử trí đột quỵ não.

Tắc mạch máu não có nguy hiểm không? Nếu không được cấp cứu sớm, bệnh có thể khiến bệnh nhân tử vong và trong nhiều trường hợp ngay cả khi đã được can thiệp kịp thời, tắc mạch máu não cũng để lại nhiều di chứng nặng nề:

  • Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau: mất nói, mất hiểu hoặc mất cả 2 khả năng này. Di chứng hậu đột quỵ này gây cản trở lớn đến hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt thường nhật của người bệnh;
  • Liệt nửa người: được coi là biến chứng nghiêm trọng nhất đối với những người bị tắc mạch máu não, làm mất chức năng hoạt động của người bệnh và gây khó khăn trong việc đi lại, không thể tự thao tác những việc cá nhân dẫn tới nhiều bất tiện;
  • Khó khăn khi đi đại tiểu tiện: là do rối loạn cơ tròn, một di chứng thường gặp sau khi bệnh nhân trải qua tai biến.

4. Cách để điều trị và phòng ngừa tắc mạch máu não

4.1. Phương pháp điều trị

Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc có tác dụng đánh tan huyết khối, phá vỡ cục máu đông đang cản trở lưu thông máu trong lòng mạch. Đối với những trường hợp người bệnh mắc tiểu đường, bệnh tim, rung nhĩ, huyết áp cao, tăng cholesterol,... thì bệnh nhân cần được dùng thuốc để điều trị và kết hợp với tập thể dục điều độ, thay đổi chế độ dinh dưỡng, xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh hơn.

Căn cứ vào tình trạng tắc mạch máu não của người bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra chỉ định có cần phải thực hiện phẫu thuật hay không.

4.2. Cách phòng ngừa tai biến tắc mạch máu não

Một số phương pháp sau sẽ giúp chúng ta phòng tránh được nguy cơ bị tắc mạch máu não:

  • Không hút thuốc lá và tránh xa khu vực có khói thuốc;
  • Ăn uống lành mạnh: ít tiêu thụ chất béo, thức ăn ít đường, giảm muối, tăng cường ăn rau củ quả và lựa chọn thực phẩm tươi sống;
  • Thường xuyên nâng cao sức khỏe bằng cách chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao: giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu,... và các vấn đề khiến gia tăng khả năng đột quỵ;
  • Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế căng thẳng;
  • Đi thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các chỉ số trong cơ thể, theo dõi diễn tiến của bệnh nhằm phòng ngừa mọi nguy cơ tắc mạch máu não;
  • Nếu trong gia đình có người thân đã từng bị tắc mạch máu não thì cần cung cấp thông tin này cho bác sĩ khi đi thăm khám;

Co thắt mạch máu não là gì năm 2024

Nên áp dụng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa tắc mạch máu não

Có thể nói tắc mạch máu não là một bệnh chứng hết sức nguy hiểm, cần vận dụng tới cấp cứu y khoa khẩn cấp trong trường hợp phát bệnh. Do đó những người khi được phát hiện có triệu chứng của tắc mạch máu não, cần được đưa ngay tới bệnh viện để được chẩn đoán và xử trí đúng cách, kịp thời.

Để lường trước được những biến cố do tắc mạch máu não gây nên, quý bạn đọc có thể đăng ký thăm khám định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ngay từ hôm nay. Cách thức đăng ký rất đơn giản: bạn chỉ cần liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để tham khảo tư vấn của tổng đài viên, hoặc đăng ký trên website: medlatec.vn.