Các dạng bài tập Hình học 9 chương 2

I/ Những kiến thức cơ bản :

  1. Sự xác định và các tính chất cơ bản của đường tròn :
  2. Tập hợp các điểm cách đều điểm O cho trước một khoảng không đổi R gọi là đường tròn tâm O bán kính R , kí hiệu là (O,R) .
  3. Một đường tròn hoàn toàn xác định bởi một bởi một điều kiện của nó . Nếu AB là đoạn cho trước thì đường tròn đường kính AB là tập hợp những điểm M sao cho góc AMB = 900 . Khi đó tâm O sẽ là trung điểm của AB còn bán kính thì bằng R=AB/2.
  4. Qua 3 điểm A,B ,C không thẳng hàng luôn vẽ được 1 đường tròn và chỉ một mà thôi . Đường tròn đó được gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC .
  5. Trong một đường tròn , đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm dây đó . Ngược lại đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm  thì vuông góc với dây đó .
  6. Trong đường tròn hai dây cung bằng nhau khi và chỉ khi chúng cách đều tâm .
  7. Trong một đường tròn , hai dây cung không bằng nhau , dây lớn hơn khi và chỉ khi dây  đó gần tâm hơn .
  8. Tiếp tuyến của đường tròn :
  9. Định nghĩa : Đường thẳng được gọi là tiếp tuyến của đường tròn nếu nó có một điểm chung với đường tròn . Điểm đó được gọi là tiếp điểm .
  10. Tính chất : Tiếp tuyến của đường tròn vuông góc với bán kính tại tiếp điểm . Ngược lại , đường thẳng vuông góc với bán kính tại giao điểm của bán kính với đường tròn được gọi là tiếp tuyến .
  11. Hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì điểm đó cách đến hai tiếp điểm ; tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến ; tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm .
  12. Đường tròn tiếp xúc với 3 cạnh của một tam giác gọi là đường tròn nội tiếp của tam giác đó . Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao của 3 đường phân giác của tam giác .
  13. Đường tròn bàng tiếp của tam giác là đường tròn tiếp xúc với một cạnh và phần kéo dài của hai cạnh kia .

Tải tài liệu này tại đây. Đặt mua Sách tham khảo toán 9 tại đây! Tải bản WORD tại đây.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ Bài tập ôn tập chương II hình học 9, tài liệu bao gồm 20 trang, tuyển chọn Bài tập ôn tập chương II hình học có phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Bài tập ôn tập chương II hình học 9 gồm các nội dung chính sau:

I. Câu hỏi

- Gồm 10 câu hỏi lý thuyết có đáp án và lời giải chi tiết Bài tập ôn tập chương II hình học 9.

II. Bài tập

- Gồm 9 bài tập tự luyện có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các dạng Bài tập ôn tập chương II hình học 9.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Các dạng bài tập Hình học 9 chương 2

BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG II HÌNH HỌC 9

I. CÂU HỎI

1. Thế nào là đường tròn ngoại tiếp một tam giác? Nếu cách xác định tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác.

2. Thế nào là đường tròn nội tiếp một tam giác, nêu các xác định tâm của đường tròn nội tiếp tam giác.

3. Chỉ rõ tâm đối xứng của đường tròn, trục đứng đối xứng của đường tròn.

4. Chứng minh định lí: Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.

5. Phát biểu định lí về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây.

6. Phát biểu định lí về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ dây đến tâm

7. Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, tương ứng với mỗi vị trí đó, viết hệ thức giữa d (khoảng cách từ tâm đến đường thẳng) và R (bán kính của đường tròn)

8. Phát biểu định nghĩa tiếp tuyến của đường tròn. Phát biểu tính chất của tiếp tuyến và dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến. Phát biểu các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.

9. Nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn. Ứng với mỗi vị trí đó, viết hệ thức giữa đoạn nối tâm d với các bán kính R, r.

10. Tiếp điểm của hai đường tròn tiếp xúc nhau có vị trí như thế nào đối với đường nối tâm? Các giao điểm của hai đường tròn cắt nhau có vị trí như thế nào đối với đường nối tâm.

