Các câu ca dao tục ngữ ngày tết

Trong tâm thức của dân tộc Việt, cây nêu là biểu trưng của sức mạnh tinh thần Việt chống lại sức phản động của cái ác (quỷ). Cây nêu cũng biểu hiện quyền lực của mỗi gia đình trong làng xã ngày xưa:

Thứ nhất nêu cao,

Thứ nhì pháo kêu.

Nhà có cây nêu cao là nhà giàu sang quyền quí. Tràng pháo nổ giòn và đều là báo hiệu điềm tốt cho gia chủ.

“Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè” chỉ là tâm trạng trẻ con bởi lẽ chỉ có trẻ con mới mong chóng tới Tết để được “ăn ngon mặc đẹp” còn đối với người lớn, Tết đến là cả một nỗi lo:

Tết đến sau lưng

Ông vải thì mừng

Con cháu thì lo.

Quả vậy, vào những ngày năm cùng tháng tận, đa số dân ta lo lắng đủ điều. Nào là nợ nần chưa trang trải. Nào là công việc chưa hoàn thành. Nào lo sắm sửa cho 3 ngày Tết. Nào lo sửa sang nhà cửa để đón Xuân...

Đời sống của người nông dân ta ngày trước không phải là dễ dàng vì phương pháp canh tác cổ truyền, mọi việc phần lớn như còn tùy thuộc vào sự định đoạt của Trời. Cuộc sống tuy có muôn vàn cơ cực, ăn buổi hôm lo buổi mai, thế nhưng việc tiêu tốn cho 3 ngày Tết lại không thể dè xẻn được. Thế nên có nhiều gia đình đã phải chịu cái cảnh:

Đi cày ba vụ

Không đủ ăn ba ngày Tết!

Tết đến, trăm vạn nỗi lo quấn quít trong đầu, thứ nhất là lo nợ nần chưa trang trải:

Bây giờ tư Tết đến nơi

Tiền thì không có sao nguôi tấm lòng

Nghĩ mình vất vả long đong

Xa nghe lại thấy Quảng Đông kéo còi

Về nhà công nợ nó đòi

Mà lòng bối rối đứng ngồi không an.

Thật là trớ trêu. Tiền không có mà tiếng còi của gánh hát Quảng Đông lại quyến rũ, thúc dục. Về nhà thì nợ đòi. Mà nợ đòi thì nguy lắm. Các chủ nợ có lệ cuối năm giằng thúc con nợ, cố đòi cho được số tiền đã cho vay, dù rằng đòi được tiền về để đấy. Người ta cho rằng, nếu không đòi được tiền trước giao thừa, ngày hôm sau, món tiền nợ đã ra nợ cũ, và ngày Mồng một đầu năm và những ngày sau nữa, người ta không dám đòi nợ, vì con nợ kiêng sợ giông.

“Tục lệ như vậy nên cái ngày tất niên này, những người có nợ làm ăn kém may mắn, không có tiền trả mà phải khất chủ nợ không chịu, đành phải đi trốn nợ đến lúc giao thừa mới trở ve”.

Tục ngữ lại có câu:

Khôn ngoan đến cửa quan mới biết,

Giàu có Ba mươi Tết mới hay.

Hoặc là:

Có, không: mùa Đông mới biết

Giàu nghèo: Ba mươi Tết mới hay.

Trên đây là những quan sát thực tế của người bình dân ta ngày xưa. Kẻ khôn ngoan là kẻ khéo biện bạch trước cửa quan (tức cơ quan chính quyền hàng Xã, Tổng, Huyện...) để giành lẽ phải về mình. Mùa Đông là mùa giá rét. Nhiều công việc làm ăn hầu như đình trệ. Đây thường là khoảng thời gian đem lương thực dự trữ ra để ăn. Nhà giàu có của dự trữ nên không lo. Nhà nghèo phải đi vay từng đấu gạo. Đến ngày giáp Tết, nhà giàu sắm sửa ề hề, dân nhà nghèo đôi khi còn phải lo trốn nợ. Thế nên dù ai có tài khoe mẽ đến đâu, đến ngày giáp Tết là người ta biết hết, không thể nào giấu giếm được.

Ngoài những ngày kỵ giỗ bình thường để con cháu tưởng nhớ đến ngày từ trần của người đã khuất, hàng năm người Việt ta còn có lệ Chạp mả, tất cả mồ mả của giòng họ đều được giẫy cỏ sạch sẽ vào tháng Chạp để sửa soạn mời gia tiên về ăn Tết với con cháu. Cũng có nơi để sang tháng Giêng mới giẫy mả.

