Các giai đoạn của văn học trung đại Việt Nam

Đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam là gì? Ôn tập văn học trung đại Việt Nam cần nắm vững kiến thức như nào? Trong chuyên đề văn học trung đại Việt Nam cần ghi nhớ những ý chính gì?… Với nội dung bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình qua hướng dẫn ôn tập văn học trung đại Việt Nam.

Khái quát về văn học trung đại Việt Nam

Tình hình xã hội

  • Từ thế kỉ X nước ta đã giành được quyền tự chủ (938).
  • Giai cấp phong kiến Việt Nam đóng vai trò tích cực trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, điển hình như kháng chiến chống giặc Tống, quân Mông Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh và thực dân Pháp xâm lược (1858).
  • Xã hội bao gồm hai tầng lớp chính đó là phong kiến và nông dân.

Tình hình văn học

  • Văn học trung đại (hay là văn học viết thời phong kiến) từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX đi cùng với sự xuất hiện của một số tác phẩm văn học của các tác giả hoặc khuyết danh.
  • Tầng lớp tinh thông và tâm huyết về hán học có tinh thần dân tộc công khai mở đầu cho dòng văn học viết này.
  • Văn học trung đại ra đời đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình văn học Việt Nam cùng với văn học dân gian làm cho diện mạo văn học của dân tộc được hoàn chỉnh và phong phú.
  • Văn học trung đại gồm hai thành phần chính

Văn học chữ Hán

  • Được sáng tác bằng chữ Hán, song vẫn có tinh thần dân tộc cao bởi phản ánh được tình hình đất nước, xã hội và con người Việt Nam. Mặc dù vậy thì bộ phận văn học này vẫn có những hạn chế nhất định bởi vì chữ Hán không được dùng phổ biến ở nước ta (thường chỉ dùng trong tầng lớp quý tộc).
  • Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu như: Nguyễn Trãi (Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, Lam Sơn thực lực, Phú núi chí linh, Quân trung từ mệnh tập…), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân thi tập), Nguyễn Dữ (truyền kỳ mạn lục), Ngô gia văn phái (Hoàng Lê nhất thống chí), Lê Hữu Trác (Thượng kinh kí sự)…

Văn học chữ Nôm

  • Văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán (khoảng thế kỷ XIII), tuy nhiên đây lại là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển văn học của dân tộc.
  • Nhìn chung, văn học chữ Nôm ra đời được thuận lợi hơn khi đã phản ánh một cách trung thực hiện thực cuộc sống cũng như đời sống tâm hồn con người Việt Nam thời bấy giờ.

Văn học chữ Quốc ngữ

  • Xuất hiện từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, chữ quốc ngữ được dùng để sáng tác văn học.
  • Đến đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ mới được dùng phổ biến và trở nên rộng rãi, trở thành văn tự gần như duy nhất để sáng tác văn học ở nước ta.

Các giai đoạn của văn học trung đại Việt Nam

Tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt Nam

  • Giai đoạn này, văn học nước ta phát triển trong sự gắn bó mật thiết với lịch sử của dân tộc, tuy vậy không phải các thời kỳ văn học đều trùng khít với thời kỳ lịch sử.
  • Đặc điểm nổi bật của văn học lúc này là nền văn học phát triển trong môi trường xã hội phong kiến. Chính vì vậy, văn học lúc này chịu sự chi phối của quan niệm tư tưởng nghệ thuật phong kiến.

Các giai đoạn văn học Việt Nam thời trung đại

  • Từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XV.
  • Từ đầu thế kỷ XVI đến hết nửa đầu thế kỷ XVII.
  • Nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.
  • Nửa cuối thế kỷ XIX.

Các cảm hứng chủ đạo

  • Cảm hứng yêu nước: Thể hiện qua tư tưởng trung quân được biểu hiện một cách đa dạng ở các khía cạnh như sự ý thức tự chủ tự cường, niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước hay lòng yêu hòa bình, căm thù quân xâm lược, ý chí quyết thắng kẻ thù…
  • Cảm hứng nhân đạo: Là tác phẩm hướng về con người và vì con người, lấy con người là trọng tâm qua việc bày tỏ sự đồng cảm, thương xót, bảo vệ, đề cao, bênh vực hay trân trọng… Bên cạnh đó, cảm hứng nhân đạo còn thể hiện qua việc lên án, tố cáo hay phê phán cái ác, cái xấu.