Giải

1. Đường tròn ngoại tiếp tam giác là đường tròn đi qua ba đỉnh của một tam giác

Đường tròn ngoại tiếp tam giác có tam cách đều đỉnh của tam giác Muốn xác định tâm của đườn tròn ngoại tiếp tam giác ta chỉ việc kẻ các đường trung trực của tam giác, giao điểm của các đường trung trực sẽ là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.

2. Đường tròn nội tiếp của một tam giác là đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác. Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác cách đều 3 cạnh của tam giác Muốn xác định tâm của đường tròn nội tiếp tam giác, ta kẻ các đường phân giác trong của tam giác, giao điểm của các đường phân giác là tâm của đường tròn nội tiếp tam giác.

3. Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn. Mỗi đường kính là một trục đối xứng của đường tròn.

4. Chứng minh đường kính là dây lớn nhất của đường tròn.

Chứng minh

Các dạng bài tập Hình học 9 chương 2

Với đường tròn tâm O, bán kính R, dây AB không đi qua tâm O. Nối A và B với O ta có ΔAOB

Theo định lí: “Trong một tam giác tổng số đo của hai cạnh bao giờ cũng lớn hơn số đo của cạnh còn lại”. Do đó: OA+OB=R+R>AB mà R+R= Đường kính. Vậy: bất kỳ đường kính nào cũng lớn hơn dây không đi qua tâm của đường tròn.

5. Định lí về đường kính vuông góc với dây cung. Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm của dây cung đó.

6. Trong một đường tròn: Hai dây không bằng nhau, dây nào lớn hơn thì gần tâm hơn và ngược lại.

7. Giữa đường thẳng vào đường tròn có 3 vị trí tương đối:

·

Các dạng bài tập Hình học 9 chương 2
       

Đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung. Trường hợp này R>d là tức là OH<R

AB là cát tuyết của đường tròn

Các dạng bài tập Hình học 9 chương 2

·        Đường thẳng và đường tròn có 1 điểm chung.

Đường thẳng xy và đường tròn O có số điểm chung là A. A là tiếp điểm, xy là tiếp tuyến của O

OA=d=R      

d=R      

Các dạng bài tập Hình học 9 chương 2
 

·        Đường thẳng và đường tròn không có điểm chung

d=OA=OB+BA=R+BA      

⇒d>R      

Các dạng bài tập Hình học 9 chương 2
 

7. Ba vị trí tương đối của hai đường tròn. Hai đường tròn không trùng nhau (phân biệt) có 3 vị trí tương đối:

·        Hai đường tròn có hai điểm chung gọi là hai đường tròn cắt nhau.

O∩O'=A và B. A và B gọi là giao điểm của O và O' AB gọi là dây chung, OO' là đoạn nối tâm

Xem thêm

Các dạng bài tập Hình học 9 chương 2

Trang 1

Các dạng bài tập Hình học 9 chương 2

Trang 2

Các dạng bài tập Hình học 9 chương 2

Trang 3

Toán cấp 2 chia sẻ với các em 154 bài tập hay chọn lọc chương 2 của Toán lớp 9. Các bài tập cơ bản và nâng cao giúp các em rèn luyện giải toán hình học.

Bài 1: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Gọi M là điểm bất kì thuộc nửa đường tròn, H là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB. Vẽ đường trong (M;MH). Kẻ các tiếp tuyến AC, BD với đường tròn tâm M (C, D là các tiếp điểm khác H).

  1. Chứng minh: C, M, D thẳng hàng và CD là tiếp tuyến của (O)
  2. Chứng minh: Khi M di chuyển trên AB thì tổng AC + BD không đổi.
  3. Giả sử CD và AB cắt nhau tại I. Chứng minh: OH.OI không đổi.

Bài 2: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến d với đường tròn. Gọi E, F lần lượt là chân đường cao các đường vuông góc kẻ từ A, B đến d. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AB. Chứng minh rằng:

  • Ôn tập cuối năm – Bồi dưỡng Đại số 9
  • Giải phương trình bậc hai bằng đồ thị. Vị trí tương đối giữa parabol $y=ax^2$ và đường thẳng y=mx+n
  • Giải bài toán bằng cách lập phương trình – Bồi dưỡng Đại số 9
  • Phương trình quy về phương trình bậc hai – Bồi dưỡng Đại số 9
  • Phương trình bậc hai một ẩn – Bồi dưỡng Đại số 9

  1. CE = CF
  2. AC là tia phân giác của $ \widehat{{BAE}}$
  3. $ C{{H}^{2}}=AE.BF$

Bài 3: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Từ A, B vẽ hai tiếp tuyến Ax, By với nửa đường tròn. Từ M là điểm trên nửa đường tròn (O) (M không là điểm chính giữa cung AB) vẽ tiếp tuyến lần lượt cắt Ax, By tại điểm C, D.

