Hướng dẫn quyết toán thuế tncn lương net năm 2024

Quyết toán thuế TNCN theo lương NET như thế nào? Căn cứ pháp lý nào hướng dẫn việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo lương Net. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.

1. Lương Net là gì?

Lương NET là thu nhập thực nhận không bao gồm thuế TNCN và BHXH, BHYT, BHTN (nếu có) … Doanh nghiệp sẽ chịu toàn bộ những khoản trên và nộp thay cho người lao động.

Như vậy có thể thấy lương Net là lương sau thuế TNCN. Việc Doanh nghiệp chịu và nộp thay thuế TNCN, bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (nếu có) thì khi tính thuế TNCN Doanh nghiệp phải quy đổi thu nhập chưa bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế. Việc quy đổi thực hiện theo quy định của luật thuế thu nhập cá nhân.

Vậy khi trả lương Net cho người lao động và thực hiện đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế để tính thuế TNCN thì cuối năm quyết toán thuế TNCN như thế nào?

Hướng dẫn quyết toán thuế tncn lương net năm 2024

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo lương NET?

2. Căn cứ pháp lý hướng dẫn quyết toán thuế TNCN theo lương Net

Căn cứ tại Điểm b, Khoản 4 Điều 7, Thông tư số 111/2013/TT-BTC – quy định về quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế:

  1. Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế theo quy định thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế của từng tháng được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế đã quy đổi. Trường hợp cá nhân có thu nhập không bao gồm thuế từ nhiều tổ chức trả thu nhập thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế từng tháng tại các tổ chức trả thu nhập trong năm.

Ví dụ đơn giản:

Tháng 1/N, ông A có thu nhập thực nhận từ tiền lương của Công ty B là 33.000.000đ (giả sử không có bảo hiểm bắt buộc). Công ty B nộp thay thuế TNCN cho ông A.

Thuế TNCN của ông A được kế toán tính như sau:

Bước 1: Tính thu nhập là căn cứ quy đổi

\= 33.000.000 – 11.000.000 (giảm trừ bản thân) = 22.000.000đ (thuộc bậc 4)

Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế (theo phụ lục quy đổi của BTC)

\= (22.000.000 – 1.650.000)/0,8 = 25.437.500đ

Bước 3: Tính thuế thu nhập cá nhân

\= 25.437.500 x 20% – 1.650.000 = 3.437.500đ

Bước 4: Xác định thu nhập CHỊU THUẾ để làm căn cứ kê khai

Theo quy định:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

\=> Thu nhập chịu thuế = Thu nhập tính thuế + Các khoản giảm trừ

\= 25.437.500 + 11.000.000đ = 36.437.500đ

Cứ như vậy kế toán thực hiện quy đổi và tính thuế TNCN cho ông A ở các tháng tiếp theo. Cuối năm quyết toán thuế TNCN cho ông A thì kế toán cộng tổng thu nhập CHỊU THUẾ và thuế TNCN của ông A để lấy số liệu kê quyết toán.

Để hiểu rõ hơn về các bước quy đổi và tính thuế TNCN từ lương Net. Bạn đọc bài viết dưới đây:

* Xem hướng dẫn quy đổi lương Net thành Gross

3. Bạn có thể tham khảo các công văn dưới đây:

  • Công văn số 8774/CT-TTHT – Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16/10/2014
  • Công văn số 76800/CT-TTHT – Cục thuế Tp. Hà Nội, ngày 24/11/2017
  • Công văn Số 2204/TCT-TNCN ngày 25/05/2017 của Tổng cục thuế

Trên đây là quy định vềviệc quyết toán thuế TNCN theo lương Net cho người lao động. Nếu còn thắc mắc, bạn vui lòng bình luận phía dưới hoặc liên hệ với chúng tôi để cùng trao đổi. Chúc bạn thành công nhé

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư này không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như sau:

  1. Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ. Trường hợp trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại đơn vị (chưa bao gồm tiền thuê nhà).

Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:

Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay - Các khoản giảm trừ

Trong đó:

- Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng.

- Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 2 Thông tư này.

- Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.

  1. Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế theo quy định thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế của từng tháng được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế đã quy đổi. Trường hợp cá nhân có thu nhập không bao gồm thuế từ nhiều tổ chức trả thu nhập thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế từng tháng tại các tổ chức trả thu nhập trong năm".

Theo hướng dẫn tại Khoản 4, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì trường hợp công ty trả thay toàn bộ tiền thuế TNCN cho người lao động (trả lương không bao gồm thuế), khi quyết toán thuế TNCN, công ty phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế của người lao động đó.