Đi đâu mặc kệ đi đâu

Đến ngày giỗ tết phải mau mà về.

Con cháu không thể bỏ được ngày giỗ chạp bời vì “con cháu muốn tròn đạo hiếu với tổ tiên thì những ngày kỵ Chạp, Tết nhứt phải cúng cấp tử tế. Những người bỏ giỗ bỏ Tết là bất hiếu chi cực”.

Bỏ sêu Tết kỵ Chạp là một điều bất hiếu. Vì thế đã có cô gái trách cứ vị hôn phu của mình một cách nặng nề:

Chiều Ba mươi anh không đi Tết,

Rạng ngày Mồng Một anh không đi lạy bàn thờ,

Hiếu trung mô nữa mà bảo em chờ uổng công.

Lạy bàn thờ gia tiên quả một điều hệ trọng. “Về Tết Nguyên đán, từ ngày 29 tháng Chạp, gia trưởng phải làm lễ Rước Ông Bà. Trong 3 ngày Tết, suốt đêm ngày lúc nào cũng có hương đèn và lễ vật để cúng tổ tiên. Đến chiều Mồng 3 hay sáng Mồng 4 thì làm lễ Đưa Ông Bà để đốt vàng mã cúng trong 3 ngày Tết”.

Trong tâm thức của dân tộc Việt, cây nêu là biểu trưng của sức mạnh tinh thần Việt chống lại sức phản động của cái ác. Cây nêu cũng biểu hiện quyền lực của mỗi gia đình trong làng xã ngày xưa.

Khôn ngoan đến cửa quan mới biết,

Giàu có bao mươi Tết mới hay.

Ngày tất niên này, những người có nợ làm ăn kém may mắn, không có tiền trả mà phải khất chủ nợ không chịu, đành phải đi trốn nợ đến lúc giao thừa mới trở về.

Mồng một thì Tết mẹ cha,

Mồng hai Tết chu, mồng bao Tết thầy.

Đến ngày Tết, con cháu dù làm ăn ở đâu cũng cố tìm cách về nhà để ăn Tết, mừng tuổi ông bà cha mẹ. Con cái dù đã lập gia đình ra ở riêng cũng đem con cái về thăm và chúc Tết cha mẹ mình và thầy cô giáo.

Mồng một chơi cửa, chơi nhà 

Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.

Hễ ai mà nói dối ai 

Thì mồng một Tết ba giai đến nhà.

Ở đất Hà thành vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có hai nhân vật trào phúng nổi tiếng, một cặp bài trùng mà những tay có máu mặt thời bầy giờ đều ngán, đó là Ba Giai và Tú Xuất. Hai nhân vật này mang tiếng là hay chòng ghẹo và phá phách thiên hạ.

Cầu Quan vui lắm ai ơi,

Trên thì họp chợ, dưới bơi thuyền rồng.

Ở đất Hà thành vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có hai nhân vật trào phúng nổi tiếng, một cặp bài trùng mà những tay có máu mặt thời bầy giờ đều ngán, đó là Ba Giai và Tú Xuất. Hai nhân vật này mang tiếng là hay chòng ghẹo và phá phách thiên hạ.

Đầu năm đi đánh bài chòi

Ở nhà con khóc nó lòi rún ra.

Bài chòi là một trò chơi ngày xuân, theo tên gọi của người dân miền Trung.

Đi đâu mặc kệ đi đâu

Đến ngày giỗ Tết phải mau về nhà.

Ngoài những ngày kỵ giỗ bình thường để con cháu tưởng nhớ đến ngày từ trần của người đã khuất, hàng năm người Việt còn có lệ Chạp mả, tất cả mồ mả của họ đều được làm sạch cỏ vào tháng Chạp để sửa soạn mời gia tiên về ăn Tết với con cháu.

Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.

Người xưa quan niệm vôi mà trắng biểu tượng cho sự bạc bẽo (bạc như vôi), nên đầu năm phải tránh mua vôi để tránh những rủi ro, tránh rạn nứt và đổ vỡ trong quan hệ tình cảm gia đình cũng như công việc. Thay vào đó, sẽ mua vôi vào cuối năm.

Mồng một chơi cửa, chơi nhà 

Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình

Mồng bốn chơi chợ Quả linh

Mồng năm chợ Trình, Mồng sau chợ Côi.

Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi

Bước qua mồng tám đi chơi chợ Viềng.

Những câu ca dao giới thiệu các phiên chợ của Nam Định. Trong đó, Chợ Viềng họp vào đêm mùng Bảy, rạng sáng ngày mùng Tám tháng Giêng hàng năm.

Chủ đề