  1. Chứng tỏ AC + BD = CD
  2. Chứng minh tam giác COD vuông
  3. Tia BM cắt Ax tại P, tia AM cắt By tại Q. Chứng minh ba đường thẳng AB, CD, PQ đồng quy.

Bài 4: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Từ một điểm M trên nửa đường tròn ta vẽ tiếp tuyến xy. Vẽ AD và BC vuông góc với xy.

  1. Chứng minh rằng: MC = MD
  2. Chứng minh rằng AD + BC có giá trị không đổi khi điểm M di động trên nửa đường tròn.
  3. Chứng minh rằng đường tròn đường kính CD tiếp xúc với ba đường thẳng AD, BC và AB
  4. Xác định vị trí của điểm M trên nửa đường tròn (O) để cho diện tích tứ giác ABCD lớn nhất.

Bài 5: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax, By (Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AB). Gọi M là một điểm bất kỳ thuộc nửa đường tròn. Tiếp tuyến tại M cắt Ax, By theo thứ tự ở C, D.

  1. Chứng minh đường trong đường kính CD tiếp xúc AB.
  2. Gọi E là giao điểm của BC và AD. ME cắt AB tại H
  3. Chứng minh: E là trung điểm của đoạn MH
  4. Tìm vị trí của M để hình thang ABDC có chu vi nhỏ nhất
  5. Tìm vị trí của C, D để hình thang ABDC có chu vi bằng 14cm, biết AB = 4cm

Bài 6: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Vẽ hai tia tiếp tuyến Ax, By (Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AB). Gọi M là một điểm thuộc nửa đường tròn (AM < BM). Tiếp tuyến tại M với nửa đường tròn cắt Ax, By lần lượt ở C và D.

  1. Tính số đo góc COD
  2. Chứng minh rằng đường trong có đường kính CD tiếp xúc với AB

Bài 7: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính CD = 2R. Từ C và D kẻ tiếp tuyến Cx và Dy về cùng một phía của nửa đường tròn. Từ một điểm E trên nửa đường tròn (E khác C và D) kẻ tiếp tuyến thứ ba cắt các tiếp tuyến Cx và Dy lần lượt tại A và B.

  1. Chứng minh: AB = AC + BD
  2. Chứng minh tam giác AOB là tam giác vuông.
  3. Gọi F là giao điểm của AD và BC. Chứng minh: EF.AB = AC.BD

Bài 8: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R, E là một điểm tùy ý trên nửa đường tròn (E $ \ne $ A, B). Kẻ 2 tiếp tuyến Ax và By với nửa đường tròn. Qua E kẻ tiếp tuyến thứ ba lần lượt cắt Ax và By tại M và N.

  1. Chứng minh MN = AM + BN và $ \widehat{{MON}}={{90}^{o}}$
  2. Chứng minh AM.BN = $ {{R}^{2}}$
  3. OM cắt AE tại P, ON cắt BE tại Q. Chứng minh PQ không đổi khi E chuyển động trên nửa đường tròn

Bài 9: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R. M là một điểm tùy ý trên nửa đường tròn $ (M\ne A,B)$. Kẻ hai tiếp tuyến Ax và By với nửa đường tròn. Qua M kẻ tiếp tuyến thứ ba lần lượt cắt Ax và By tại C và D.

  1. Chứng minh CD = AC + BD
  2. Chứng minh tam giác COD là tam giác vuông
  3. Chứng minh AC.BD = $ {{R}^{2}}$
  4. OC cắt AM tại E, OD cắt BM tại F. Chứng minh EF = R

Bài 10: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Kẻ các tiếp tuyến Ax, By cùng phía với nửa đường tròn đối với AB. Vẽ bán kính OE bất kì. Tiếp tuyến của nửa đường tròn tại E cắt Ax, By theo thứ tự ở C, D.