Hướng dẫn ôn tập văn học trung đại việt nam lớp 11

Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, chúng ta cùng soạn bài ôn tập văn học trung đại Việt Nam lớp 11 qua nội dung và phương pháp

a) Nội dung

Câu 1: Biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học trung đại

Một số đặc điểm của nội dung yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX:

  • Yêu nước luôn gắn liền với lí tưởng trung quân ái quốc.
  • Luôn tự hào và luôn phát huy về truyền thống của dân tộc.
  • Văn học cho thấy lòng yêu con người hay yêu ngôn ngữ dân tộc.
  • Đồng thời, văn học thời kỳ này còn thể hiện sự căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
  • Bên cạnh đó, văn học thời kỳ này còn thể hiện khát khao tự do, tình yêu và hạnh phúc, cảm thông với người phụ nữ.

Biểu hiện mới của văn học trung đại Việt Nam

  • Sự ý thức về vai trò của người trí thức đối với đất nước (tác phẩm Chiếu cầu hiền- Ngô Thì Nhậm).
  • Tư tưởng canh tân đất nước (Tác phẩm lập khoa luật- Nguyễn Tường Tộ).
  • Đó là sự tích cực và tìm hướng đi cho cuộc đời trong hoàn cảnh bế tắc (Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Cao Bá Quát).
  • Cảm hứng hào hùng và bi tráng gắn với hoàn cảnh lịch sử (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu) …

Câu 2: Nguyên nhân xuất hiện trào lưu nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa bởi những nguyên nhân sau:

  • Xã hội phong kiến từng bước đang khủng hoảng, các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh liên miên.
  • Chủ nghĩa nhân đạo thời điểm này đã khiến trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm…
  • Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo: luôn hướng tới những giá trị trân quý của con người, đó là sự cảm thương với những kiếp người thấp cổ bé họng.
  • Hướng đến quyền sống của con người.
  • Sự ý thức về cá nhân như quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc.

Câu 3: Lấy ví dụ qua tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh

  • Giá trị phản ánh: Văn học thời kỳ này đã giúp tái hiện lại chân thực cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa.
  • Phê phán hiện thực: Các tác giả đã thật tinh tế và khéo léo khi phê phán sự xa hoa của vua chúa đi cùng với đó là cuộc sống tăm tối của tầng lớp nông dân ở phủ chúa.

Câu 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Giá trị nội dung:

  • Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu luôn đề cao lí tưởng đạo đức nhân nghĩa của đạo Nho cũng như thấm đậm ý nghĩa của tình thần dân tộc.
  • Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đề cao lòng yêu nước và thương dân, đồng thời cũng ca ngợi những con người luôn vì dân vì nước, bất khuất, anh dũng , kiên cường.

Giá trị nghệ thuật:

  • Nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm nét văn chương trữ tình đạo đức (chứa đựng nhiều cảm xúc, suy ngẫm) cũng như là dấu ấn của người dân Nam Bộ.

b) Phương pháp

Các giai đoạn của văn học trung đại Việt Nam

Trên đây là chuyên đề và hướng dẫn ôn tập văn học trung đại Việt Nam. Mong rằng với những kiến thức trên có thể phục vụ cho bạn trong quá trình nghiên cứu của bản thân. Hy vọng bạn sẽ luôn nắm vững kiến thức về chủ đề ôn tập văn học trung đại Việt Nam. Chúc bạn luôn học tốt!

1.Có mấy giai đoạn phát triển của văn học trung đại?

2.Trình bày thành tựu chung của từng giai đoạn văn học kể trên.


09:33 29/04/2022

Một trong những nền văn học quan trọng góp mặt nhiều nhất trong chương trình giảng dạy tại trường lớp là văn học trung đại. Nền văn học này có hàng loạt các tác phẩm quen thuộc mà bất kỳ học sinh nào cũng dễ dàng ghi nhớ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ văn học trung đại là gì, trải qua quá trình hình thành như thế nào và giá trị mang lại ra sao? 

Khái niệm nền Văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại là cách gọi bao quát cho các tác phẩm được hình thành và phát triển trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam. Chính sự ra đời của nền văn học này, kết hợp cùng tính phong phú sẵn có của văn học dân gian, đã góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc. 

