Các giải pháp bảo mật chủ yếu hiện này cho ví dụ

Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển thần tốc của internet cũng như các thiết bị công nghệ số. Sự phát triển này giúp các doanh nghiệp có thể lưu trữ hệ thống tin mật, cũng như thông tin và dữ liệu người dùng, khách hàng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đi đôi với sự tiện lợi sẽ là những nguy hiểm tiềm ẩn từ các cuộc tấn công an ninh mạng. Chính vì thế, qua bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho các bạn những giải pháp bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay.

Các giải pháp bảo mật chủ yếu hiện này cho ví dụ

Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu là gì?

Bảo mật cơ sở dữ liệu là những biện pháp, những cách thức khác nhau mà các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng và thực hiện để bảo vệ hệ thống an toàn thông tin cũng như cơ sở dữ liệu của mình khỏi các mối đe doạ từ những cuộc tấn công an ninh mạng cả bên ngoài và bên trong cũng như thực thi các giải pháp data loss prevention nhằm ngăn chặn dữ liệu bị đánh cắp. Các tổ chức phải bảo mật cơ sở dữ liệu khỏi các cuộc tấn công có chủ ý như các mối đe dọa an ninh mạng, cũng như các mã nguồn độc hại và những truy cập bất thường và trái phép.

Các giải pháp bảo mật chủ yếu hiện này cho ví dụ

Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu là một quá trình Data Information Security khó khăn và đầy thách thức đối với các tổ chức. Bởi những cuộc tấn công an ninh mạng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Điều này đòi hỏi tổ chức phải luôn cập nhật và sử dụng những biện pháp, những ứng dụng phần mềm mới nhất để bảo vệ hệ thống thông tin này.

>>> Xem thêm: IT Security – bảo mật công nghệ thông tin

Những giải pháp bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu

Đảm bảo việc bảo mật Physical Database

Điều này có nghĩa là giữ máy chủ cơ sở dữ liệu của bạn trong một môi trường an toàn. Môi trường này sẽ kiểm soát và ngăn chặn các truy cập trái phép. Nhưng nó cũng có nghĩa là giữ cơ sở dữ liệu trên một máy chủ riêng biệt, không có sự truy cập từ các ứng dụng và từ máy chủ web.

Máy chủ web (web server) có nhiều khả năng bị tấn công hơn. Vì máy chủ web sẽ nằm trong môi trường DMZ – là một vùng mạng trung gian giữa mạng nội bộ của doanh nghiệp và mạng internet. Chính vì thế, máy chủ web này sẽ bị truy cập trái phép khá dễ dàng. Nếu máy chủ web và máy chủ cơ sở dữ liệu cùng đặt trong một môi trường thì các hacker có thể dễ dàng truy cập vào cả hai hệ thống máy chủ này.

>>> Xem giải pháp: Bảo vệ dữ liệu với Device Control

Sử dụng tường lửa

Các giải pháp bảo mật chủ yếu hiện này cho ví dụ

Tường lửa là phương thức bảo mật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhờ có tường lửa mà những thông tin cơ sở dữ liệu sẽ được bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ bên ngoài. Tường lửa sẽ ngăn chặn những truy cập trái phép và bất thường. Qua đó, cơ sở dữ liệu của tổ chức sẽ được bảo mật một cách an toàn và hiệu quả hơn. Sử dụng tường lửa là một trong những giải pháp bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu.

>>> Xem thêm: Ảo hoá Tường lửa cho ứng dụng web

Kiểm soát số lượng và quyền hạn truy cập

Để bảo mật tốt cơ sở dữ liệu và ngăn chặn dữ liệu bị rò rỉ ra bên ngoài, các doanh nghiệp cần phải quản lý thật tốt số lượng và quyền hạn truy cập. Các tổ chức cần phải giới hạn tối thiểu số lượng người có thể truy cập, cũng như giới hạn các quyền của họ chỉ được thực hiện ở mức tối thiểu cần thiết để thực hiện công việc của mình. Việc giới hạn số lượng và quyền hạn truy cập sẽ hạn chế tối đa những cuộc đánh cắp cơ sở dữ liệu.