  1. Chứng minh rằng CD = AC + BD
  2. Tính số đo $ \widehat{{COD}}$
  3. Gọi I là giao điểm của OC và AE, gọi K là giao điểm của OD và BE. Tứ giác EIOK là hình gì? Vì sao?
  4. Cho $ OC=\sqrt{5};OD=\sqrt{7}$. Tính bán kính đường tròn.

Bài 11: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Kẻ các tiếp tuyến Ax, By cùng phía với nửa đường tròn đối với AB. Từ điểm M trên nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến thứ ba với đường tròn, nó cắt Ax và By lần lượt tại C và D.

  1. Chứng minh: tam giác COD là tam giác vuông
  2. Chứng minh: MC.MD = $ O{{M}^{2}}$
  3. Cho biết OC = BA = 2R, tính AC và BD theo R.

Bài 12: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Kẻ tiếp tuyến Ax, By cùng phía với nửa đường tròn đối với AB. Vẽ bán kính OE bất kì. Tiếp tuyến nửa đường tròn tại A cắt Ax, By theo thứ tự tại C và D.

  1. Chứng minh rằng CD = AC + BD
  2. Tính số đo góc DOC
  3. Gọi I là giao điểm của OC và AE; K là giao điểm của OD và BE. Tứ giác EIOK là hình gì? Vì sao? Và IK // MN
  4. Xác định vị trí của OE để tứ giác EIOK là hình vuông.

Bài 13: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến d của đường tròn. Gọi E và F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến d. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AB. Chứng minh rằng:

  1. CE = CF
  2. AC là tia phân giác của $ \widehat{{BAE}}$
  3. $ C{{H}^{2}}=AE.BF$

Bài 14: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa nửa đường tròn, kẻ tia tiếp tuyến Ax. Từ M trên Ax, kẻ tiếp tuyến MC tới nửa đường tròn ($ C\in (O)$). Đường thẳng BC cắt tia Ax tại D.

  1. Chứng minh: MA = MD
  2. Kẻ $ CH\bot AB$, BM cắt CH tại I. Chứng minh: I là trung điểm của CH
  3. Kẻ tia $ Oy\bot OM$, tia này cắt MC tại N. Chứng minh: NB là tiếp tuyến của nửa (O).

Bài 15: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax, By với nửa đường tròn cùng phía đối với AB. Từ điểm M trên nửa đường tròn (M khác A,B) vẽ tiếp tuyến với nửa đường tròn, cắt Ax và By lần lượt tại C và D.

  1. Chứng minh: Tam giác COD là tam giác vuông
  2. Chứng minh: $ MC.MD=O{{M}^{2}}$
  3. Cho biết OC = BA = 2R, tính AC và BD theo R

Bài 16: Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Các tiếp tuyến của đường tròn vẽ từ A và C cắt nhau tại M. Trên tia AM lấy điểm D sao cho AD = BC. Chứng minh rằng:

  1. Tứ giác ABCD là hình bình hành
  2. Ba đường thẳng AC, BD, OM đồng quy.

Bài 17: Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Đường cao AH cắt đường tròn ở điểm D.

  1. AD có phải là đường kính của đường tròn (O) không? Tại sao?
  2. Chứng minh: $ B{{C}^{2}}=4AH.DH$
  3. Cho $ BC=24cm,AB=20cm$. Tính bán kính của đường tròn (O).

Bài 18: Cho tam giác ABC có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.

  1. Chứng minh rằng bốn điểm A, D, H, E cùng nằm trên một đường tròn (gọi tâm của nó là O)
  2. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng ME là tiếp tuyến của đường tròn (O)

Bài 19: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) đường kính AD. Gọi H là trực tâm của tam giác.

  1. Tính số đo góc ABD
  2. Tứ giác BHCD là hình gì? Tại sao?
  3. Gọi M là trung điểm BC. Chứng minh 2OM = AH

Bài 20: Cho tam giác ABC nhọn. Đường tròn đường kính BC cắt AB ở N và cắt AC ở M. Gọi H là giao điểm của BM và CN.

  1. Tính số đo các góc BMC và BNC
  2. Chứng minh AH vuông góc BC
  3. Chứng minh tiếp tuyến tại N đi qua trung điểm AH