Song, văn học trung đại khá đa dạng về thể loại cũng như các đặc tính nổi bật. Cùng CoLearn tìm hiểu chi tiết về lịch sử phát triển và đặc trưng của nền văn học này thú vị ra sao trong bài viết dưới đây nhé!

Các giai đoạn của văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại đa dạng về thể loại và các đặc tính nổi bật

Các giai đoạn lịch sử của nền văn học trung đại Việt Nam

Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ X đến hết thể kỷ XIV

Thế kỷ X ghi nhận một dấu mốc lịch sử đặc biệt của dân tộc Việt Nam khi ta giành được quyền độc lập tự chủ. Văn học tại thời điểm này chủ yếu là các tác phẩm được sáng tác bằng chữ Hán với nội dung chính xoay quanh tinh thần dân tộc, tình yêu nước, thương dân. Một số tác phẩm nổi bật có thể kế tới như: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu),...v.v.

Mãi đến cuối thể kỷ XIII, nền văn học đánh dấu một bước ngoặt lớn với sự xuất hiện của Văn học chữ Nôm. Các tác phẩm được viết bằng chữ Nôm chủ yếu là thơ thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, bao gồm: ngâm khúc, truyện thơ, phú, văn tế,... phản ánh chân thực đời sống con người Việt Nam thời bấy giờ. 

Nắm vững khái niệm văn học trung đại là gì cùng khái niệm trạng ngữ là gì giúp học sinh học tốt môn Văn hơn.

Các giai đoạn của văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại trong giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV

Giai đoạn 2: Từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII

Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm cùng phát triển song song với nội dung đan xen giữa ngợi ca tinh thần yêu nước và phê phán hiện thực xã hội phong kiến đầy. 

Văn chính luận và văn xuôi tự sự là 2 thể loại có bước phát triển vượt bậc của văn học chữ Hán tại thời điểm này. Trong đó, phải kể đến những đóng góp to lớn của Nguyễn Trải với Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục và Lê Thánh Tông với Thánh Tông di thảo tương truyền. Tình huống truyện cũng là kiến thức quan trọng để học sinh hiểu được diễn biến của các câu chuyện.

Văn học chữ Nôm trong giai đoạn này đạt được thành tựu có phần nhỉnh hơn khi kết hợp hài hòa giữa các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc và thể loại đặc trưng của văn học dân tộc như:

  • Thơ theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn: Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi, Quốc âm thi tập.
  • Khúc ngâm thể song thất lục bát: Tứ thời khúc vịnh.
  • Diễn ca lịch sử thể lục bát và song thất lục bát: Thiên Nam ngữ lục (lục bát), Thiên Nam minh giám (song thất lục bát). 

Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến dần suy thoái bởi các phong trào nông dân khởi nghĩa, người dân Việt nổi dậy đấu tranh giải phóng con người. Văn học trong hoàn cảnh đương thời cũng vì vậy mà trở nên rực rỡ, đáng ghi nhớ.

Theo dòng sự kiện, trào lưu nhân đạo chủ nghĩa ra đời, đặc biệt là khi người phụ thời bấy giờ bắt đầu cất tiếng nói đòi quyền sống, quyền bình đẳng, hạnh phúc. Hàng loạt các tác phẩm văn học đều đề cập đến nữ giới, như: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), kiệt tác Truyền Kiều của Nguyễn Du,... Đồng thời, sự xuất hiện của các nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,... cũng góp phần tạo thêm điểm nhấn cho nền văn học trung đại giai đoạn này. 

Xem thêm: Văn học dân gian là gì? Đặc trưng cơ bản và thể loại của Văn học dân gian

Bên cạnh đó, các tác phẩm xoay quanh thế giới nội tâm riêng tư, ý thức cá nhân của con người cũng ngày càng phát triển thoải mái, mạnh mẽ hơn dưới cả 2 hình thức văn xuôi và văn vần, được thể hiện bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Vì vậy, nắm vững khái niệm văn học trung đại là gì giúp các em học sinh học tập môn Văn hiệu quả nhất.