Bảo mật tài khoản/ thiết bị của người dùng cuối

Các tổ chức, doanh nghiệp phải luôn biết được ai đang truy cập vào nguồn cơ sở dữ liệu. Và nguồn cơ sở dữ liệu đó được truy cập khi nào và được dùng vào mục đích gì. Ứng dụng các biện pháp giám sát và theo dõi dữ liệu sẽ cảnh báo cho doanh nghiệp các truy cập và sử dụng dữ liệu trái phép và bất thường. Các thiết bị người dùng khi truy cập phải luôn tuân thủ theo các biện pháp kiểm soát bảo mật.

Mã hoá dữ liệu

Các giải pháp bảo mật chủ yếu hiện này cho ví dụ

Tất cả các dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu phải được bảo vệ bằng cách mã hoá Encryption. Việc mã hoá sẽ giúp bảo mật thông tin tốt hơn, giúp cho quá trình truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị với nhau trở nên an toàn hơn.

 Bảo mật phần mềm cơ sở dữ liệu

Các cuộc tấn công an ninh mạng ngày càng trở nên tinh vi và hiện đại hơn. Chính vì thế, các tổ chức, doanh nghiệp phải luôn sử dụng, cập nhật và ứng dụng những phần mềm quản lý bảo mật

Lưu trữ thông tin đăng nhập

Các giải pháp bảo mật chủ yếu hiện này cho ví dụ

Các tổ chức cần phải ghi lại tất cả các thông tin đăng nhập vào máy chủ cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, cần ghi lại tất cả các hoạt động trên cơ sở dữ liệu của các nguồn đăng nhập này. Qua đó có thể nhanh chóng phát hiện những sai phạm, những lưu lượng truy cập bất thường và trái phép.

>>> Tìm hiểu các giải pháp liên quan:

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua các giải pháp bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu. Cũng như tìm hiểu các biện pháp bảo mật cơ dữ liệu Cyber Security phổ biến nhất hiện nay. Việc bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu khỏi các cuộc tấn công an ninh mạng là vấn đề cấp bách và quan trọng tại các doanh nghiệp. Để có được mật hệ thống bảo vệ thông tin tốt các tổ chức doanh nghiệp nên tìm hiểu và sử dụng dịch vụ của các nhà phân phối bảo mật uy tín hàng đầu. Hy vọng bài viết này phần nào đó đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này cho các bạn nhé.

Các giải pháp bảo mật chủ yếu hiện này cho ví dụ

Bảo mật thông tin cơ sở dữ liệu là các biện pháp mà các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện để bảo vệ hệ thống an toàn thông tin khỏi các mối đe doạ từ tấn công an ninh mạng và ngăn chặn dữ liệu bị đánh cắp. Đây là quá trình khó khăn và nhiều thách thức bởi các cuộc tấn công an ninh mạng ngày càng tinh vi và khó lường hơn.

Xem thêm : Giải pháp hội nghị truyền hình được sử dụng rộng rãi mùa covid

Thông tin gì cần được bảo mật?

Bất cứ thông tin dữ liệu nào quan trọng đối với doanh nghiệp thì đều cần được bảo mật. Dưới đây là một số thông tin cần bảo mật phổ biến nhất:

  • Thông tin, dữ liệu khách hàng: Đây là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, hiểu về khách hàng chính là quyết định sự sống còn của công ty nên cần được ưu tiên bảo vệ hàng đầu.
  • Tình trạng kinh doanh: Có những công ty bắt buộc phải công bố dữ liệu tài chính nhưng nếu để đối thủ nắm được sẽ rất bất lợi.
  • Thông tin đối tác và chuỗi cung ứng: Trong 1 số ngành thì việc để lộ ra những nhà cung cấp chất lượng, giá tốt sẽ khiến họ mất đi lợi thế cạnh tranh với đối thủ.
  • Thông tin nhân viên: Đặc biệt là thông tin của các các bộ cấp cao. Nếu để lộ ra sẽ dễ bị các nhà tuyển dụng khác chèo kéo.
  • Thông tin về chiến lược và sản phẩm sắp ra mắt: Bản quyền ở Việt Nam chưa được chú trọng nên tình trạng ăn cắp ý tưởng và sản phẩm diễn ra rất thường xuyên. Nếu để lộ ra trước bạn sẽ bị thua bởi các sản phẩm “copy” khác.
  • Bí mật kinh doanh khác: ở một số ngành có những bí mật kinh doanh riêng cần được bảo mật kỹ càng.

