1.000.000 vnđ viết như thế nào năm 2024

Hồi đi học, nhớ học chính tả là viết câu nào câu nấy phải chấm, phẩy rõ ràng, dấu chấm là hết câu, và dấu phẩy ngắn các đoạn. Còn trong toán học thì để phân biệt giữa các số ngàn, triệu, tỷ, ngàn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ thì dùng dấu chấm, còn dấu phẩy thì sử dụng đối với trường hợp đó là số thập phân.

1.000.000 vnđ viết như thế nào năm 2024

Đi học rồi đi làm đều áp dụng vậy nên quen, đến khi ra nước ngoài, giao tiếp với mấy bạn quốc tế, mới có chuyện này: khi được hỏi thu nhập một tháng của anh bao nhiêu:

Anh người Mỹ trả lời: 3,500 đô la

Anh người Đức trả lời: 3.500 Euro

Anh người Đức chê anh người Mỹ sao làm lương thấp quá có được 3,5 đô la, còn ngược lại anh người Mỹ cũng chê anh người Đức.

Lúc này anh chàng người Việt Nam xen vô:

- Ôi, không có cậu nào làm lương thấp cả, bởi vì nước của các anh thống nhất ký hiệu phân cách giữa các con số khác nhau nên hiểu lầm là đúng. Ở Mỹ, người ta dùng dấu phẩy để phân cách các con số hàng ngàn, triệu, tỷ, hàng tỷ, triệu tỷ, và tỷ tỷ, dấu chấm cho số thập phận. Ở Đức thì ngược lại với Mỹ. Còn ở Việt Nam chúng tôi, số nào cũng có thể hiểu được, nhưng ở nước tôi chủ yếu lại dùng cách của anh người Đức trong sổ sách. Riêng mấy phần mềm 'xài ké' như Excel thì lại dùng giống anh người Mỹ.

Lúc trước đi dạy thêm, cứ bắt lỗi mấy đứa nhỏ nếu viết sai dấu chấm (.) thành dấu phẩy (,). Giờ hiểu rồi không bắt lỗi chúng nó nữa mà phải giải thích và kể câu chuyện trên để sau này còn giao tiếp với mấy anh bạn quốc tế nữa.

Đây là nội dung được quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2018).

Để anh/chị kế toán tránh bị sai phạm về việc sử dụng chữ viết, chữ số, đơn vị tính trong kế toán, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin giới thiệu các quy định này.

Điều 10. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán_Luật Kế toán 2015

1. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.

Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp đơn vị kế toán sử dụng đơn vị đo khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính.

4. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
Điều 4. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán_Nghị định 174/2016/NĐ-CP

1. Đơn vị tiền tệ sử dụng kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND". Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, đơn vị kế toán phải đồng thời theo dõi nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam và ngoại tệ cần quy đổi.

Đơn vị kế toán có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, chịu trách nhiệm về lựa chọn đó trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ trong kế toán và chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi phát sinh các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3. Các đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán bao gồm tấn, tạ, yến, kilôgam, mét vuông, mét khối, ngày công, giờ công và các đơn vị đo lường khác theo quy định của pháp luật về đo lường.

4. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các công ty con, đơn vị kế toán trực thuộc hoặc đơn vị kế toán cấp trên trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm từ báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới nếu có ít nhất 1 chỉ tiêu trên báo cáo có từ 9 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng), có từ 12 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng (1.000.000 đồng), có từ 15 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng (1.000.000.000 đồng).

5. Đơn vị kế toán khi công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn theo quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: Chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng 5 trở lên thì được tăng thêm 1 đơn vị; nếu nhỏ hơn 5 thì không tính.
Điều 11. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán_Luật Kế toán 2015

1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập; sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,).

3. Doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài phải chuyển báo cáo tài chính về công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài hoặc sử dụng chung phần mềm quản lý, thanh toán giao dịch với công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài được sử dụng dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ; khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị được đặt dấu chấm (.) và phải chú thích trong tài liệu, sổ kế toán, báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.