Các giai đoạn của văn học trung đại Việt Nam

Văn học từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX đề cập nhiều đến người phụ nữ

Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỷ XIX

Nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, mở ra thời kỳ thực dân nửa phong kiến. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cũng vì vậy mà càng được đẩy mạnh hơn cùng âm hưởng bi tráng, hào hùng, nổi bật trong đó phải kể đến nhà văn lớn Nguyễn Đình Chiểu với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của nhiều nhà thơ quen thuộc như: Phan Văn Trị, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Thông,... với các tác phẩm thơ ca yêu nước mà bạn đã, đang và sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn. Ngoài ra giai đoạn này còn ghi nhận thành tựu của thơ ca trữ tình – trào phúng với 2 nhân vật tiêu biểu là Tú Xương và Nguyễn Khuyến. 

Đặc biệt, sự xuất hiện của văn học chữ Quốc ngữ xuyên suốt thế kỷ XIX đã mang đến làn gió mới cho nền văn học Việt Nam, trở thành văn tự duy nhất được duy trì để sáng tác cho đến ngày nay. Tới đây, các em đã nắm vững được các giai đoạn phát triển của nền văn học trung đại Việt Nam. Nếu bạn có khó khăn gì trong quá trình học tập văn học có thể tham gia hỏi đáp bài tập để Colearn giúp bạn nắm vững kiến thức sâu hơn.

3 Đặc trưng nổi bật của văn học trung đại Việt Nam

Xuyên suốt các quá trình lịch sử, nền văn học ghi nhận 3 đặc điểm văn học trung đại nổi bật dưới đây: 

Đặc trưng 1: Tính song ngữ là yếu tố không thể thiếu trong văn học trung đại

Có thể thấy, đặc trưng thường thấy nhất trong văn học trung đại Việt Nam là tính song ngữ đan xen giữa văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. 

Tiêu biểu là khoảng thời gian từ đầu thế kỷ X đến hết thể kỷ XIV, do ảnh hưởng sâu rộng từ văn hóa Hán mà chữ Hán gần như trở thành ngôn ngữ sáng tác chủ đạo của các nhà văn Việt Nam. Song, về mặt nội dung, vẫn đảm bảo đề cao được chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc Việt. 

Đặc trưng 2: Văn học trung đại kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian

Với tính chân thực, đa dạng nhiều màu sắc, văn học dân gian trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nền văn học dân tộc, trong đó có cả văn học trung đại Việt Nam.

Cụ thể, văn học viết trung đại tiếp thu từ văn học dân gian nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: đề tài, quan niệm thẩm mỹ, thể loại, ngôn từ. Nhờ những tư liệu liệu học hỏi từ văn học dân gian, các tác phẩm thơ ca trung đại, tập văn xuôi chữ Hán, truyện Nôm thêm phần chân thực và chuẩn xác hơn.  Không những thế, hai nền văn học còn có mối tác động, bổ sung lẫn nhau trong suốt chặng đường phát triển, góp phần hoàn thiện nền văn học dân tộc. Vì vậy, các em học sinh cần nắm vững văn học trung đại là gì, các đặc trưng của nó cùng cách làm bài văn tự sự để học tốt môn Văn. 

Các giai đoạn của văn học trung đại Việt Nam

Văn học dân gian là nguồn cảm hứng phát triển văn học trung đại Việt Nam

Đặc trưng 3: Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tôn giáo

Tư tưởng tôn giáo luôn là nền tảng hình thành các tác phẩm văn học trung đại. Nói cách khác, sự phát triển của văn học trung đại đều phải theo khuôn khổ các học thuyết Phật, Nho, Đạo vì chính những quan điểm này đã tạo nên nét đặc thù trong tư tưởng người dân về bản chất vũ trụ, thiên nhiên, và con người.

Hơn nữa, tư tưởng tôn giáo còn đem lại những hệ quả đặc trưng như: hạn chế ý thức và biểu hiện tâm tư, tình cảm cá nhân; là thi liệu cho các bài học đạo đức, mang tính uốn nắn, giáo dục con người; phân biệt rõ ràng giữa văn học linh thiêng và văn phàm tục. Nắm vững 3 đặc điểm trên cùng cách học thuộc Văn hiệu quả giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất.

Bài viết trên đây đã khai thác cụ thể từng giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam. Nền văn học này vốn đa dạng và trải qua quá trình lịch sử khá dài nên CoLearn hy vọng những thông tin kể trên sẽ phần nào giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn, phục vụ cho việc nghiên cứu và ôn tập đạt hiệu quả cao.