Các biện pháp để làm giảm lượng giá trị hàng hóa

Ông Nguyn Anh Tun, Viện trưởng Viện Năng suất

Việt Nam: “Cần đầu tư ba yếu tố: vốn, khoa học công nghệ và con người”

Tuy đã có những bước tiến rõ rệt nhưng thực trạng NSLĐ ở Việt Nam vẫn đang có một khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển và đang phát triển trong khu vực. Để doanh nghiệp Việt Nam tăng năng suất, theo tôi giai đoạn tới, các hoạt động của phong trào năng suất, chất lượng cần tiếp tục hướng vào các mục tiêu cụ thể gồm: Tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, lợi thế cao và tác dụng lan tỏa tới các ngành khác thông qua các chương trình hỗ trợ, chương trình ứng dụng các công cụ cải tiến liên tục, chương trình hỗ trợ về phát triển khoa học và công nghệ. Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hóa cải tiến năng suất và ý thức công nghiệp; xây dựng, đào tạo và phát triển chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực năng suất; đẩy mạnh các khóa đào tạo, nâng cao NSLĐ, nâng cao trình độ văn hóa nhận thức về pháp luật cho người lao động. Nhà nước cũng sẽ tập trung tăng cường khích lệ doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ, là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Để ci thin năng sut, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào ba yếu tố: Vốn, khoa học công nghệ và con người. Trong đó, quan trọng nhất, để phát triển kinh tế một cách bền vững và bảo đảm bắt kịp các nước đã phát triển thì Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào thúc đẩy tăng năng suất thông qua phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật.

Trong việc thúc đẩy năng lực của người lao động, bản thân doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xây dựng môi trường làm việc để người lao động chủ động nâng cao năng suất, từng bước cải thiện NSLĐ của doanh nghiệp qua từng năm. Một vấn đề nữa cũng là yếu tố cốt lõi với doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề về thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp không có đầu ra ổn định, làm ra không bán được thì giá trị tăng thêm không thể cao. Vì vậy, tôi nghĩ những chiến lược như doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn là rất phù hợp để nâng cao năng suất trong thời gian tới. Nếu tham gia được vào các chuỗi cung cấp một cách ổn định thì lúc đó doanh nghiệp mới có điều kiện để cải tiến năng suất.

Ông Nguyễn Văn Tứ, Phó Tổng Giám đốc Công ty may Bắc Giang:

“Cần có cơ chế để to động lc cho người lao động”

Để nâng cao năng sut thì phi kết hp nhiu yếu tố. Từ thực tế của Tổng công ty may Bắc Giang, tôi xin đưa ra một số giải pháp. Theo tôi yếu tố quan trọng đầu tiên vẫn là yếu tố con người. Phải bố trí được những người có trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp tốt. Khi người quản lý có đủ trình độ và tm nh hưởng thì kéo theo hthng sản xuất tốt lên. Phải đào to người lao động, trang bị cho họ đủ các điều kiện, đó là tay nghề, trình độ chuyên môn để đáp ng được yêu cu sn xut. Bi vì bây gicht lượng hàng hóa và năng suất quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Người lao động cũng phải am hiểu nội quy, các quy định của pháp luật về lao động, biết họ được phép làm gì và không được làm gì. Các chính sách liên quan khác như chế độ tiền lương, tiền thưởng hết sức quan trọng.

Công ty chúng tôi đã đề ra chính sách phi bo đảm lương công nhân tối thiểu hơn 4 triệu, tuy nhiên có người 7 triệu, có người 5 triệu, tùy năng lực và đóng góp chứ không cào bằng. Cần có cơ chế khuyến khích, khen thưởng để tạo động lực cho họ làm việc. Năm 2016, công ty đã thưởng my chc chiếc xe máy, ti-vi, tủ lạnh để kích thích người lao động. Thc tế bây gikhông ch thưởng bng bng khen mà phi bng giá trhin vt.

Một điều quan trọng nữa là về nơi làm việc cho người lao động phải an toàn, thoải mái, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát. Trang thiết bị phải hiện đại, đồng bộ. Công ty chúng tôi vừa đầu tư 19 tỷ đồng để mua trang thiết bị mới bởi vì thiết bị tốt, chuyên dùng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn của hàng hóa chất lượng cao và người lao động vn hành ddàng hơn, cho năng suất cao.

Mặt khác, phải tìm các nguồn hàng phù hợp với thế mạnh của người lao động thì mới tạo ra năng suất cao. Phải chuyên nghiệp hóa nguồn đơn hàng, nhưng điều này khó vì phụ thuộc vào thị trường.