Các giải pháp bảo mật chủ yếu hiện này cho ví dụ

Những mối đe dọa tới an toàn thông tin doanh nghiệp

Tin tặc thường tấn công dữ liệu doanh nghiệp thông qua những hình thức sau:

  • Tấn công lừa đảo Phishing
  • Khai thác lỗ hổng bảo mật trong các ứng dụng, phần mềm
  • Tiêm nhiễm và lây lan mã độc, virus.
  • Tấn công chiếm password
  • Tấn công chuỗi cung ứng
  • Tấn công hệ thống CRM

Giải pháp bảo mật thông tin và dữ liệu cho doanh nghiệp

Để có thể có được phương án bảo mật thông tin tổng thể hiệu quả nhất thì doanh nghiệp, tổ chức cần lưu ý tới các thành phần sau:

Xây dựng chính sách bảo mật thông tin

Các giải pháp bảo mật chủ yếu hiện này cho ví dụ

Đây là một bước quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro mà nhiều tổ chức doanh nghiệp thường bỏ qua. Chính sách này sẽ được soạn thảo bao gồm các điều khoản, luật lệ, phân quyền chia sẻ, truy cập dữ liệu mà toàn bộ nhân viên trong công ty cần phải tuân thủ.

Bảo mật hệ thống website

Website là kênh giao tiếp chính của doanh nghiệp với khách hàng và cũng là điểm dễ bị tấn công nhất. Vì thế cần sử dụng các công cụ bảo mật, cảnh báo sự cố website. Ngoài ra, đối với các tổ chức ngành thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, thanh toán online thì phải thực hiện pen-test thường xuyên để phòng tránh sự tấn công của tin tặc.

Bảo mật hệ thống quan hệ khách hàng (CRM)

Nếu doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm CRM thì hãy đầu tư bảo mật riêng cho chúng. Ví dụ đơn giản cho thấy nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới bị nghi lộ thông tin của khách hàng mà giá cổ phiếu đã giảm hàng trăm tỷ.

Bảo mật thiết bị IoT (Internet-of-Things)

Các thiết bị nối với internet cũng là một cánh cửa để tin tặc tấn công dữ liệu của bạn. Từ modem wifi tới máy in, camera an ninh đều có thể bị hack dễ dàng nếu doanh nghiệp không triển khai các hình thức bảo mật cao.

Bảo mật máy chủ & hệ thống Cloud

Các giải pháp bảo mật chủ yếu hiện này cho ví dụ

Công nghệ Cloud đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn vì yếu tố tiện lợi và an toàn. Tuy nhiên chúng cũng không tránh được các cuộc tấn công mạng. Vì thế hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp uy tín như Microsoft Azure, Amazon AWS.

Bảo mật hệ thống IT/OT & mạng nội bộ (networks)

Chỉ cần 1 thiết bị dính virus hoặc mã độc thì cả hệ thống sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng. Vì thế, cần có biện pháp để ngăn chặn sự phát tán mã độc trong mạng nội bộ, hệ thống vận hành, hệ thống công nghệ thông tin để hạn chế rủi ro.

Nâng cao nhận thức của Cán bộ – nhân viên

Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng nhưng thường bị các doanh nghiệp lãng quên. Chỉ cần một sơ ý nhỏ của nhân viên cũng có thể khiến doanh nghiệp bị tấn công gây ra nhiều thiệt hại nặng nề. Chính vì thế, cần nâng cao ý thức của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp về việc bảo mật các thông tin quan trọng.

Trên đây là những giải pháp bảo mật thông tin cho doanh nghiệp hiệu quả nhất mà Cypresscom đã tổng hợp được. Hy vọng bạn đã lựa chọn được những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Trân trọng!