Một giải pháp rất quan trọng nữa mà Tổng công ty may Bắc Giang đã đầu tư để s dng phương pháp sn xut Lean (còn gọi là sản xuất tinh gọn hay tiết kiệm). Chúng tôi không sản xuất thừa, không sản xuất thiếu, không để ùn tắc, sản xuất ra đến đâu đóng hàng đến đấy. Công ty chúng tôi đã cử nhiều đoàn đi học tập phương pháp này, và tại thời điểm này đã vn hành Lean tương đối tt. Phương pháp này làm thay đổi cả tư duy của người lao động, bảo đảm chất lượng, tiến độ, tinh gọn và ti đa hóa năng sut.

Ông Nguyn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương:

“Muốn tăng NSLĐ phải hình thành xã hội sáng tạo”

NSLĐ Việt Nam hiện nay phải trở thành một động lực của tăng trưởng, NSLĐ cũng thể hiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam. NSLĐ Việt Nam thấp có liên quan rất lớn đến năng lực đổi mới, sáng tạo của người lao động. Người lao động không được làm việc trong môi trường được tự do sáng tạo và có tư tưởng khuyến khích sáng tạo. Tại Việt Nam, nhiều ngành, nghề và nhiều ý tưởng của người dân, doanh nghiệp nếu cơ quan quản lý không quản được thì bị cấm ngay. Muốn tăng NSLĐ đòi hỏi phải hình thành một xã hội sáng tạo. Mọi sáng kiến dù là nhỏ nhất cũng cần phải được xã hội nuôi dưỡng và trân trọng mới có nền tảng để tăng NSLĐ. Không thể chần chừ và rơi mãi vào vòng luẩn quẩn này được nữa.

NSLĐ liên quan mật thiết với thu nhập bình quân của người lao động, bởi đó là thặng dư giá trị họ mang về cho mình. Tuy nhiên, người Việt Nam hiện nay đang bị “giới hạn thặng dư”, hay nói khác là nhiều cách quản lý của cơ quan bộ, ngành đang cản trở người dân làm giàu chính đáng bằng cơ chế không “quản được thì cấm”.

Muốn tăng trưởng phải cải thiện NSLĐ, giải quyết ngay các nút thắt cổ chai về cơ sở hạ tầng, đầu tư công nghệ để tăng giá trị cho sản phẩm. Lâu nay, chúng ta chỉ giải quyết vấn đề theo cách xử lý hiện tượng mà không đi vào bản chất vấn đề. Nay đã đến lúc Việt Nam phải thay đổi cách làm.

TS Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội:

Đổi mới, nâng cao cht lượng đào to nghề”

Để nâng cao NSLĐ, cần phải giải quyết đồng bộ nhiều yếu tố tác động đến NSLĐ như: công nghệ, cơ cấu kinh tế, trình độ, kỹ năng người lao động, môi trường làm việc, thị trường, thủ tục hành chính... Dưới góc độ là một người làm công tác đào tạo nghề, tôi xin đề cập một số giải pháp mà chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được.

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến NSLĐ Việt Nam thấp chính là chất lượng giáo dục - đào to và ngun nhân lc chưa đáp ng yêu cu, cơ cu đào to chưa hp lý, thiếu lao động cht lượng cao, chưa chú trng đào to li và đào to nâng cao. Đất nước đang đứng trước nguy cơ tt hu vngun nhn lc, đang dn mt đi li thế vchi phí lao động thp.

Vì vậy, đối với các cơ sở đào tạo nghề, phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo thông qua đổi mới và phát triển theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ từ chương trình, giáo trình đến cơ sở vật chất, thiết bị, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đồng thời chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực, đào to sn có sang đào to theo yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội.

Cần thay đổi phương thức tuyển sinh, đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, nghiên cứu khoa học kết hợp với sản xuất, làm ra sản phẩm và giải quyết tốt việc làm cho sinh viên sau khi ra trường thông qua việc xây dựng tốt mối quan hệ với doanh nghiệp. Mở thêm các ngành nghề mới theo nhu cầu. Nhà trường hoạt động như mô hình doanh nghiệp, coi sinh viên là sản phẩm, sản phẩm thương mại được hướng tới tự chủ trong đào tạo.

Vấn đề định hướng cho thanh niên chọn ngành, nghề để học vẫn có những bất cập: Thiếu thông tin thị trường lao động, kết nối cung và cầu thị trường lao động. Xã hội đang cần loại nghề gì, trình độ nào, bao nhiêu, ở đâu? Đang thừa loại nghề gì, trình độ nào, bao nhiêu, ở đâu? Chọn nhầm nghề, ngồi nhầm trường là một nguyên nhân sinh viên ra trường thất nghiệp, năm sau cao hơn năm trước và dẫn đến NSLĐ thấp.

THANH HÒA - HUYỀN ANH (Thực hiện)

Video liên quan

Chủ đề